Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 136 - 200)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN THỦ TỤC XÉT HỎI VÀ

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Vận dụng những vấn đề lý luận được làm sáng tỏ ở Chương 1 của Luận án và qua đánh giá cơ sở luật thực định và thực tiễn thực hiện, làm rõ nguyên nhân của thực tiễn áp dụng quy định về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.

Ngoài những bất cập, hạn chế của BLTTHS về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST đã đƣợc khắc phục trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; mặc dù Bộ luật mới ban hành, nhƣng qua nghiên cứu, so sánh những điểm mới của nó và trên cơ sở thực tiễn, tác giả Luận án đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHS về vấn đề nghiên cứu nhƣ sau:

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về các quy định xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 306 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục trình bày cáo trạng: Một là, đổi tên gọi điều luật là “Công bố bản cáo trạng” thành “Trình bày lời buộc tội và ý kiến của bị cáo”; hai là, về nội dung điều luật: loại bỏ thủ tục đọc cáo trạng của KSV tại PTHSST nhằm khắc phục hạn chế, vướng mắc của nó, thay vào đó là bổ sung thủ tục trình bày lời buộc tội của KSV và giải thích, bổ sung luận điểm truy tố nếu cần thiết; bổ sung thủ tục bị hại trình bày ý kiến buộc tội trong trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của họ; bổ sung thủ tục chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo có hiểu nội dung buộc tội hay không, có nhận tội hay không và có cần trình bày ý kiến của bị cáo về việc bị KSV cáo buộc hay không. Cụ thể Điều 306 đƣợc thiết kế nhƣ sau:

“Điều 306. Trình bày lời buộc tội và ý kiến của bị cáo

1. Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên trình bày lời buộc tội; giải thích, bổ sung làm rõ nội dung luận điểm truy tố, nếu có. Bị hại hoặc người đại diện của họ có mặt tại phiên tòa trình bày lời buộc tội trong trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của họ.

Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo về việc có hiểu nội dung buộc tội hay không, có nhận tội hay không và bị cáo (kể cả người bào chữa cho bị cáo) có cần bày tỏ thái độ với lời buộc tội của Kiểm sát viên hay không.

2. Lời buộc tội của Kiểm sát viên nêu tóm tắt thông tin về nhân thân bị cáo, sự kiện cấu thành tội phạm bị truy tố, tội danh và khung hình phạt đối với bị cáo bị truy tố.

Khi bị hại hoặc người đại diện của họ yêu cầu, hoặc trong trường hợp bị hại là người chưa thành niên, người bị tổn thương về thể chất hoặc tâm thần trong các vụ án về tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, tính mạng của con người thì Kiểm sát viên có thể không công bố hoặc công bố không đầy đủ về nhân thân của bị hại tại phiên tòa ”.

- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 307 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về trình tự xét hỏi, bằng việc đổi tên gọi điều luật là “Trình tự xét hỏi” thành “Phương pháp xét hỏi và trình tự xét hỏi”. Về nội dung điều luật: Một là, bổ sung cụ thể hơn về các phương pháp xét hỏi nhằm tạo ra sự linh hoạt: Đó là đặt KSV chịu trách nhiệm chính trong việc xét hỏi, HĐXX chỉ hỏi bổ sung khi thấy cần thiết; chủ thể xét hỏi đƣợc quyền lựa chọn bị cáo hoặc người tham gia tố tụng nào trước để hỏi; khắc phục thực trạng trong hoạt động xét hỏi không gắn với việc trưng diện và làm rõ vật chứng, cũng như bị cáo và người tham gia tố tụng khác không đƣợc nhận xét vật chứng tại phiên tòa (chỉ xem qua biên bản mô tả vật chứng trong giai đoạn điều tra); hai là, nhằm khắc hạn chế trong việc điều khiển phiên tòa, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong hoạt động tranh tụng, kiến nghị bổ sung quy định chủ tọa phiên tòa điều khiển phiên xét hỏi đi đôi với không đƣợc hạn chế thời gian xét hỏi, nhƣng có quyền cắt những câu hỏi có tính gợi ý, vòng vo, hoặc không liên quan đến vụ án; ba là, để bảo đảm thống nhất và hiệu quả trong việc hỏi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 307 trường hợp vụ án có nhiều bị cáo mà một trong số bị cáo phạm nhiều tội thì KSV xét hỏi hành vi của tội này xong, sang hành vi khác của tội khác của bị cáo này, rồi chuyển sang xét hỏi bị cáo khác. Nghĩa là bị cáo phạm nhiều tội thì phải xét hỏi hành vi của từng tội đối với bị cáo đó xong mới chuyển sang xét hỏi bị cáo khác. Cụ thể Điều 307 đƣợc thiết kế nhƣ sau:

“Điều 307. Phương pháp và trình tự xét hỏi

1. Kiểm sát viên phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý. Bị cáo phạm nhiều tội thì phải xét hỏi hành vi của từng tội đối với bị cáo đó xong, chuyển sang xét hỏi bị cáo khác.

