Quá trình hình thành và phát triển của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 69 - 73)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC XÉT HỎI VÀ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM

1.4. Mối quan hệ giữa thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Kể từ khi Hiến pháp năm 1946 ra đời với tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền, có rất nhiều sắc lệnh đƣợc ban hành với mục đích bảo đảm hoạt động có hiệu quả của hệ thống cơ quan tƣ pháp nói chung, coi trọng thiết lập các thủ tục xét xử hình sự nói riêng.

Cụ thể về thủ tục tranh luận đƣợc đặt ra sớm nhất tại Điều 26 Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa: “…Khi ra phiên toà, ông biện lý cũng nhƣ bên bị cùng bên dân sự nguyên cáo, có quyền yêu cầu toà thi hành mọi phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật.

Khi cuộc thẩm vấn ở phiên toà xong rồi, ông biện lý thay mặt xã hội buộc tội bị can. Bao giờ ông biện lý cũng nói sau dân sự nguyên cáo. Bên bị can đƣợc nói sau cùng, trước khi toà tuyên án. Toà không bắt buộc phải xử theo lời yêu cầu của ông biện lý”60. Ngày nay “ông biện lý” gọi là Kiểm sát viên. Sắc lệnh gọi hoạt động của bên công tố là

“buộc tội” đúng với bản chất của quyền công tố. Việc gọi đúng tính chất, chức năng của hoạt động buộc tội làm cho dễ hiểu, phù hợp với chức năng tố tụng. Có thể thấy quy định đó dù còn đơn giản nhƣng đã hình thành nên thủ tục tranh luận tại PTHSST đƣợc tiếp nối

60http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=690, (truy cập ngày 10/12/2014).

sau khi xét hỏi. Ở đây cũng đã thể hiện nguyên tắc tranh luận là phải trên cơ sở lời buộc tội và bên buộc tội chỉ được có ý kiến sau ý kiến của các đương sự.

- Thủ tục xét hỏi và tranh luận đƣợc ghi nhận rõ ràng hơn ở Thông tƣ số 22- HCTP ngày 18/12/1957 của Bộ tƣ pháp trả lời một số điểm về quyền bào chữa, cụ thể: “Sau khi Công tố viện luận tội, người bào chữa được trình bầy lời bào chữa của mình, đề ra những điểm không đồng ý với Công tố viện và biện bác, xuất phát từ quan điểm bảo vệ pháp luật, chính sách và quyền lợi chính đáng của bị can. Sau khi người bào chữa nói xong mà Công tố viện đáp lại thì người bào chữa có quyền trả lời”; quy định “Tại phiên tòa, người bào chữa được hỏi tất cả những người cung khai trước phiên tòa, sau khi xin phép ông Chánh án.

Ở phiên tòa, nếu có hiện tƣợng không dân chủ, trấn áp bị cáo làm mất đi quyền tự do bào chữa, thì người bào chữa được đề nghị với Tòa án chấm dứt ngay”61. Văn bản này lần đầu quy định thủ tục người bào chữa có quyền xét hỏi bị cáo và những người được triệu tập đến phiên tòa để xét hỏi; xác định trách nhiệm đối đáp của bên buộc tội đối với ý kiến, quan điểm của người bào chữa; người bào chữa được gỡ tội thông qua việc “biện bác”, và đối chất trở lại ý kiến của Công tố viện.

- Về việc xét hỏi của Hội thẩm: Thông tƣ số 2421- TC ngày 29/12/1961 của TANDTC hướng dẫn việc thực hiện chế độ HTND quy định tại điểm 2, mục III như sau:

“Trong phiên tòa, Hội thẩm nhân dân có quyền đề nghị với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hỏi thêm đương sự, bị cáo, …về một số điểm hoặc để cho mình hỏi thêm một số điểm”62. Cùng vấn đề này Thông tƣ số 16-TATC ngày 27/9/1974 quy định: “Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ bảo đảm việc xét hỏi, tranh luận và giữ gìn trật tự phiên tòa. Tùy tình hình cụ thể của mỗi vụ án, các Hội thẩm nhân dân có thể đƣợc phân công xét hỏi về một số vấn đề nhất định…”63. Các quy định này phân vai chủ thể xét hỏi trong HĐXX, tránh cho thực trạng Hội thẩm hỏi trùng lắp, làm cho phiên tòa thiếu trang nghiêm, quá trình xét xử phải kéo dài.

