CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC XÉT HỎI VÀ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
1.3. Cơ sở xác định thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm
1.3.3. Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam với yêu cầu cải cách tư pháp
Ở Việt Nam thời kỳ 1945- 1975 mô hình TTHS của chúng ta đƣợc áp dụng khác nhau ở hai miền44. Miền Bắc áp dụng theo mô hình TTHS của Liên Xô, miền Nam áp dụng theo mô hình TTHS của Pháp chứ không theo mô hình TTHS của Mỹ. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và năm 2003 ra đời định hình chính thức mô hình TTHS của nước ta mang đặc trƣng của thẩm vấn45.
43Điều 31, Hiến pháp năm 2013 chứa đựng nội dung nguyên tắc “Suy đoán vô tội” để thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; đƣợc cụ thể hóa tại Điều 14 Luật tổ chức TAND năm 2014.
44 Tham khảo thêm cuốn Bộ Hình sự- Tố tụng Việt Nam cộng hòa, Tối cao Pháp viện xuất bản năm 1973, in tại Sài gòn Ấn Quán, 35- Nguyễn Đình Chiểu- Sài gòn.
45 Về mô hình TTHS thẩm vấn tham khảo thêm tác giả: Lương Thị Mỹ Quỳnh (2010), “Tìm hiểu mô hình tố tụng thẩm vấn và những kiến nghị hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam” trong cuốn Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam, sách chuyên khảo do Võ Thị Kim Oanh (chủ biên), NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 203; và tác giả Lê Tiến Châu (2009), Chức năng xét xử trong TTHS Việt Nam, NXB Tƣ pháp, Hà Nội.
Trong quá trình vận động và phát triển- pháp luật của các quốc gia trên thế giới có sự giao thoa, tiếp nhận những yếu tố tích cực, tiến bộ của nhau. Hiện nay ở nước ta với nhiều quan điểm cho rằng mô hình TTHS nước ta là mô hình TTHS pha trộn (hoặc còn gọi là mô hình TTHS kết hợp) và đề xuất hướng tới phải xây dựng mô hình TTHS pha trộn46. Có tác giả còn gọi mô hình TTHS Việt Nam là mô hình “bán tranh tụng”47… Theo chiều dài lịch sử pháp lý để tìm hiểu có hay không mô hình TTHS “pha trộn”? Trước hết, trong cuốn “Chuyên đề về: Tƣ pháp hình sự so sánh” do Bộ Tƣ pháp ấn hành năm 1999 đã dẫn chứng so sánh, phân tích rất tỉ mỉ các loại hình tố tụng đƣợc các quốc gia trên thế giới áp dụng, theo đó chỉ có hai loại hình tố tụng đặc trƣng là mô hình tố tụng thẩm vấn (còn gọi là mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm) và mô hình tố tụng tranh tụng (còn gọi là mô hình tố tụng công bằng) và chỉ cho rằng hai loại hình tố tụng đó ảnh hưởng, tiếp thu lẫn nhau, mà không tồn tại mô hình tố tụng “pha trộn” có các đặc trƣng riêng có. Các chuyên khảo nước ngoài cũng không cho rằng có đặc trưng riêng biệt của loại hình tố tụng “pha trộn”48, mà chỉ tồn tại hai loại hình tố tụng như đã đề cập, nó có sự ảnh hưởng, tiếp thu, học hỏi lẫn nhau để tận dụng lợi thế của nhau mà thôi. Mặt khác, trong quá trình phát triển của pháp luật TTHS nước ta ở từng thời điểm khác nhau có sự tiếp thu một số quy định chứa đựng yếu tố tranh tụng, nhưng mô hình TTHS nước ta vẫn đậm nét là mô hình TTHS thẩm vấn, chứ không phải là mô hình TTHS “pha trộn” nhƣ nhiều quan điểm khoa học pháp lý trong nước đã thể hiện sự nhầm lẫn. Điều này cho phép chúng tôi đi đến kết luận rằng chỉ tồn tại hai loại hình tố tụng trên thế giới mà thôi. Để chính xác thì chúng ta không thể gọi là “mô hình tố tụng pha trộn”. Và cũng không thể cho rằng do có sự giao thoa giữa các nền pháp luật trên thế giới trong những năm gần đây đã làm xuất hiện mô hình tố tụng “hỗn hợp”. Điều này đƣợc minh chứng qua kết quả nghiên cứu của tác giả
