Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 73 - 95)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC XÉT HỎI VÀ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM

1.4. Mối quan hệ giữa thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

2.1.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm

2.1.2.1. Quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm - Thủ tục công bố (trình bày) cáo trạng:

Theo quy định tại Điều 206 BLTTHS thì trước khi tiến hành xét hỏi, KSV đọc cáo trạng và trình bày kiến bổ sung, nếu có. Cần khẳng định rằng, đọc cáo trạng không phải là hoạt động xét hỏi, mà là một thủ tục TTHS bắt buộc tạo cơ sở cho hoạt động xét hỏi liền ngay sau đó. Vấn đề còn mâu thuẫn ở đây là, việc bổ sung của KSV chỉ để làm rõ, giải thích cáo trạng hay bao gồm cả những tình tiết vụ án?

Ở nước ta, VKS lập cáo trạng rất dài, mô tả chi tiết diễn biến hành vi phạm tội, tổng hợp chứng cứ và phân tích, chứng minh các tình tiết của vụ án. Cáo trạng trước đó

đã được giao cho bị cáo và người tham gia tố tụng66, giao cho Tòa án và Cơ quan điều tra thì việc công bố lại một lần nữa tại phiên tòa là không cần thiết, lãng phí thời gian của phiên tòa. Việc công bố cáo trạng tại phiên tòa vô hình trung nhắc lại diễn biến vụ án cho bị cáo và người tham gia tố tụng khác, đó là hoàn cảnh phạm tội, thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả tội phạm, những chứng cứ và những tình tiết của vụ án, nhân thân của người phạm tội .v.v. Sau đó HĐXX đặt câu hỏi cho bị cáo và dù không mong muốn nhƣng bị cáo lại trình bày diễn biến hành vi phạm tội một lần nữa, còn KSV thì dựa vào nội dung cáo trạng để xét hỏi làm cho không ít trường hợp câu hỏi đặt ra nhàm chán.v.v. Cáo trạng với ý nghĩa phân loại chứng cứ, thì nó chứa đựng chứng cứ buộc tội do đó việc công bố cáo trạng trước khi làm rõ chứng cứ sẽ tạo ra định kiến là bị cáo có tội. Để tránh khỏi định kiến thì nhiều nước trên thế giới không có thủ tục đọc cáo trạng, thậm chí cáo trạng được xây dựng rất vắn tắt và chỉ giao cho HĐXX trước khi bước vào phiên tòa nhƣ ở Nhật Bản.

Nguyên nhân của thực trạng nêu trên là pháp luật TTHS hiện hành đã không xác lập thủ tục trình bày ý kiến của bị cáo về sự buộc tội của KSV và họ có quyền đƣa ra ý kiến về việc có nhận tội hay không trước khi bước vào hoạt động xét hỏi. Với việc quy định bị cáo đƣợc đƣa ra ý kiến lập luận về nội dung buộc tội, (có nhận tội hay không, đồng ý hay không một phần hay toàn bộ nội dung bị cáo buộc, lý do?) giúp cho định hướng hoạt động tố tụng tiếp theo được thuận lợi, là cách thức thực hiện quyền bào chữa, quyền không phải chứng minh là mình vô tội.

Bên cạnh đó, pháp luật TTHS cũng chƣa đặt ra thủ tục bị hại trình bày lời buộc tội, nếu vụ án được khởi tố theo yêu cầu của họ. Trong vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, xảy ra hai khả năng: Thứ nhất là, bị hại tự mình thực hiện việc buộc tội và không cần phải KSV tham gia phiên tòa; thứ hai là, bị hại và KSV cùng thực hiện việc buộc tội, trường hợp này KSV phải tham gia phiên tòa. Ở trường hợp thứ hai, phương thức, thời điểm buộc tội có thể khác nhau. Đó là bị hại có thể tự mình hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội ngay sau khi KSV trình bày lời buộc tội.

66 Ở nước ta thủ tục tố tụng chưa quy định phải giao cáo trạng cho bị hại và người tham gia tố tụng khác là một bất cập.

- Chủ thể và phạm vi xét hỏi:

Theo quy định tại Chương XX của BLTTHS (Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa) thì có thể phân chủ thể xét hỏi thành hai nhóm đối tượng. Nhóm thứ nhất là người tiến hành tố tụng và nhóm thứ hai là người tham gia tố tụng. Ở nhóm thứ nhất, chủ thể xét hỏi gồm có Thẩm phán chủ tọa, các HTND và KSV; nhóm thứ hai, chủ thể xét hỏi gồm có: Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người giám định, bị cáo; bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của những người này; người làm chứng.