Kiểm sát viên hỏi bị cáo trước, khi cần thiết thì có thể hỏi bị hại, người làm chứng trước.

2. Khi hỏi từng người, Kiểm sát viên hỏi trước rồi đến người bào chữa, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ, người giám định, người định giá tài sản, sau đó đến Hội đồng xét xử. Những người tham gia tố tụng tại phiên tòa cũng có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.

Hội đồng xét xử chỉ hỏi khi xét thấy việc xét hỏi chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.

3. Khi xét hỏi, Kiểm sát viên, người bào chữa và Hội đồng xét xử phải xem xét vật chứng trong vụ án; trong quá trình xét hỏi, chủ tọa phiên tòa phải để cho bị cáo, người làm chứng hoặc những người tham gia tố tụng khác trực tiếp xem xét vật chứng và đưa ra lời nhận xét.

4. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc xét hỏi, không được hạn chế thời gian xét hỏi và tạo điều kiện cho người bào chữa, người tham gia tố tụng khác đặt câu hỏi, nhưng có quyền cắt những câu hỏi có tính gợi ý, vòng vo lặp lại hoặc không liên quan đến vụ án”.

- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 309 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Hỏi bị cáo) ở hai nội dung nhƣ sau:

Một là, sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều luật này theo hướng không còn quy định

“Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án” nhằm thống nhất với giải pháp nêu trên là bỏ đi thủ tục công bố cáo trạng mà thay vào đó là trình bày lời buộc tội của KSV và ý kiến của bị cáo về lời buộc tội đó; đồng thời bổ sung chủ thể KSV, người bào chữa, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ được đề nghị HĐXX hỏi thêm bị cáo. Hai là, sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 309 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 theo hướng việc hỏi trực tiếp của bị cáo không phụ thuộc vào “được người hỏi đồng ý” hay không. Bị cáo có quyền hỏi trực tiếp bị cáo khác theo trình tự, chỉ đề nghị HĐXX hỏi khi muốn hỏi bổ

sung. Đồng thời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ và người giám định, người định giá tài sản đƣợc đặt câu hỏi đối với bị cáo về các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong vụ án. Trong trường hợp này quy định chủ tọa phiên tòa được cắt câu hỏi của bị cáo và người tham gia tố tụng khác không liên quan đến vụ án, câu hỏi vòng vo, trùng lặp.

Quy định này tăng tính tranh tụng cao, bảo đảm quyền chất vấn trực tiếp, quyền bào chữa cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi hợp pháp khác của bị cáo. Cụ thể Điều 309 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đƣợc thiết kế nhƣ sau:

“Điều 309. Hỏi bị cáo

2. Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chƣa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn; bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ được đề nghị Hội đồng xét xử hỏi thêm bị cáo về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà chưa được bị cáo trả lời đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.

3. Theo trình tự xét hỏi, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo. Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ và người giám định, người định giá tài sản được đặt câu hỏi đối với bị cáo về các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong vụ án.

Chủ tọa phiên tòa cắt những câu hỏi của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không liên quan đến vụ án hoặc câu hỏi trùng lặp, vòng vo”.

- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 310 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Hỏi bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ) như sau: Theo trình tự xét hỏi, bị cáo có quyền đặt câu hỏi trực tiếp đối với những người tham gia tố tụng mà không bị bó hẹp bởi “được người hỏi đồng ý” hay không; người giám định, người định giá được đặt câu hỏi trực tiếp với người tham gia tố tụng khác trong vụ án để trả lời, giải thích kết luận giám định hoặc phục vụ

việc giám định. Quyền đề nghị HĐXX được hỏi trong trường hợp cần hỏi bổ sung. Cụ thể Điều 310 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đƣợc sửa đổi, bổ sung nhƣ sau:

“Điều 310. Hỏi bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ

Theo trình tự xét hỏi, bị cáo được đặt câu hỏi với bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo; đối với người giám định, người định giá thì được đặt câu hỏi liên quan đến công việc giám định, định giá”.

- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 304 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Cam đoan của người làm chứng, cách ly người làm chứng). Theo đó, mở rộng các chủ thể là KSV, người bào chữa và bị cáo, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra yêu cầu, đề nghị chủ tọa áp dụng biện pháp cách ly người làm chứng, về thời gian thực hiện cách ly phải quy định cụ thể cả trước và trong khi xét hỏi để tạo ra sự linh hoạt.

Cụ thể khoản 2 Điều 304 đƣợc sửa đổi, bổ sung nhƣ sau:

“Điều 304. Cam đoan của người làm chứng, cách ly người làm chứng

2. Theo yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa, hoặc khi cần thiết chủ tọa phiên tòa phải quyết định cách ly người làm chứng để cho họ không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan.

Nếu lời khai của người làm chứng và bị cáo có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa phải cách ly bị cáo trước khi hỏi người làm chứng.

