Yêu cầu bảo vệ quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC XÉT HỎI VÀ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM

1.3. Cơ sở xác định thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm

1.3.2. Yêu cầu bảo vệ quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự

Bảo vệ quyền con người trong hoạt động TTHS nói riêng, hoạt động tư pháp hình sự nói chung là một nội dung cơ bản của bảo đảm quyền con người. Để bảo đảm quyền con người có nhiều nội dung, với các góc độ khác nhau, cả về mặt lập pháp, về các cơ chế bảo đảm thực tiễn, về một hệ thống quan điểm, tư tưởng, về ý thức xã hội .v.v. Như đã nói bảo vệ quyền con người ở góc độ hẹp hơn nhiều bảo đảm quyền con người. Ở phạm vi nghiên cứu ở mục này, tác giả Luận án chỉ đề cập đến một số yêu cầu đặt ra trong việc bảo vệ quyền con người trong hoạt động TTHS ở nước ta, kết hợp với việc nhìn nhận ở một số văn kiện pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền con người trong hoạt động TTHS.

Các cơ sở của việc bảo vệ quyền con người trong hoạt động TTHS như sau:

Một là, đặc thù của hoạt động TTHS: Hoạt động TTHS có tính nhạy cảm, vì ở đó các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cƣỡng chế TTHS nói chung, biện pháp ngăn chặn nói riêng rất nghiêm khắc, như bắt người, khám xét, tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt .v.v, để xử lý và phòng ngừa tội phạm. Các hoạt động này dù đúng đắn do pháp luật cho phép nhưng không ai chắc chắn rằng người tiến hành tố tụng không lạm quyền trong khi thi hành công vụ. Điều đó trực tiếp hạn chế hoặc tước bỏ quyền tự do của công dân, xâm phạm các quyền nhân thân, quyền về tài sản và các quyền căn bản khác của họ.

Mặt khác, quan hệ pháp luật TTHS mà các chủ thể tham gia có các đặc trƣng riêng so với các quan hệ pháp luật ở các lĩnh vực khác: Đó là, quan hệ pháp luật TTHS mang tính quyền lực nhà nước; quan hệ pháp luật TTHS có quan hệ biện chứng và dựa trên quan hệ pháp luật hình sự; quan hệ pháp luật TTHS bao giờ cũng xảy ra sau quan hệ pháp

luật hình sự; quan hệ pháp luật TTHS đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ, nghiêm ngặt, chính xác thủ tục TTHS. Những đặc trƣng này cho thấy sự khăng khít giữa quan hệ pháp luật TTHS và quan hệ pháp luật hình sự. Và cũng thấy rằng trong hoạt động TTHS người có thẩm quyền nhân danh nhà nước để buộc tội và kết tội, có quyền đơn phương áp đặt mệnh lệnh, áp đặt ý chí mà không cần bắt buộc phải có sự thỏa thuận từ phía bị cáo và người tham gia tố tụng khác trong đa số các quan hệ pháp luật TTHS. Nói cách khác bất lợi thuộc về người bị buộc tội, ngay cả người tham gia tố tụng khác cũng gặp bất lợi đáng kể.

Nhƣ vậy xác định tính đặc thù của hoạt động TTHS để quan tâm hơn về ban hành chính sách hình sự và tạo ra cơ chế thực tiễn phù hợp hơn bảo vệ quyền con người.

Hai là, về cơ sở pháp lý: Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp ở nước ta, quyền con người, quyền công dân được đặc biệt quan tâm, ghi nhận trang trọng chính thức trong bản Hiến pháp năm 2013, với 36 điều (đó là ở Chương 2 về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). Quyền con người và quyền công dân được Hiến pháp ghi nhận toàn diện ở các phương diện chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết.

Hiến pháp năm 2013 bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân bằng việc quy định không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó Nhà nước bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân bằng pháp luật nói chung, pháp luật TTHS và hình sự nói riêng. Cụ thể như: Quy định mọi người có quyền bình đẳng trước pháp luật; công dân Việt Nam không thể bị trục xuất giao nộp cho nhà nước khác; công dân Việt Nam ở nước ngoài được pháp luật bảo hộ; tính mạng con người được pháp luật bảo hộ, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình .v.v; không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKSND trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, khám xét, giam, giữ do luật định; ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc xét xử kịp thời, công bằng, công khai và quy định quyền bào chữa; việc bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự .v.v. Đây là những quy định hết sức tiến bộ về mặt lập pháp, có sự kế