Vấn đề đặt ra là, thủ tục xét hỏi quy định HĐXX, KSV và người bào chữa có quyền đặt câu hỏi trực tiếp (gọi là quyền xét hỏi trực tiếp), còn người tham gia tố tụng chỉ có quyền đề nghị HĐXX đặt câu hỏi- nghĩa là nếu HĐXX đồng ý theo yêu cầu đó thì HĐXX đưa ra câu hỏi theo nội dung người tham gia tố tụng yêu cầu (gọi là quyền xét hỏi gián tiếp). Như vậy, người tham gia tố tụng muốn đặt câu hỏi thì phải đề nghị, nếu HĐXX không đồng ý đặt câu hỏi theo nội dung của người tham gia tố tụng thì việc hỏi trong trường hợp này sẽ không xảy ra. Việc đặt câu hỏi nếu phải thông qua đề nghị như vậy ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và việc thể hiện ý chí của người tham gia tố tụng tại phiên tòa, có thể gây bất lợi cho họ trong việc chứng minh. Nếu nhƣ bị cáo có quyền đƣa ra câu hỏi trực tiếp đối với người tham gia tố tụng khác thì bị cáo có cơ hội thực hiện đích thực quyền tự bào chữa của mình; nếu như bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của những người này được đặt câu hỏi đối với bị cáo, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác thì hiệu quả chứng minh của họ cao hơn; người giám định được trực tiếp đặt câu hỏi những vấn đề, tình tiết có liên quan đến vụ án thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ giải thích về mặt chuyên môn và làm rõ kết luận giám định .v.v.

Về phạm vi xét hỏi, đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 209 BLTTHS, đó là, “Kiểm sát viên hỏi về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội bị cáo. Người bào chữa hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những

người tham gia phiên tòa có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến vụ án”.

Thực trạng quy định này biểu hiện:

Một là, theo quy định của BLTTHS thì HĐXX chịu trách nhiệm chính trong hoạt động xét hỏi, có toàn quyền quyết định hỏi mọi vấn đề trong vụ án. Dẫn đến thực tế HĐXX đã hỏi tường tận mọi vấn đề làm cho KSV và người bào chữa không còn gì để hỏi. Kiểm sát viên thường tìm xem có vấn đề gì HĐXX chưa hỏi để đặt câu hỏi tránh bị trùng lặp.

Hai là, việc xác định ranh giới của việc xét hỏi của HĐXX và KSV còn vướng mắc. Trong khi HĐXX có quyền hỏi mọi vấn đề bao quát toàn bộ vụ án, còn KSV đƣợc hỏi về những tình tiết liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội. Hiểu và xác định nhƣ thế nào là một tình tiết liên quan hoặc không liên quan đến việc buộc tội? Chắc chắn là không thể xác định đúng và đủ đƣợc. Ví dụ KSV cần phải hỏi để làm rõ hóa đơn viện phí, ngày công lao động và thu nhập thực tế của bị hại để xác định trách nhiệm bồi thường dân sự, hoặc là thủ tục xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án .v.v. thì có phải là tình tiết buộc tội không?

Trên thực tế phạm vi xét hỏi nhƣ vậy đã không đƣợc KSV xác định. Chủ thể này có thể hỏi bất kỳ vấn đề nào liên quan đến vụ án. Bên cạnh đó, phạm vi xét hỏi của KSV còn là những tình tiết liên quan đến gỡ tội. Điều này có mâu thuẫn chăng, vì tại PTHSST, KSV chỉ làm chức năng buộc tội, sao lại còn phải hỏi gỡ tội? Đây có thể giải thích rằng, ở nước ta VKSND vừa thực hiện chức năng thực hành quyền công tố nhà nước, vừa thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tƣ pháp. Tại phiên tòa KSV vừa phải giữ quyền công tố, tiến hành buộc tội, vừa phải kiểm sát hoạt động xét xử của HĐXX để khắc phục vi phạm tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích của bị cáo và người tham gia tố tụng. Đơn cử như HĐXX đã bỏ qua thủ tục giải thích quyền và nghĩa vụ của người bào chữa hoặc người tham gia tố tụng nào đó, hoặc thành viên HĐXX không đúng, có vi phạm .v.v, lúc này KSV trực tiếp yêu cầu HĐXX khắc phục ngay. Do đó nhiệm vụ đƣợc pháp luật TTHS đặt ra là các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, KSV nói riêng không được làm oan người vô tội. Nhƣ vậy không đơn thuần là KSV chỉ đặt câu hỏi để buộc tội. Điều này là có lợi cho hoạt động của bên bào chữa và bị cáo. Trong trường hợp này, có thể nhìn thấy ở đó

sự hợp tác của KSV với người bào chữa chứ không hoàn toàn là xét hỏi mang tính đối tụng nữa.