Việc cách ly người làm chứng với nhau, hoặc giữa người làm chứng với bị cáo có thể được thực hiện trước khi họ được hỏi về vụ án hoặc khi họ đang trong quá trình xét hỏi tại phiên tòa”.

- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 311 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Hỏi người làm chứng) ở các nội dung: Một là, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều luật này bằng việc xác lập trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên, người làm chứng có nhƣợc điểm về thể chất (mà không tự mình khai báo đƣợc) hoặc có nhƣợc điểm về tâm

thần, có người đại diện của họ giúp họ trình bày lời khai. Quy định này để phù hợp với thực tiễn tranh tụng tại PTHSST có người làm chứng chưa thành niên bị hạn chế về thể chất hoặc tâm thần, người có nhược điểm về thể chất như bị câm, điếc .v.v, cần phải có người đại diện của họ giúp đỡ trong việc đưa ra lời khai; Hai là, sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều luật này theo hướng không bắt buộc trong mọi trường hợp người làm chứng phải ở lại phiên tòa khi họ đã trình bày xong để tạo ra sự linh hoạt, thuận lợi cho người làm chứng. Cụ thể Điều 311 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đƣợc sửa đổi, bổ sung nhƣ sau:

“Điều 311. Hỏi người làm chứng “1. …

Người làm chứng là người chưa thành niên, người làm chứng có nhược điểm về thể chất (mà không tự mình khai báo được) hoặc có nhược điểm về tâm thần có người đại diện của họ giúp họ trình bày lời khai.

...

3. Người làm chứng đã trình bày xong nếu không cần phải trình bày gì thêm hoặc lời khai của họ không có mâu thuẫn, giả tạo thì họ có thể được chủ tọa phiên tòa cho rời phòng xử án khi phiên tòa đang tiếp tục”.

- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 308 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố) ở hai nội dung nhƣ sau: Một là, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều luật này theo hướng quy định HĐXX thực hiện việc công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố theo yêu cầu của KSV, người bào chữa hoặc người được xét hỏi khác. Hội đồng xét xử không đƣợc công bố lời khai để chứng minh tại phiên xét hỏi mà chỉ là người thực hiện theo yêu cầu như đã nêu là nhằm bảo đảm khách quan, bình đẳng trong việc chứng minh tại phiên tòa, mặt khác sẽ giúp cho HĐXX tránh đƣợc định kiến buộc tội, cũng như sự phàn nàn của người tham gia phiên tòa. Hai là, bổ sung trường hợp bắt buộc phải công bố những lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố khi bị cáo chối tội và khi cần phải đối chất tại khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015- vì trên thực tế xảy ra nhiều phiên tranh tụng bị cáo không nhận tội, hoặc không thừa nhận hành vi nào đó xuyên suốt từ quá trình điều tra cho đến khi xét hỏi tại phiên tòa. Cụ thể nhƣ sau:

“Điều 308. Công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố

1. Hội đồng xét xử chỉ thực hiện việc công bố lời khai trong giai đoạn đoạn điều tra, truy tố khi có yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa và người được xét hỏi.

Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì không được công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Chỉ đƣợc công bố những lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố trong những trường hợp sau đây:

...

đ) Bị cáo chối tội hoặc không thừa nhận hành vi phạm tội, hoặc xét thấy cần phải đối chất tại phiên tòa”.

- Kiến nghị mở rộng đối tƣợng của vật chứng và vật thể đƣợc đƣa ra xem xét tại phiên tòa theo quy định tại khoản 1 Điều 312 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Xem xét vật chứng), gồm băng ghi âm, ghi hình, phim và các dự kiện điện tử nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Cụ thể khoản 1 Điều 312 đƣợc thiết lập nhƣ sau (bao gồm đặt tên gọi mới của điều luật là “Xem xét vật chứng và vật thể liên quan đến vụ án” thay cho tên gọi cũ là “Xem xét vật chứng”).

“Điều 212. Xem xét vật chứng và vật thể liên quan đến vụ án

1. Vật chứng, ảnh chụp vật chứng hoặc biên bản xác nhận vật chứng, băng ghi âm hoặc ghi hình, phim và dự kiện điện tử phải đƣợc đƣa ra để xem xét tại phiên tòa”. ...

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về các quy định tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

- Kiến nghị bổ sung khoản 2 Điều 320 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trình tự phát biểu khi tranh luận) về thủ tục trình bày lời bào chữa đối với nhiều người bào chữa bào chữa cho một bị cáo. Thủ tục này đƣợc quy định để phù hợp với thực tế tại PTHSST có trường hợp nhiều người bào chữa cho một bị cáo. Cụ thể như sau:

“Điều 320. Trình tự phát biểu khi tranh luận ...

2. Bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo. Trường hợp bị cáo có nhiều người bào chữa thì chủ tọa phiên tòa yêu

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 136 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)