CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC XÉT HỎI VÀ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
2.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và kinh nghiệm đối với Việt Nam
2.2.1. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Mỹ là quốc gia điển hình áp dụng mô hình TTHS tranh tụng. Ở đó, mục đích của hệ tranh tụng chỉ bắt đầu từ giai đoạn xét xử. Mọi thông tin thu đƣợc trong quá trình điều tra đều chưa được xem xét cho đến khi được trình bày trước phiên toà. Mỗi bên sẽ trình ra trước toà “sự thật của mình” và Thẩm phán cùng với Bồi thẩm đoàn sẽ quyết định xem
“sự thật” nào có tính thuyết phục hơn76. Chính vì vậy mà Thẩm phán tại PTHSST ở Mỹ giữ vai trò trung lập, người trọng tài trong việc tranh tụng. Tại phiên toà, Thẩm phán làm nhiệm vụ điều khiển phiên toà, không tham gia thẩm vấn, điều tra hoặc chỉ tham gia một cách mờ nhạt. Mô hình TTHS tranh tụng ở Mỹ với những đặc trƣng vốn có của nó cho rằng chân lý vụ án sẽ đƣợc mở ra qua sự tranh luận cởi mở, bình đẳng của các chủ thể tại phiên toà. Đó là những cuộc “tranh đấu” trong việc lập luận và đƣa ra chứng cứ từ phía buộc tội và phía bào chữa. Do đó phiên toà diễn ra dân chủ, sinh động. Trách nhiệm đƣa ra chứng cứ buộc tội thuộc về công tố viên và bên bào chữa có trách nhiệm chứng minh sự vô tội. Các chức năng cơ bản trong TTHS ở Mỹ đƣợc phân định rạch ròi, Toà án có vị trí trung tâm thực hiện chức năng xét xử. Vì thế mà vị trí và vai trò của Thẩm phán, công tố viên và phía bào chữa đƣợc bình đẳng trong thực hiện quyền, nghĩa vụ do pháp luật quy định, đặc biệt là quyền đƣa ra chứng cứ để chứng minh. Hoạt động xét xử của Thẩm phán có tính độc lập cao, không thể bị can thiệp từ phía cơ quan nhà nước khác. Tuy nhiên, trong mô hình TTHS ở Mỹ bộc lộ hạn chế cơ bản nhất là phía nhà nước gặp khó khăn trong việc kiểm soát tội phạm. Tội phạm có thể bị bỏ lọt. Đồng thời nhà nước phải tiêu tốn nhiều hơn chi phí tố tụng do phải thiết lập một hệ thống cơ chế giám sát hoạt
76 Bộ tƣ pháp (1999), Chuyên đề về: Tư pháp hình sự so sánh, tr. 126.
động tố tụng nhằm kiểm soát những sai phạm từ các hoạt động tố tụng và do PTHSST ở Mỹ thường phải kéo dài qua nhiều phiên tranh tụng.
Ở Hoa Kỳ hoạt động xét hỏi, tranh luận chủ yếu dựa trên Quy tắc TTHS Liên bang, Quy tắc Liên bang về Bằng chứng (FRE). Thủ tục TTHS Hoa Kỳ không phân chia xét hỏi và tranh luận nhƣ ở Việt Nam.