Ba là, người bào chữa hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa, và người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi về những tình tiết liên quan đến bảo vệ quyền lợi của đương sự. Việc giới hạn như vậy cũng không thể xác định được tình tiết nào là liên quan hay không liên quan đến việc bào chữa, việc bảo vệ quyền lợi của đương sự. Thực tế tại PTHSST không thể phân định hay bắt buộc các chủ thể xét hỏi và chủ thể đề nghị xét hỏi làm đúng phạm vi xét hỏi nhƣ vậy. Vì xét hỏi gắn liền với việc chứng minh, với nhiều đối tượng chứng minh khác nhau cần phải hỏi toàn diện và phải có phương pháp trong hoạt động nghiệp vụ thì mới đạt hiệu quả. Dù biết rằng nhà làm luật với ý chí mong muốn là tránh cho việc xét hỏi lan man, kéo dài không cần thiết, nhƣng muốn vậy thì phải xác định lại thủ tục, phương pháp xét hỏi, chứ không phải là đặt ra phạm vi để giới hạn.

- Phương pháp và trình tự xét hỏi:

Trình tự và phương pháp xét hỏi có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của hoạt động xét hỏi. Nó là yếu tố trọng tâm, cơ bản nhất trong thủ tục xét hỏi. Người hỏi muốn đạt được một lượng thông tin cần thiết phục vụ chứng minh theo hướng có lợi cho mình thì đòi hỏi phải có phương pháp (còn có thể nói là phải có nghệ thuật). Trình tự và phương pháp xét hỏi còn biểu hiện thái độ, quyền và lợi ích của các chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng; phản ánh sâu rộng đến quá trình vận hành mô hình tố tụng và chức năng tố tụng hình sự.

+ Về phương pháp xét hỏi:

Theo quy định tại Điều 207, Điều 209, Điều 210, Điều 211 và Điều 215 của BLTTHS, chúng ta có thể phân chia và phân tích các phương pháp xét hỏi cụ thể như sau:

Phương pháp xét hỏi thứ nhất là, xét hỏi từng người. Đây là một phương pháp tối ưu nhất. Rõ nhất là được áp dụng đối với bị cáo và người làm chứng. Phương pháp hỏi như vậy là hợp lý67. Phương pháp xét hỏi từng người có điều kiện cần và đủ của nó là phải kết hợp với trình tự xét hỏi. Nghĩa là hỏi người nào trước, người nào sau cho phù

67 Phương pháp xét hỏi từng người được áp dụng triệt để ở nhiều nước trên thế giới, như Nga, Pháp, Nhật, Trung Quốc .v.v.

hợp với đối tƣợng chứng minh, phù hợp với những vấn đề cần chứng minh trong vụ án.

Sở dĩ thủ tục TTHS đặt ra phương pháp xét hỏi đối với từng người là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu nhận thông tin, phục vụ kiểm tra, đánh giá chứng cứ và tránh cho việc xét hỏi sơ sài, đại khái, sẽ không giải quyết đƣợc mục đích vấn đề. Vì các chủ thể bị xét hỏi không thể cùng lúc trả lời câu hỏi và không thể áp đặt chung một hoặc nhiều câu hỏi cho các chủ thể bị xét hỏi, rồi lần lượt trả lời từng người một.

Phương pháp xét hỏi thứ hai là, hỏi bổ sung. Phương pháp này được thực hiện sau khi bị cáo và người tham gia tố tụng khác trình bày lượt hỏi lần thứ nhất. Đây là phương pháp nhằm tiếp tục hỏi tường tận vấn đề và giải quyết mâu thuẫn trong lời khai. Việc xét hỏi bổ sung xảy ra ngay khi bắt đầu lƣợt xét hỏi đầu tiên do HĐXX tiến hành và sau khi kết thúc việc xét hỏi. Khoản 2 Điều 209 BLTTHS quy định: “Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn”; Điều 210 BLTTHS quy định: “Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó trình bày về những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên... hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chƣa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn”. Các quy phạm này đã hợp lý khi giới hạn việc hỏi bổ sung của các chủ thể, đó là chỉ được hỏi khi bị cáo và người tham gia tố tụng khác đã trả lời chƣa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.