46 Nguyễn Thái Phúc (2007), “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí khoa học pháp lý, (05).
47 Nguyễn Đức Mai (2009), “Đặc điểm của mô hình tố tụng tranh tụng và phương hướng hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (22).
48Tham khảo thêm tác giả Craig M. Bradley, Criminal Procedure A Worldwide Study, Carolina Academic Press, Durham- North Carolina, year 2007; tác giả Hiroshi Oda, Japanese Law, Oxpord University Press, New York 2009;
các tác giả Joseph D. Grano và Leslie W.Abramson, Problems in Criminal Procedure, (second edition), ST. Paul, minn, West Publishing Co. 1981 (2nd Reprint-1988).v.v.
K.Ph. Gusencơ49 (với cách nhìn khác về lịch sử pháp lý) khi cho rằng mô hình TTHS có sự ảnh hưởng, tiếp thu lẫn nhau xuất hiện từ năm 1808, với cơ sở pháp lý đầu tiên là BLTTHS Pháp năm 1808. Sau đó phát triển rộng ra ở châu Âu lục địa là Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Nga, Hà Lan. Trong đó ở Đức đƣợc áp dụng từ năm 1848 bằng việc đƣa vào chế độ Hội thẩm (những người xét xử không chuyên nghiệp, không ăn lương nhưng họ có kiến thức pháp luật và mong muốn cống hiến cho pháp luật. Trong số những người này chuyển sang làm Thẩm phán chuyên nghiệp). Ở Nga- vào năm 1864 Nga Hoàng làm một cuộc cải cách tƣ pháp rộng lớn, trong mô hình TTHS bắt đầu có sự tiếp thu những đặc trƣng của mô hình TTHS của Pháp. Đến năm 1917 chính quyền Xô Viết thiết lập, dù tiếp tục phát triển mô hình tố tụng của mình nhƣng theo đặc tính chủ nghĩa xã hội của chính quyền vô sản (có nhiều đặc điểm không còn giống mô hình TTHS Pháp và Đức).
Italia là một minh chứng điển hình cho việc chuyển đổi mô hình tố tụng. Trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1989, Italia áp dụng mô hình TTHS thẩm vấn. Ở đó, thẩm phán dẫn dắt sự phát triển của vụ việc, sự can dự của công tố viên và luật sƣ khi tham gia tranh tụng nhƣ đƣa ra câu hỏi và thẩm vấn tại phiên tòa rất hạn chế. Các bên tham gia tranh tụng cố gắng tìm ra sự thật ngay tại phiên tòa và trong mô hình tố tụng thẩm vấn của Italia đã dựa trên “niềm tin nội tâm” của thẩm phán khi đƣa ra các phán quyết hơn là chú trọng vào lập luận của các bên tại phiên tòa. Nhận thấy những hạn chế lớn trong hoạt động TTHS nhƣ tình trạng oan, sai và lạm quyền .v.v, Italia đã chuyển đổi từ mô hình tố tụng thẩm vấn sang mô hình tố tụng tranh tụng, với hy vọng là nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân tốt hơn. Thế nhưng không lâu sau quốc gia này nhận thấy sự yếu kém và vô cùng phức tạp trong hoạt động kiểm soát tội phạm và vận dụng thủ tục tƣ pháp hình sự, đặc biệt là thủ tục xét xử. Vì vậy Italia đã quyết định quay trở lại áp dụng mô hình tố tụng thẩm vấn, với việc cải sửa nhiều thủ tục xét xử theo hướng tiếp thu các yếu tố hợp lý, tiến bộ của mô hình tố tụng tranh tụng. Bộ luật tố tụng hình sự mới của Italia năm 1989 (Nuovo codice di procedura penale) (tên tiếng Anh: the New Criminal Procedure Code) là sự kết hợp chặt chẽ phương pháp đối tụng (adversarial) và phương
