Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 58 - 64)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC XÉT HỎI VÀ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM

1.3. Cơ sở xác định thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm

1.3.4. Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự

1.3.4.1. Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai

Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thiết lập mới nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai nhƣ sau: “Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng. Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa…”. Nguyên tắc này xuất phát từ cơ sở của Hiến pháp năm 2013, đó là: “Người bị buộc tội phải đƣợc Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai.

Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai”52; nguyên tắc TAND xét xử công khai53 còn đƣợc cụ thể hóa trong Luật tổ chức TAND năm 201454.

Tòa án xét xử kịp thời sẽ đảm bảo cho việc xét xử không bị quá hạn hoặc trì hoãn không cần thiết, hoặc trong trường hợp Tòa án đã chuẩn bị xét xử xong thì có thể sớm đưa vụ án ra xét xử mà không cần để cho vụ án cuối thời hạn mới đƣa ra xét xử. Việc kéo dài thời hạn xét xử có thể ảnh hưởng đến quyền công dân, quyền và lợi ích của bị cáo và người tham gia tố tụng khác.

Thực hiện xét xử công bằng tại PTHSST có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết, người tiến hành tố tụng phải tuân thủ thủ tục xét xử, HĐXX phải đúng quy định, bảo đảm tính khách quan. Hội đồng xét xử điều khiển phiên tranh tụng và áp dụng các thủ tục tố tụng tại phiên tòa phải bình đẳng, dân chủ, tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng đưa ra chứng cứ để chứng minh và trình bày ý kiến, quan điểm của mình về vụ án.

51 Xem: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020,

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 20/5/2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng 2020.

52 Khoản 2 Điều 31 Hiến pháp năm 2013.

53 Khoản 3 Điều 103 Hiến pháp năm 2013.

54 Điều 11 Luật tổ chức TAND năm 2014.

Thực hiện xét xử công khai là yêu cầu cần thiết cho việc tham gia chứng kiến của mọi người đối với việc giải quyết VAHS được Tòa án đưa ra xét xử. Việc xét xử công khai giúp cho người dân giám sát công tác xét xử của Tòa án, về phía HĐXX phải cân nhắc, khách quan hơn trong việc điều khiển phiên tòa và áp dụng các thủ tục tố tụng.

Để bảo đảm xét xử công bằng, pháp luật TTHS nước ta quy định các bên có quyền bình đẳng trong việc đƣa ra chứng cứ chứng minh. Việc đƣa ra chứng cứ để chứng minh và đánh giá chứng cứ để kết luận tại PTHSST là hai vấn đề cơ bản khi giải quyết vụ án.

Muốn có chứng cứ để chứng minh thì các bên phải qua việc thu thập, thế nhƣng trên thực tế việc thu thập chứng cứ chủ yếu là do Cơ quan điều tra và VKS thực hiện, người bào chữa có ít nguồn lực và bất lợi hơn.

Thực hiện nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai trong thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST có ý nghĩa tích cực trước hết là ở vai trò của chủ tọa phiên tòa trong việc điều khiển phiên tòa phải khoa học, khẩn trương. Chủ tọa phiên tòa giúp cho phiên tranh tụng diễn ra bình đẳng, không bị kéo dài một cách không cần thiết; yêu cầu KSV phải đối đáp hết ý kiến của người tham gia tố tụng .v.v, làm cho phiên tranh tụng diễn ra dân chủ, chứng cứ, tình tiết vụ án đƣợc làm rõ khách quan, toàn diện. Đối với vai trò của HĐXX có ý nghĩa bảo đảm thủ tục tranh tụng, tạo điều kiện thuận lợi để người tham gia tố tụng thực hiện quyền đưa ra chứng cứ, triệu tập thêm người làm chứng và quyền yêu cầu, đề nghị của mình .v.v.; HĐXX còn là chủ thể quyết định đến các thủ tục tranh tụng khác nhƣ xem xét tạm ngƣng hoặc hoãn phiên tòa, cách lý bị cáo hoặc cách ly người làm chứng .v.v. Phiên tòa được diễn ra công khai đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải áp dụng đúng đắn thủ tục xét hỏi, tranh luận, nhằm tránh cho Tòa án mắc phải sai lầm khi áp dụng thủ tục tố tụng tại phiên tòa, có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng do vụ án bị hủy để xét xử lại vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; về việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ, tài liệu trong vụ án cũng phải đƣợc diễn ra công khai, nhằm tránh việc bỏ sót hoặc xem xét cẩu thả. Việc xét xử công khai là nhằm tránh cho việc xét xử kín một cách không cần thiết; việc xét xử công bằng là vô cùng quan trọng vì nó thể hiện ở nhiều phương diện trong quá tranh tụng, như thực hiện quyền

và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, vai trò của các bên tranh tụng .v.v, là cơ sở để bảo đảm công lý đƣợc thực thi.