61 Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa Luật lệ về tố tụng hình sự, Hà Nội, tr. 44.

62 Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa Luật lệ về tố tụng hình sự, Hà Nội, tr. 105.

63 Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa Luật lệ về tố tụng hình sự, Hà Nội, tr. 107.

- Về trình tự xét hỏi và phương pháp xét hỏi: Thông tư số 16 nêu trên ấn định:

Trước khi tiến hành xét hỏi bị cáo, bị hại …, chủ tọa phiên tòa yêu cầu thư ký đọc bản cáo trạng. Có thể thấy thủ tục công bố cáo trạng tại PTHSST đặc biệt ở chỗ không phải là cơ quan giữ quyền công tố thực hiện mà là thƣ ký Tòa án. Có thể lý giải rằng cáo trạng đã đƣợc ban hành từ giai đoạn truy tố và đƣợc tống đạt có hiệu lực, do đó ra phiên tòa thì nhiệm vụ công bố được dành cho thư ký tòa án không ảnh hưởng gì đến nội dung của nó.

Mặt khác Thông tƣ số 16 còn quy định trong quá trình xét hỏi bắt buộc phải đƣa vật chứng ra xem xét và hỏi những người có liên quan về vật chứng đó. Quy định này có ý nghĩa rất tích cực, vì nó coi trọng việc xét hỏi làm rõ vật chứng, coi trọng việc trƣng vật chứng ra tại phiên tòa.

Theo trình tự, Hội đồng xử án hỏi bị cáo trước rồi mới hỏi bị hại và người làm chứng và tiếp theo xem xét các vật chứng. Nhƣng nếu xét thấy cần thiết thì cũng có thể hỏi bị hại hoặc người làm chứng trước rồi hỏi bị cáo sau. Nếu trong vụ án có đồng phạm thì có thể hỏi bị cáo có vai trò cầm đầu trước, nhưng nếu cần cũng có thể hỏi bị cáo khác trước nếu bị cáo đó có thể cung cấp được những tài liệu quan trọng làm sáng tỏ ngay từ đầu hành vi phạm tội của bị cáo cầm đầu.

Về thứ tự xét hỏi, chủ tọa phiên tòa hỏi trước, các Hội thẩm hỏi bổ sung. Sau đó chủ tọa phiên tòa phải hỏi đại diện VKSND và người bào chữa có hỏi thêm gì không. Tuy nhiên trong quá trình Hội đồng xử án xét hỏi bị cáo thì đại diện VKSND và người bào chữa có thể yêu cầu Hội đồng xử án cho hỏi về một vài vấn đề cần hỏi ngay. Sau cùng chủ tọa phiên tòa hỏi người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có trách nhiệm bồi thường, người có tài sản, quyền lợi có liên quan đến việc phạm pháp, giám định viên có muốn hỏi thêm bị cáo vấn đề gì không.

Như vậy qua các quy định nêu trên cho thấy, về trình tự và phương pháp xét hỏi rất đa dạng, linh hoạt, không cứng nhắc nhƣng vẫn bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động này. Đặc biệt là việc xét hỏi không nhất thiết phải hỏi bị cáo trước, mà có thể hỏi bị hại hoặc người làm chứng trước.

Về thủ tục tranh luận: Thông tư số 16 xác định bị hại, nguyên đơn dân sự, người có trách nhiệm bồi thường và người có tài sản, quyền lợi có liên quan đến việc phạm pháp

trình bày những vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình, sau đó đại diện VKS trình bày kết luận của mình về vụ án. Tiếp đến bị cáo tự bào chữa hoặc người bào chữa thực hiện thay, bị cáo phát biểu bổ sung. Những người tham gia tranh luận đáp lại những ý kiến mà mình không đồng ý. Chủ tọa phiên tòa sẽ phát biểu kết thúc cuộc tranh luận khi các bên đã được phát biểu ý kiến, mỗi người được trả lời ý kiến của bên kia một lần về mỗi vấn đề còn có ý kiến khác nhau, trừ trường hợp chủ tọa cho phép phát biểu thêm64. Theo quy định này, điểm đặc biệt trong thủ tục tranh luận đó là bị hại hoặc đương sự khác bị thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần được trình bày ý kiến của mình trước, chứ không phải là VKS (bên buộc tội), tiếp sau đó bị cáo thực hiện quyền bào chữa. Viện kiểm sát trình bày kết luận về vụ án chứ không phải là trình bày lời luận tội nhƣ pháp luật TTHS hiện hành.

