CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN THỦ TỤC XÉT HỎI VÀ
3.1. Nhu cầu của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục xét hỏi,
Thứ nhất, giải pháp hoàn thiện pháp luật TTHS và ở phương diện thực tiễn về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST phải đáp ứng đƣợc yêu cầu cải cách tƣ pháp trong tình hình mới và phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, tính đến điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, để xác định các mối quan hệ xã hội nào cần phải điều chỉnh bằng quan hệ pháp luật tố tụng hình sự.
Công cuộc cải cách tư pháp của nước ta đang diễn ra mạnh mẽ, song hành cùng với việc thi hành Hiến pháp năm 2013, là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Một trong những mục tiêu của cải cách tƣ pháp là hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng, coi trọng cải sửa thủ tục tƣ pháp hình sự theo hướng tiếp thu những giá trị tiến bộ của nền pháp lý truyền thống, những điểm tinh hoa của các nền pháp luật văn minh trên thế giới, và bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự. Cải sửa thủ tục xét xử phải làm làm cho phiên tòa đƣợc diễn ra dân chủ, bình đẳng, gần dân hơn và phục vục tốt nhất lợi ích, nhu cầu của xã hội. Đổi mới thủ tục TTHS để bảo đảm các hoạt động TTHS đƣợc tiến hành kịp thời, công minh, đấu tranh, phòng ngừa có hiệu quả các loại tội phạm trong tình hình mới; vừa đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, vừa không làm oan người vô tội. Trong đó với yêu cầu trọng tâm là đổi mới thủ tục xét xử sơ thẩm, đổi mới phiên tòa theo hướng tranh tụng công bằng, bình đẳng, mà ở đó thủ tục xét hỏi và tranh luận có vai trò then chốt.
Thứ hai, giải pháp phải trên cơ sở tổng kết và đánh giá thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003:
Việc tổng kết thực tiễn thi hành BLTTHS đƣợc VKSNDTC tiến hành khá toàn diện ở nhiều vấn đề khác nhau và có báo cáo đánh giá chung109. Việc áp dụng BLTTHS trong hơn 12 năm qua cho thấy những giá trị tiến bộ, tích cực của nó, song ở nhiều quy định của Bộ luật nói chung, về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST nói riêng đã trở nên bất cập, cản trở đến hoạt động tranh tụng, đòi hỏi phải đƣợc tháo gỡ. Các quy phạm về xét hỏi, tranh luận đã không làm rõ đƣợc mối liên hệ giữa các chức năng trong tố tụng, làm cho Tòa án thực hành không đúng chức năng xét xử của mình; hoạt động tranh tụng chƣa thực sự khách quan, bình đẳng; chưa bảo đảm quyền của bị cáo và người tham gia tố tụng cả về quy phạm và cơ chế thực thi. Trên cơ sở so sánh, đánh giá những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST, cho thấy ngoài việc Bộ luật mới đã khắc phục đƣợc những bất cập, hạn chế của BLTTHS nhƣng chƣa triệt để, đặt ra nhu cầu tiếp tục hoàn thiện.
Trên cơ sở phác họa một bức tranh thực tiễn sinh động về hoạt động xét hỏi, tranh luận tại PTHSST và làm rõ nguyên nhân của thành tựu và hạn chế của nó, đặt ra yêu cầu cấp bách là phải có giải pháp khả thi tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong pháp luật TTHS và thực tiễn thực hiện; góp phần khắc phục thực trạng vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, án bị cải sửa, hủy và có oan sai vẫn xảy ra chƣa khắc phục đƣợc, và khắc phục hạn chế trong công tác tổ chức, chuẩn bị phiên tòa và nâng cao ý thức trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
Thứ ba, hoàn thiện thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST phải theo hướng tăng
tính tranh tụng, tiếp thu những hạt nhân hợp lý của mô hình TTHS tranh tụng;
đồng thời cần phải tiếp tục duy trì mô hình tố tụng thẩm vấn hiện hành, trên cơ sở phát huy ƣu điểm của nó; cũng nhƣ phải bảo đảm sự phù hợp giữa hoạt động TTHS với chức năng cơ bản của TTHS, làm rõ đƣợc mối liên hệ giữa các chức năng cơ bản của tố tụng.
Nhu cầu tiếp tục hoàn thiện thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST còn đƣợc dựa trên đánh giá cơ sở luật thực định, theo đó làm rõ và bổ khuyết các quy phạm chứa đựng các yếu tố tranh tụng công bằng trong pháp luật TTHS nước ta như sau:
109 Tham khảo thêm: Báo cáo tóm tắt tổng kết thực tiễn 8 năm thi hành BLTTHS và một số ý kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật BLTTHS, do VKSNDTC trình bày tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết thi hành Luật tổ chức VKSND năm 2002, Hà Nội tháng 12/2012.
(i) Quyền bào chữa của người bị buộc tội được pháp luật TTHS quy định và ngày càng được bảo đảm. Người bào chữa được có mặt trong nhiều hoạt động điều tra để thu thập chứng cứ, được tham gia tố tụng để giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý và để tranh tụng dân chủ, công khai tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Thực hiện quyền bào chữa không những bảo đảm quyền bình đẳng, quyền lợi cho người bị buộc tội, mà còn tạo vị thế cân bằng cho các bên tham gia tranh tụng tại phiên tòa. Cho dù trên thực tế ở nước ta việc thực hiện quyền bào chữa vẫn còn nhiều hạn chế.
(ii) Một số quy định gián tiếp về nguyên tắc tranh tụng và nguyên tắc suy đoán vô tội, đó là việc ghi nhận nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chƣa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9 BLTTHS), nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (Điều 10 BLTTHS). Các quy định này đƣợc Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 kế thừa có chọn lọc và đặt mới nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13), nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đƣợc bảo đảm (Điều 26). Đây là những nguyên tắc mới, có tính đột phá trong pháp luật TTHS Việt Nam, ảnh hưởng tích cực đến hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Theo đó người bị buộc tội không buộc phải chứng minh là mình vô tội mà trách nhiệm đó thuộc về nhà nước. Người tiến hành tố tụng không được định kiến có tội đối với một người chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Hơn nữa, mọi nghi ngờ trong việc giải quyết vụ án phải được giải thích theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo, không làm xấu đi tình trạng của bị cáo.
(iii) Quy định việc tiến hành tố tụng đối với trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại (Điều 105 BLTTHS, Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Nghĩa là công dân có quyền tự định đoạt trong việc yêu cầu khởi tố hoặc rút yêu cầu khởi tố trong một số loại tội phạm do pháp luật quy định, chứ không phải hoàn toàn là ý chí từ phía nhà nước.
Quy định này cho phép đương sự có thể thỏa thuận với nhau trong một số VAHS ít phức tạp, hạn chế sự can thiệp từ phía nhà nước. Ở đó chứa đựng yếu tố tranh tụng công bằng.
(iv) Quy định về trách nhiệm đối đáp của KSV, theo đó khi có ý kiến tranh luận của người bào chữa và bị cáo thì KSV phải có trách nhiệm đối đáp trở lại để làm rõ chứng cứ, tình tiết vụ án, làm rõ yêu cầu của người bị buộc tội. Quy định này có ý nghĩa tích cực, đảm bảo dân chủ, bình đẳng trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật TTHS về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về tƣ pháp hình sự Việt Nam.
Trong đó chú ý đến sự đồng bộ, thống nhất giữa quan hệ pháp luật hình sự với quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Tiếp thu điểm tích cực, tiến bộ về quy định xét hỏi, tranh luận tại PTHSST ở một số nước trên thế giới có nền pháp luật phát triển.