1.3.4.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội

Hiến pháp nước ta quy định về quyền bào chữa, đó là “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”55, và đã xác lập tại Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015): “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”.

Tại phần thủ tục xét hỏi, bị cáo có quyền tự bào chữa bằng việc trả lời các câu hỏi, đƣa ra chứng cứ để chứng minh là mình vô tội hoặc để làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Bị cáo cũng có thể im lặng không trả lời câu hỏi của chủ thể có quyền xét hỏi, trong trường hợp này HĐXX hoặc là KSV phải hỏi người tham gia tố tụng khác và đánh giá trên cơ sở các chứng cứ khác. Trong hoạt động xét hỏi, lúc này là thời điểm rất quan trọng đối với bị cáo, vì sự công khai của phiên tòa giúp cho bị cáo có thể khai rõ sự thật mà trong quá trình điều tra có thể chƣa đƣợc bộc lộ.

Ở phần tranh luận, bị cáo và người tham gia tố tụng khác đưa ra lý lẽ, lập luận một cách công khai, bình đẳng, thực hiện đối đáp với bên buộc tội không bị giới hạn về thời gian. Người bị buộc tội có thể nhờ luật sư tham gia tố tụng để giúp đỡ mình khắc phục hạn chế về sự hiểu biết pháp lý. Để bảo vệ người bị buộc tội, pháp luật TTHS nước ta còn quy định các trường hợp bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải cử người bão chữa tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, nếu người bào chữa được cử vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.

Trên thực tế, quyền bào chữa của bị cáo tại PTHSST vẫn chƣa đƣợc bảo đảm thực sự; về phía KSV thì không giải thích nội dung cáo trạng, các thông tin buộc tội cho bị cáo, lý do là BLTTHS chƣa quy định bắt buộc KSV phải cung cấp thông tin buộc tội cho bị cáo, mà chỉ quy định KSV công bố cáo trạng và bổ sung cáo trạng; về phía bị cáo tại

55 Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013.

PTHSST không đƣợc ghi chép những vấn đề cần thiết nhằm chuẩn bị để đƣa ra ý kiến trả lời hoặc ý kiến tranh luận.

1.3.4.3. Nguyên tắc Suy đoán vô tội

Ở nước ta ngay trong Luật Hình Triều Lê (Bộ luật Hồng Đức) tại Điều 54, Chương Đoán Ngục (Xử án) đã chứa đựng nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội: “Nếu xét những tội có điều nghi ngờ, thì cứ chiếu theo tội đó mà cho giảm”56. Điều luật này đã dự liệu rất khả quan của thực tế các quan xét xử thường gặp những tình tiết vụ án khó có thể kết luận đƣợc hoặc cơ sở pháp lý để áp dụng mơ hồ. Do vậy nguyên tắc khi xét xử và áp dụng hình phạt đòi hỏi phải theo hướng có lợi cho bị cáo. Điều ấy chứng tỏ giá trị văn hiến trong nền tư pháp hình sự ở nước ta. Trong xã hội đương đại, Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận trang trọng ở Điều 31 rằng: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi đƣợc chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Quy định này của Hiến pháp đã đƣợc cụ thể hóa tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đó là “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi đƣợc chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có tội”.

Nguyên tắc suy đoán vô tội yêu cầu hoạt động xét hỏi, tranh luận tại PTHSST của người tiến hành tố tụng không được định kiến có tội để cáo buộc bị cáo cho bằng được.

Vì nhƣ vậy đánh giá chứng cứ sẽ phiến diện. Hậu quả là một phiên tòa thiếu dân chủ. Mặt khác còn dẫn đến hệ quả là người tiến hành tố tụng sẽ không có thiên hướng tìm kiếm chứng cứ vô tội. Ở phần thủ tục xét hỏi và tranh luận, còn đòi hỏi người tiến hành tố tụng áp dụng đúng đắn trình trự thủ tục tố tụng; áp dụng chuẩn xác tội danh và khung hình phạt khi tuyên án. Khi xét hỏi nếu bị cáo không trả lời thì chủ thể xét hỏi phải hỏi sang người tham gia tố tụng khác để làm rõ chứng cứ, vì bị cáo có quyền không trả lời câu hỏi của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Trong phần tranh luận nếu bị cáo

56 NXB Chính trị Quốc gia (1995), Quốc Triều Hình Luật, TP. Hồ Chí Minh, tr.240.

không có ý kiến tranh luận thì KSV phải giải thích, phân tích cho họ đầy đủ về chứng cứ dùng để buộc tội, hoặc chứng cứ làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong vụ án. Bên cạnh đó phiên xét hỏi và tranh luận công khai nhất định phải làm rõ các vấn đề trong vụ án nhƣ xác định lỗi, các tình tiết buộc tội, gỡ tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đồng thời cũng không dùng lời nhận tội của bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.

Nó chỉ đƣợc coi là chứng cứ khi đã đối chiếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.