thừa có chọn lọc từ những bản Hiến pháp trước và đã được Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật Luật sƣ, Luật tổ chức Tòa án và Luật tổ chức VKSND hiện hành … cụ thể hóa chi tiết, đầy đủ tinh thần của Hiến pháp để bảo đảm thi hành trên thực tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực hình sự và TTHS các quy định của Hiến pháp năm 2013 đề cập trên đã đƣợc cụ thể hóa kịp thời nhằm bảo đảm cho hoạt động TTHS theo tinh thần bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Ở phương diện thực tiễn, Nhà nước ta còn quan tâm thiết lập các cơ chế thực tế để bảo đảm thực thi có hiệu quả các nội dung của Hiến pháp và văn bản luật được ban hành về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Thiết nghĩ sự nghiệp bảo vệ quyền con người đòi hỏi phải thường xuyên, liên tục và kiên trì. Trong hoạt động TTHS yêu cầu phải thực hiện kịp thời, đầy đủ cơ sở pháp lý về mặt lập pháp đã tạo dựng, thế nhưng thực tế vẫn xảy ra hành vi vi phạm của người có thẩm quyền trong các cơ quan tƣ pháp, đó là việc giải quyết VAHS gây ra oan sai, án hủy, sửa nhiều, chậm giải quyết vụ án hoặc là tiêu cực trong việc thi hành công vụ .v.v, xâm phạm, ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích của công dân và xã hội.

Ba là, sự cần thiết phải bảo vệ công lý: Bảo vệ công lý là bảo vệ kỷ cương, pháp luật của nhà nước, là bảo vệ sự thật. Công lý được thực thi sẽ góp phần làm cho xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; khôi phục những giá trị xã hội, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân do tội phạm đã gây ra trước đó. Trong việc giải quyết VAHS đòi hỏi phải khách quan, toàn diện, sự thật vụ án phải đƣợc thừa nhận; đồng thời sự tuân thủ pháp luật được đặt lên hàng đầu. Vì chỉ có tuân thủ pháp luật mới tăng cường pháp chế nhà nước và mới bảo đảm hoạt động TTHS hợp pháp, là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia tố tụng. Mặt khác, trong việc giải quyết VAHS đòi hỏi phải công bằng, mực thước. Nếu không công bằng tức là đã thiên vị, định kiến, hành động sai lệch, bao che, tùy tiện, lạm quyền dẫn đến xâm phạm quyền con người, quyền công dân ở các mức độ khác nhau. Điều đó làm cho xã hội hoài nghi về tính minh bạch trong hoạt động tƣ pháp hình sự; giảm lòng tin của công dân vào vai trò, nhiệm vụ của nhà nước; đặc biệt là các chính sách hình sự, bản chất nhân đạo của nhà nước sẽ không được thực hiện đầy đủ, kịp thời, lòng tin bị xói mòn.

Bốn là, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cụ thể hóa các văn kiện quốc tế mà nước ta đã tham gia ký kết hoặc gia nhập:

Quá trình hội nhập của nền kinh tế nước ta đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng, làm thay đổi to lớn về mặt cơ sở hạ tầng xã hội và thúc đẩy nhân tố kiến trúc thƣợng tầng phát triển. Trong đó sự hội nhập và giao thao giữa các nền văn hóa nói chung, nền pháp lý nói riêng tạo dựng ra những quan hệ xã hội mới, mà ở đó với những chuẩn mực pháp lý chung phải đƣợc thừa nhận thông qua ký kết hoặc gia nhập điều ƣớc quốc tế, những giá trị văn hóa, văn minh tiên tiến dần dần được xã hội tiếp thu và quy ước theo hướng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời.

Trong những năm gần đây, nước ta đã tham gia ký kết, phê chuẩn nhiều công ước quốc tế nhằm bảo vệ quyền con người. Riêng ở lĩnh pháp luật hình sự và TTHS, có thể kể đến một số công ƣớc mà Việt Nam đã gia nhập, nhƣ:

(1) Công ƣớc của Liên Hiệp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Công ước này được Liên Hiệp quốc thông qua vào năm 1984, Việt Nam phê chuẩn vào ngày 28/11/2014. Ngoài việc liệt kê và cấm các hình thức tra tấn, bức cung, nhục hình, đối xử vô nhận đạo, hạ thấp nhân phẩm con người, Công ước còn đưa ra hình thức và kêu gọi các nước thành viên thực hiện mục tiêu trừng phạt và phòng ngừa tội phạm đối với những hành vi đƣợc quy định trong Công ƣớc. “Công ƣớc đã làm rõ rằng không có bất kỳ một hoàn cảnh ngoại lệ nào, bao hàm cả mệnh lệnh cấp trên, có thể viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn- sự cấm đoán ở đây là tuyệt đối”40. Các quốc gia thành viên phải có trách nhiệm hình sự hóa hành vi tra tấn và có chế tài trừng trị hành vi này một cách thích đáng. Dù nước ta phê chuẩn công ƣớc muộn, song rất cần thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người trong hoạt động TTHS. Cụ thể hóa Công ước, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cấm tra tấn, bức cung, nhục hình, cấm hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm con người; lần đầu tiên Bộ luật quy định việc hỏi cung phải được ghi âm, ghi hình trong hỏi cung bị can nhằm tránh việc tra tấn, bức cung, nhục hình hoặc các hình thức đối xử vô