Vướng mắc trong quy định tại khoản 2 Điều 209 nêu trên là việc không xác định rõ bị cáo trình bày ý kiến về cáo trạng và những tình tiết vụ án nhƣ thế nào? Đó phải là ý kiến của bị cáo nhận tội hay không, đồng ý hay không đồng ý, đồng ý một phần hay toàn bộ cáo trạng và những tình tiết trong vụ án, lý do vì sao? Bất cập này dẫn đến về phía bị cáo có trường hợp đã lúng túng không biết đưa ra ý kiến như thế nào về bản cáo trạng như thủ tục đã định, trong trường hợp này thủ tục xét hỏi cũng không bắt buộc chủ tọa phiên tòa hoặc KSV phải giải thích cho bị cáo hiểu. Thực tế còn cho thấy trường hợp bị cáo đã đƣa ra ý kiến là không đồng tình với bản cáo trạng, nhƣng HĐXX không biết giải thích ra sao hoặc đƣợc chủ tọa phiên tòa giải thích là bị cáo để trình bày trong giai đoạn tranh tụng sau. Cách giải thích này làm cho người chứng kiến phiên tòa cho rằng chủ tọa phiên tòa

có sự áp đặt trong việc điều khiển phiên tòa, tuy nhiên nguyên nhân sâu xa là ở PTHSST nước ta, chủ tọa phiên tòa thường có thói quen là vụ án phải trải qua đầy đủ các thủ tục trong phần xét hỏi, nếu không bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Ở đây có thể nói là thiếu sự linh động. Tác giả Đinh Văn Quế cho rằng đúng ra bị cáo đã im lặng hoặc đồng ý với bản cáo trạng (thừa nhận hành vi phạm tội của mình), thì HĐXX không nên đặt các câu hỏi yêu cầu bị cáo trình bày lại diễn biến vụ án, thay vào đó chỉ đặt câu hỏi về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp bị cáo nhận tội nhẹ hơn mà tội này chƣa đƣợc VKS buộc tội, trong khi đó bị hại yêu cầu phải xét xử bị cáo về tội bằng hoặc nặng hơn tội VKS truy tố thì cần phái xét hỏi bị cáo về hành vi phạm tội nặng hơn68. Tuy nhiên sau khi các tình tiết vụ án đã đƣợc xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa hỏi KSV, người bào chữa, bị cáo và người tham gia tố tụng khác có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không (Điều 216 BLTTHS). Đây là thủ tục thể hiện dân chủ trong xét hỏi, coi việc xét hỏi phải tường tận, tránh bỏ sót chứng cứ chưa được làm rõ để kết thúc việc xét hỏi chuyển qua thủ tục tranh luận.

Bên cạnh đó, chỉ HĐXX đƣợc xét hỏi bổ sung, còn các chủ thể khác nhƣ KSV, người bào chữa thì không được đặt ra, đây cũng là một bất cập. Trong khi đó việc hỏi bổ sung đối với bị hại và người tham gia tố tụng khác thì các chủ thể là KSV, người bào chữa và người tham gia phiên tòa không bị giới hạn. Nguyên nhân là về thủ tục xét hỏi trên thực tế vẫn đặt nặng vào vai trò của HĐXX, mà đáng lẽ trách nhiệm đó thuộc về bên buộc tội và bào chữa.

Phương pháp xét hỏi thứ ba là, xét hỏi kết hợp với biện pháp cách ly bị cáo, cách ly người làm chứng. Phương pháp này với ý nghĩa là tạo tâm lý thuận lợi cho người khai, làm cho người được xét hỏi không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan. Trong quá trình xét hỏi chủ tọa phiên tòa có thể cho cách ly các bị cáo với nhau, cách ly bị cáo với người làm chứng và cách ly người làm chứng với nhau. Cụ thể khoản 1 Điều 209 BLTTHS (Hỏi bị cáo) đƣa ra biện pháp cách ly bị cáo: “... Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa

68 Đinh Văn Quế, “Vai trò của chủ tọa phiên tòa trong việc điều khiển tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự”, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_details=1&ite m_id=13681254, truy cập ngày 18/5/2016.

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 73 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)