Nguyên tắc suy đoán vô tội còn đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải giải thích theo hướng có lợi cho bị cáo khi có sự hoài nghi về lỗi của họ. Giải thích theo hướng có lợi nên được hiểu là nếu phải lựa chọn quy phạm và tình tiết vụ án nhƣng vẫn hoài nghi (không chắc chắn) thì phải lựa chọn theo hướng có lợi cho bị cáo, không làm xấu đi tình trạng của bị cáo. Điều đáng quan tâm là nguyên tắc suy đoán vô tội ít nhiều dựa vào niềm tin nội tâm của người tiến hành tố tụng, đặc biệt là của Thẩm phán và Kiểm sát viên.

1.3.4.4. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm

Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đƣợc bảo đảm đƣợc Hiến pháp năm 2013 quy định ngắn gọn, đó là “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đƣợc bảo đảm”; đƣợc cụ thể hóa tại Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự năm 201557. Nguyên tắc này đặt ra yêu các cơ quan, người tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đƣa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đƣa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án; Tòa án phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bên và người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ trước phiên tòa. Quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng năm 2015 nêu trên cho thấy tên gọi của nguyên tắc chƣa hợp lý. Đúng ra phải đặt tên của nguyên tắc là “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử” chứ không phải là “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đƣợc bảo đảm”, vì nó làm cho đầy đủ ý nghĩa, mục đích, sự trang trọng của nguyên tắc này hơn. Mặt khác tên gọi của Điều 26 toát lên hoạt động tranh tụng chỉ trong xét xử, nhƣng nội dung lại thể hiện sự mâu thuẫn đó là tranh tụng ngay cả trong hoạt động điều tra, truy tố. Cụ thể nguyên tắc quy định “Trong quá trình khởi tố, điều tra,

57 Nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử đƣợc bảo đảm” lần đầu đƣợc quy định tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013, đƣợc cụ thể hóa tại Điều 13 Luật tổ chức TAND năm 2014.

truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bị buộc tội… đều có quyền bình đẳng trong việc đƣa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đƣa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án”…

Tranh tụng nên đƣợc hiểu là không chỉ do hai bên buộc tội và bào chữa, bị cáo và người tham gia tố tụng khác đưa ra lý lẽ, lập luận để bảo vệ quan điểm của mình, mà không thể tách khỏi vai trò của HĐXX, đặc biệt là vai trò của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong việc kiểm tra và điều khiển phiên tòa. Tránh có quan điểm cho rằng tranh tụng chỉ bao gồm hai bên buộc tội và bào chữa và cũng tránh sự nhầm lẫn coi tranh tụng là tranh luận. Vì tranh luận chỉ là một phần của hoạt động tranh tụng. Trên thực tế còn đƣợc nhận thức là, tranh tụng xảy ra trước giai đoạn xét xử và kể cả sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Nghĩa là tranh tụng xuất hiện ngay cả ở chủ thể có thẩm quyền điều tra và chủ thể có thẩm quyền giám đốc thẩm, xét lại bản án. Nhận thức nhƣ vậy có đúng không?

Chúng tôi cho rằng tranh tụng chỉ bắt đầu xuất hiện khi PTHS đƣợc mở ở cấp sơ thẩm, với sự tham gia gồm ít nhất là bên buộc tội và người bị buộc tội hoặc có thêm bên bào chữa. Các giai đoạn tố tụng trước giai đoạn xét xử VAHS ở cấp sơ thẩm hoặc sau khi bản án đã có hiệu lực pháp luật tuy có hoạt động buộc tội và có vai trò của người bào chữa, mà thiếu đi vai trò của chủ tọa phiên tòa và không xuất hiện cuộc tranh biện công khai giữa các bên hoặc giữa bên buộc với người bị buộc tội thì vẫn không phải là tranh tụng.

Thời điểm tranh tụng kết thúc khi HĐXX tuyên án hoặc vụ án bị đình chỉ, bị rút quyết định truy tố toàn bộ. Tranh tụng có thể xuất hiện ở cấp xét xử phúc thẩm với điều kiện là ngoài sự tham gia của bên buộc tội, còn có người bị buộc tội hoặc có thêm bên bào chữa và xảy ra cuộc tranh biện công khai của các chủ thể nhƣ đã nêu trên. Bởi vì phiên tòa ở cấp phúc thẩm có trường hợp người tham gia tố tụng chỉ là bị hại mà không có vai trò của người bị buộc tội là bị cáo.

Nhà làm luật quy định nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đƣợc bảo đảm không những để giúp cho người tiến hành tố tụng tăng cường nhận thức, đổi mới tư duy về một phiên tòa đƣợc diễn ra dân chủ, bình đẳng, tôn trọng sự thật khách quan vụ án, mà còn khắc phục sự tùy tiện, tùy nghi, lạm quyền hoặc vi phạm pháp luật trong hoạt động xét xử tại phiên tòa.

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)