Đồng thời, quy định rất cụ thể việc mỗi người tham gia tranh luận được đáp lại ý kiến mà mình không đồng ý. Tuy nhiên, điểm hạn chế là giới hạn mỗi người chỉ được trả lời ý kiến của bên kia một lần về mỗi vấn đề còn có kiến khác nhau. Nhƣ vậy vấn đề đƣợc tranh luận sẽ không đến cùng, các bên không có cơ hội để thể hiện hết quan điểm của mình.

- Trước năm 1975 ở miền Nam nước ta, hoạt động xét hỏi (gọi là thẩm vấn) và tranh luận tại PTHSST quy định cơ sở pháp lý và thực hành phỏng theo pháp luật của Pháp mà không phải là của Mỹ. Điểm đặc trƣng thấy rõ nhất là việc áp dụng mô hình tố tụng thẩm vấn. Biểu hiện tại phiên xét xử sơ thẩm là sự kết hợp giữa thủ tục thẩm vấn và tranh luận làm một, mà không tách riêng ở hai công đoạn khác nhau. Trong cuốn “Hình sự- tố tụng”

tác giả Nguyễn Quốc Hƣng cho thấy65: Quy định thủ tục thẩm vấn trong quá trình xét xử có tính bắt buộc. Cuộc thẩm vấn đƣợc bắt đầu bằng việc Chánh án hỏi bị cáo và nhân chứng (gọi là hỏi cung), sau đó là lời buộc tội của Công tố viện. Sau cùng luật sƣ biện hộ và Tòa án đưa ra phán quyết. Nếu có mặt của nguyên cáo (bị hại) thì người này được trình bày ý kiến trước khi Biện lý buộc tội. Như vậy có thể thấy phiên tòa được tổ chức rất nhanh chóng, hoạt động xét hỏi và tranh luận bị hạn chế. Việc xét hỏi đƣợc giao cho Chánh án và cho dù có sự xuất hiện của bên buộc tội và bên bào chữa nhƣng vai trò của

64 Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa Luật lệ về tố tụng hình sự, Hà Nội, tr. 143.

65 Nguyễn Quốc Hƣng (1956), Hình sự - Tố tụng, NXB Sài gòn, tr. 81- 83.

họ rất mờ nhạt, quyền quyết định tập trung vào Tòa án, (vai trò của Biện lý trong cuộc tranh luận bị mờ nhạt). Tuy nhiên có thể nhận thấy điểm độc đáo trong thủ tục tranh tụng đó là bị hại được trình bày ý kiến trước khi đại diện VKS đưa ra lời buộc tội. Mặt khác pháp luật TTHS lúc bấy giờ dùng thuật ngữ “buộc tội” là rất chính xác và phù hợp với chức năng của Viện kiểm sát.

- Sau nhiều năm chuẩn bị, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 ra đời quy định chính thức thủ tục xét hỏi và tranh luận tại Chương XX và Chương XXI. Về thủ tục xét hỏi tại PTHSST, trên cơ sở kế thừa Thông tƣ số 16 đề cập trên, Bộ luật đã phát triển và ghi nhận cụ thể hơn về trình tự xét hỏi. Tuy nhiên về thủ tục xét hỏi đƣợc đặt nặng trách nhiệm vào vai trò của HĐXX, về phía người tham gia tố tụng chỉ được đề nghị HĐXX đặt câu hỏi mà chƣa có quyền trực tiếp đặt câu hỏi; không gắn việc xét hỏi làm rõ vật chứng mà chỉ quy định chung chung là khi xét hỏi xem xét vật chứng có liên quan.v.v. Về thủ tục tranh luận, đã không xác định rõ ràng trách nhiệm đối đáp của KSV; người tham gia tranh luận chỉ đƣợc đáp lại ý kiến một lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý –nội dung này đã hạn chế quyền tranh luận của người tham gia tố tụng ... Những hạn chế ở các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 về xét hỏi và tranh luận đã đƣợc BLTTHS khắc phục nhƣng không triệt để và nhiều nội dung của các quy định ấy đã không còn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)