Phần chất vấn, còn đƣợc gọi là phần lấy chứng cứ do công tố viên và luật sƣ đảm trách. Thẩm phán sẽ giải quyết bất cứ vấn đề pháp lý nào đƣợc công tố viên hoặc luật sƣ bào chữa đặt ra. Tuy nhiên, trong giới hạn về quyền của mình Thẩm phán cũng có thể đặt ra một số câu hỏi để làm rõ vấn đề với một nhân chứng nhất định đƣợc gọi77 (Thẩm phán họa hoằn mới thực hiện việc này). Các bồi thẩm viên không đƣợc hỏi bất cứ câu hỏi nào trong phiên tòa, mà chỉ lắng nghe lời khai và xem xét chứng cứ. Về phía bị can (ở Việt Nam khi đã mở phiên tòa gọi là bị cáo) không có vai trò gì trong phần lấy chứng cứ, ngoài việc cung khai nhƣ một nhân chứng và đƣợc trao đổi riêng với luật sƣ trong cả phiên tòa. Quyền đƣợc im lặng của bị can xuất phát từ cơ sở pháp lý của Hiến pháp Hoa Kỳ78, tại Tu chính án thứ Năm bảo đảm cho cá nhân quyền giữ yên lặng, không ai bị bắt buộc phải buộc tội mình. Bị can có quyền từ chối cung khai, từ chối đƣa ra bất cứ chứng cứ nào. Thay vào đó bị can có quyền lập luận rằng công tố viên đã không đƣa ra chứng cứ nào để kết luận tội. Đó cũng đƣợc xem là chiến thuật của bị can, nếu công tố viên không chứng minh đƣợc lý lẽ của mình thì bị can đƣợc tha bổng79. Mặt khác, bị can không cần trả lời bất cứ câu hỏi nào của bất cứ ai, trừ phi họ quyết định khai báo như một người làm chứng thì họ phải trả lời trước tòa. Bị hại được đưa ra lời khai như một người làm chứng trong phần lấy chứng cứ, nếu họ đƣợc công tố viên hoặc luật sƣ triệu tập ra phiên tòa nhƣ một người làm chứng80. Về tang vật chứng vụ án đều được xuất trình công khai trước tòa, không có hồ sơ vụ án được thành lập trước phiên xử để cho Thẩm phán hay Bồi thẩm
77Quy tắc Liên bang về Bằng chứng (Quy tắc 614(b)), xem tại địa chỉ http://www.UScourts.gov/UScourts/Quy tắcsAndPolicies/quy tắcs/2010%20Quy tắcs/Evidence.pdf
78Tham khảo Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tại địa chỉ www.vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc uslegalsystem_x.htm.
79 Phan Văn Ba và Phan Xuân Thảo (2012), Everyday American Law, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.43.
80 Richard S. Shine, “Mô hình tố tụng hình sự Hoa Kỳ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Mô hình tố tụng hình sự một số nước trên thế giới- Kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam”, do Chương trình Đối tác Tƣ pháp và VKSNDTC tổ chức, Hà Nội ngày 15-16 tháng 11/2011.
đoàn tra cứu riêng; người làm chứng được thẩm vấn riêng và không ai được tiếp xúc với ai81. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể thấy quyền thúc đẩy thông tin của bị cáo rất đƣợc chú trọng trước và trong khi mở ra các thủ tục xét hỏi công khai tại phiên tòa. Điều này đƣợc đặc biệt nhấn mạnh qua nghiên cứu của Stephen Seabrooke & John Sprack trong cuốn Criminal evidence & procedure82. Tác giả đã chỉ ra rằng: Trước khi bắt đầu phiên điều trần Thƣ ký phiên tòa truyền đạt thông tin bị buộc tội cho bị cáo để họ tự bào chữa theo hướng có tội hay không có tội. Thông thường các Thẩm phán sẽ tiến hành thủ tục tuyên án nếu bị cáo nhận tội. Nếu bị cáo không nhận tội, công tố viên có quyền thực hiện một bài phát biểu công khai, đƣợc gọi là bằng chứng truy tố. Ngay sau đó bị cáo đƣợc thẩm vấn bởi công tố viên, tiếp đến bên bào chữa đối chất với công tố viên. Công tố viên thẩm vấn lại bị cáo, và sau cùng các Thẩm phán có thể đặt câu hỏi đối với bị cáo83.
Cụ thể của quy trình chất vấn (còn đƣợc gọi là chính phủ cung cấp chứng cứ) nhƣ sau: Công tố viên gọi người làm chứng vào phiên tòa và “trực vấn” (lấy lời khai). Luật sư bào chữa có quyền phản đối ngay câu hỏi hoặc câu trả lời của công tố viên vì tin rằng nó vi phạm FRE và Thẩm phán sẽ quyết định về sự phản đối đó bằng cách cấm câu hỏi hoặc câu trả lời, hoặc cho phép đƣa ra câu hỏi hoặc câu trả lời84. Ngay sau khi công tố viên thẩm vấn, luật sư “chất vấn chéo” (hỏi cung) người làm chứng đó. Thông thường, luật sư (cũng nhƣ công tố viên) chỉ đƣợc phép đặt câu hỏi “dẫn dắt” trong lúc chất vấn chéo. Tuy nhiên luật sư có thể từ chối chất vấn chéo người làm chứng, như vậy họ có thể mất cơ hội thẩm vấn người làm chứng đó. Song pháp luật TTHS Hoa Kỳ vẫn cho phép luật sư bào chữa được triệu tập lại chính người đó làm chứng trong phần bào chữa, nhưng lúc này chỉ được trực vấn chứ không được đặt những câu hỏi thông thường85. Ngược lại nếu công tố viên cho rằng luật sƣ khi chất vấn chéo hoặc câu trả lời có thể có vi phạm quy tắc của
81 E. Allun Furnswarth (1963), Introduction to the U.S legal system, Columbia University law , Oceana Publications, New York.