40 Mai Hồng Quỳ (2010), (chủ biên), Hành trình của Quyền con người- Những quan điểm kinh điển và hiện đại, NXB Tri thức, TP. Hồ Chí Minh, tr.213.

nhân đạo khác đối với bị can, bị cáo. Bộ luật còn quy định chặt chẽ hơn các thủ tục tố tụng như bắt người, khám xét, tạm giữ, tạm giam … theo đó yêu cầu phải tôn trọng các quyền của người bị buộc tội, không được xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của họ. Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng đã ghi nhận chính thức nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc suy đoán vô tội. Đây là hai nguyên tắc mang tính đột phá và là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tôn trọng sự thật khách quan vụ án, tôn trọng và bảo vệ quyền con người và phẩm giá của họ trong quá trình giải quyết VAHS nói chung, đặc biệt là việc xét xử công khai theo hướng tranh tụng để bảo đảm quyền bào chữa, các quyền chính đáng mà người bị buộc tội được hưởng. Điều đó thể hiện cam kết của nước ta trong việc hoàn thiện pháp luật theo tinh thần của Công ước nêu trên.

(2) Trong pháp luật quốc tế quy định rõ “quyền đƣợc xét xử công bằng” (right to a fair trial), coi đó là một điều kiện thiết yếu để bảo vệ, tôn trọng quyền con người trong một xã hội văn minh. Cụ thể đƣợc ghi nhận tại nhiều điều ƣớc quốc tế nhƣ tại Điều 14 trong Công ƣớc về quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR)41 và Điều 10 Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948, cùng nêu rằng mọi người đều được xem xét công bằng và công khai bởi một Tòa án độc lập và không thiên vị trong việc quyết định các quyền và nghĩa vụ của họ. Công ƣớc Châu Âu về bảo vệ nhân quyền và tự do căn bản (ECHR) năm 1950 và Công ƣớc Châu Mỹ về nhân quyền (1969) đều khẳng định quyền đƣợc xét xử công bằng bởi một tòa án độc lập, không thiên vị, đƣợc bào chữa và đƣợc suy đoán vô tội nếu bị buộc tội… Các quốc gia trên thế giới coi trọng việc xét xử công khai, coi đó là một trong những nhân tố bảo đảm tranh tụng trong xét xử- vì vậy nguyên tắc xét xử công khai đƣợc bảo đảm bằng Hiến pháp: Đơn cử nhƣ trong Hiến pháp Hoa Kỳ, tại điều bổ sung sửa đổi thứ 6 đã quy định bị cáo có quyền đƣợc xét xử một cách nhanh chóng và công khai bởi một Bồi thẩm đoàn công bằng của bang hoặc tại nơi xảy ra tội phạm42. Ở nước ta Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật tổ chức TAND năm 2014, Luật tổ chức VKSND năm 2014 … đã cụ thể hóa bằng việc quy định nguyên tắc

41 Việt Nam đã phê chuẩn Công ƣớc này ngày 24/9/1982.

42 http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_uslegalsystem_x.html, truy cập ngày 12/5/2016.

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai.

(3) Trên bình diện pháp luật quốc tế, nguyên tắc suy đoán vô tội đƣợc hình thành rất sớm43. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 tại Điều 9 quy định rằng, mọi người đều được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội. Trong Hiến pháp Mỹ, các tu chính án số 4, số 5 và số 14 được ghi nhận tương tự như vậy. Điều 11 của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Điều 14 của Công ƣớc của Liên Hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 đã ghi nhận trang trọng nguyên tắc suy đoán vô tội, coi nó là vô cùng cần thiết để thực thi công lý, bảo vệ quyền con người và phẩm giá của nền văn minh nhân loại. Việc cụ thể hóa Công ước nêu trên ở nước ta thông qua bản Hiến pháp năm 2013, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản luật hiện hành cho thấy nhà nước ta coi trọng bảo vệ quyền của người bị buộc tội. Người buộc tội được nhà nước tạo điều kiện chứng minh là mình vô tội, nhƣng trách nhiệm chứng minh vô tội thuộc về nhà nước. Quyền bào chữa và các quyền, lợi ích khác được pháp luật TTHS ngày càng mở rộng, bảo đảm cho người bị buộc tội. Nhà nước tiến hành cải cách tư pháp, hoàn thiện pháp luật và xây dựng cơ chế bảo đảm quyền cho người bị buộc tội và của người tham gia tố tụng khác theo hướng phù hợp với các chuẩn mực chung của quốc tế về bảo vệ, bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp hình sự.

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)