49 K. Ph. Gusencơ (2000), Giáo trình luật tố tụng hình sự, NXB Zer-ca-lơ, Matxcơva, tr.19- 20, (bản tiếng Nga).
thức thẩm vấn (inquiry). Nhƣ đánh giá của tác giả Julia Grace Mirabella50 rằng điều đó đã giúp cho nền pháp chế Italia là nền pháp chế dân luật, tiệm cận với mô hình tranh tụng của Hoa Kỳ. Sự chuyển đổi mô hình tố tụng của Italia là một kinh nghiệm hay đối với Việt Nam.
Mô hình TTHS nước ta áp dụng bên cạnh những ưu điểm trong việc phòng ngừa và trấn áp tội phạm, kiểm soát tội phạm để giữ vững an ninh trật tự thì nó cũng đã bộc lộ không ít hạn chế, biểu hiện nhƣ sự lạm quyền, lạm dụng các biện pháp cƣỡng chế tố tụng.
Toà án đảm trách các hoạt động ngoài chức năng nhƣ khởi tố VAHS, yêu cầu VKS khởi tố, HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung .v.v. Tại phiên tòa, chủ tọa phiên tòa chiếm ƣu thế trong hoạt động xét hỏi; tham gia xét hỏi tường tận mà đáng lẽ trách nhiệm đó thuộc về KSV và người bào chữa. Mặt khác, vị thế của người bào chữa tại PTHSST chưa có sự bình đẳng thực sự; các quyền của bị cáo đƣợc pháp luật TTHS quy định còn hạn chế .v.v.
Những hạn chế của hoạt động TTHS ở nước ta, nguyên nhân là mô hình TTHS thẩm vấn còn nhiều vấn đề bất cập, mà chúng ta chƣa mạnh dạn cải sửa thủ tục xét xử, chậm ghi nhận nguyên tắc tranh tụng, cũng nhƣ tạo ra cơ chế bảo đảm thực thi nó.
Ngày nay, sự dung hoà các lợi ích từ phía nhà nước và công dân là vấn đề được các quốc gia quan tâm, tuy nhiên mức độ thì tuỳ thuộc vào thể chế chính trị và giai cấp cầm quyền. Song sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại, xu thế phát triển của các quốc gia ngày càng quan tâm bảo vệ quyền con người. Việc áp dụng mô hình TTHS cho quốc gia mình phải đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả, dựa vào truyền thống pháp lý dân tộc, bản chất của nhà nước và phù hợp với xu thế thời đại. Hầu hết các quốc gia ngày càng quan tâm bảo vệ quyền con người; quyền lợi của nhà nước và quyền lợi của công dân ngày càng cân bằng hơn, nên xu hướng TTHS trên thế giới đi theo mô hình tố tụng có sự tiếp thu ưu điểm lẫn nhau, điều này dường như đã trở thành quy luật xã hội.
50 Julia Grace Mirabella (2012), Scales of justice: Assessing Italian criminal procedure through the Amanda Knox trial, International Law Journal, Boston University, USA, no 30, p. 229- 260.
Thể chế hóa chủ trương của Đảng về tăng cường tính tranh tụng trong hoạt động TTHS51, đồng thời trên cơ sở rút kinh nghiệm mặt hạn chế của mô hình tố tụng thẩm vấn, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của mô hình tranh tụng, chúng ta hướng đến xây dựng một mô hình tố tụng chứa đựng nhiều yếu tố tranh tụng công bằng.