82 Stephen Seabrooke & John sprack (2004), Criminal evidence & procedure, Blackstone Press limited, Reprinted.
83 Nguyên bản Tiếng Anh: “After the opening speech (if any), the prosecution witness are called. They are examined in chief by the prosecutor, cross-examined by the defence, re-examined by the prosecutor and then the bench may ask them questions”, (p. 261-263).
84 Richard S. Shine, “Mô hình tố tụng hình sự Hoa Kỳ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Mô hình tố tụng hình sự một số nước trên thế giới- Kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam”, do Chương trình Đối tác Tƣ pháp và VKSNDTC tổ chức, Hà Nội ngày 15-16 tháng 11/2011
85 Quy tắc Liên bang về Bằng chứng (Quy tắc 611).
FRE thì đƣợc phản đối, và Thẩm phán sẽ quyết định chấp thuận hoặc bác bỏ sự phản đối đó bằng cách giống như trường hợp của luật sư nêu trên. Mặt khác công tố viên có quyền đặt câu hỏi bổ sung với người làm chứng khi “tái trực vấn” sau khi luật sư kết thúc “chất vấn chéo”, và luật sƣ có quyền đặt câu hỏi bổ sung với nhân chứng khi “tái chất vấn chéo,” nhƣng chỉ dừng lại ở những vấn đề mới đƣợc đƣa ra trong lúc tái trực vấn. Công tố viên sau khi thực hiện nghĩa vụ chứng minh, sẽ tuyên bố đóng vụ án của chính phủ86.
Phần bào chữa, với thủ tục luật sư cho gọi người làm chứng để lần lượt lấy lời khai. Quá trình này của luật sƣ có thể bị công tố viên phản đối và việc chấp nhận hay không phụ thuộc vào Thẩm phán, tương tự như thủ tục thẩm vấn của công tố viên trong phần cung cấp chứng cứ của chính phủ. Đồng thời công tố viên đƣợc quyền chất vấn chéo người làm chứng sau khi luật sư trực vấn xong. Lúc này luật sư lại có cơ hội phản đối việc chất vấn chéo của công tố viên, và tất nhiên việc chấp nhận cho tiếp tục đặt ra câu hỏi và câu trả lời hay không phụ thuộc vào Thẩm phán, xét trên quy tắc FRE. Tiếp đến luật sư có quyền tái trực vấn người làm chứng bào chữa, sau đó công tố viên được tái chất vấn chéo. Cuối cùng luật sƣ bào chữa sẽ tuyên bố kết thúc phần bào chữa của mình87. Đó là một quy trình lập luận liên tục, làm cho phiên tòa gay cấn, nhƣ một khái quát của tác giả Robert A. Carp và Ronald Stidham, rằng: Sau khi luật sƣ bào chữa tạm quay về chỗ nghĩ, công tố viên có quyền đƣa ra bằng chứng bác bỏ. Đến lƣợt luật sƣ đƣa ra lời kháng biện “đập lại” lời buộc tội. Sau đó mỗi bên đƣa ra những lý lẽ cuối cùng88.
Ở phần đưa ra lời lập luận cuối cùng (“quy trình lập luận”), với thủ tục công tố viên sẽ trình lên Bồi thẩm đoàn lập luận cuối cùng đầu tiên. Tiếp theo sau luật sƣ bào chữa sẽ làm tương tự như vậy. Sau đó, công tố viên sẽ trình lên Bồi thẩm đoàn lập luận bác bỏ89. Nếu phiên tòa không có Bồi thẩm đoàn, công tố viên và luật sƣ sẽ trình bày lập luận cuối cùng của mình lên cho riêng Thẩm phán, chủ thể này một mình quyết định về
86 Richard S. Shine, “Mô hình tố tụng hình sự Hoa Kỳ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Mô hình tố tụng hình sự một số nước trên thế giới- Kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam”, do Chương trình Đối tác Tƣ pháp và VKSNDTC tổ chức, Hà Nội ngày 15-16 tháng 11/2011.
87 Richard S. Shine, “Mô hình tố tụng hình sự Hoa Kỳ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Mô hình tố tụng hình sự một số nước trên thế giới- Kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam”, do Chương trình Đối tác Tƣ pháp và VKSNDTC tổ chức, Hà Nội ngày 15-16 tháng 11/2011.
88 Robert A. Carp & Ronald Stidham (2001), Out line of the U.S legal sytems, Congressional Quartly, Inc.
89Quy tắc TTHS Liên bang (Quy tắc 29.1), xem tại địa chỉ http://www.UScourts.gov/UScourts/Quy tắcsAndPolicies/quy tắcs/2010%20Quy tắcs/Criminal%20Procedure.pdf
chứng cứ và pháp luật áp dụng. Thủ tục lập luận cuối cùng là khá đơn giản. Có thể lý giải là, sau khi kết thúc phần lập luận cuối cùng, Thẩm phán sẽ đọc cho Bồi thẩm đoàn nghe chỉ dẫn của mình về các quy định trong luật mà Bồi thẩm đoàn sẽ áp dụng đối với các tình tiết của vụ án vì các tình tiết đó sẽ do Bồi thẩm đoàn quyết định90. Lưu ý là Thẩm phán có quyền bình luận hoặc không bình luận về các chứng cứ trong khi đọc chỉ dẫn. Tuy vậy hầu nhƣ các Thẩm phán không thực hiện quyền nhận xét này. Vì nó có thể can thiệp vào chức năng của Bồi thẩm đoàn, và dẫn đến khả năng xử phúc thẩm bác bỏ lại phán quyết và khiến tòa phải mở phiên xét xử mới cho vụ án91.
Quá trình tranh tụng tại PTHSST ở Hoa Kỳ biểu hiện các đặc điểm khác với quá trình tranh tụng tại PTHSST ở Việt Nam nhƣ sau:
Thứ nhất, việc thẩm vấn bị cáo tại phiên tranh tụng đƣợc đảm trách bởi công tố viên và người bào chữa; thẩm phán có vai trò mờ nhạt trong hoạt động này. Đây là điểm khác biệt với thủ tục tranh tụng ở nước ta. Về việc triệu tập người làm chứng do hai bên buộc tội và bào chữa quyết định, chứ không phải là Tòa án. Điều này sẽ bảo đảm đƣợc tính khách quan, là một kinh nghiệm hay đối với Việt Nam, vì nếu Tòa án quyết định việc triệu tập người làm chứng có thể dẫn đến sự thiên vị trong việc chứng minh. Bị hại và bị cáo trở thành vai trò là người làm chứng khi được triệu tập với tư cách là người làm chứng ra phiên tòa. Phương pháp thẩm vấn kết hợp với thủ tục cách ly người làm chứng rất đƣợc coi trọng. Đồng thời các bên lập luận liên tục tại phiên xét xử đƣợc dựa trên chứng cứ trực tiếp trưng diện. Không có hồ sơ vụ án được thành lập trước. Những vấn đề này hoàn toàn khác biệt với quy định và thực tiễn pháp luật TTHS Việt Nam.
Thứ hai, tính đối tụng thể hiện rất cao tại phiên tranh tụng, nó trở thành điểm đặc sắc của mô hình TTHS tranh tụng ở Hoa Kỳ. Quá trình tranh tụng tại phiên tòa cho thấy vai trò của Thẩm phán rất mờ nhạt, họ có nhiệm vụ dẫn dắt, điều khiển phiên tòa, hướng dẫn luật áp dụng cho Bồi thẩm đoàn, mà không đƣợc can thiệp vào quá trình cung cấp chứng cứ và lập luận của bên buộc tội và bên bào chữa. Cũng cho thấy các chức năng cơ bản của TTHS đƣợc phân biệt rõ. Yếu tố tranh tụng công bằng thể hiện rất đậm nét, làm
90 Quy tắc TTHS Liên bang (Quy tắc 30(c).
91 Quy tắc TTHS Liên bang (Quy tắc 30(d)).
cho phiên tòa đảm bảo tính dân chủ, sinh động, quyền con người của bị can được bảo vệ.
Ngay trong phần cung cấp chứng cứ, hai bên buộc tội và bào chữa đã thể hiện yếu tố tranh biện trong đó. Đó là chất vấn chéo và tái chất vất chéo người làm chứng của nhau để làm rõ chứng cứ, và quy trình này cho phép Thẩm phán ngắt lời việc xét hỏi và trả lời từ hai bên, nếu phản đối của họ là hợp lý. Tuy nhiên ở Hoa Kỳ với hạn chế là phiên tòa phải trải qua nhiều công đoạn rườm rà, phải kéo dài hao tốn sức lực, tiền của. Sự bị động thái quá của bị can trước phiên tòa- điều này chưa hẳn đã tích cực trong việc tranh tụng. Vì thiếu đi sự hợp tác và khai thác triệt để từ bị cáo sẽ gây khó khăn cho hoạt động chứng minh, có thể bỏ lọt hành vi, bỏ lọt tội phạm và người đồng phạm.