CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC XÉT HỎI VÀ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
1.2. Mục đích và ý nghĩa của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Mục đích chung của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST là nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả các chủ thể khi tham gia TTHS; nó còn góp phần bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự.
Bởi vì thủ tục xét hỏi và tranh luận có vị trí trọng tâm trong các thủ tục xét xử. Qua xét hỏi để kiểm tra, làm rõ chứng cứ, giúp cho việc giải quyết VAHS khách quan, toàn diện.
Nếu xảy ra vi phạm trong xét hỏi, tranh luận ở mức vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để cấp xét xử sơ thẩm xét xử lại.
Hiến pháp nước ta quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh31. Hoạt động TTHS có tính nhạy cảm, dễ ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng thủ tục TTHS một cách chặt chẽ, tránh lạm quyền và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, bị can bị cáo có quyền nhƣng không buộc phải chứng minh là mình vô tội32. Vì thế mục đích của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST ở khía cạnh này không những là tạo điều kiện cho người bị buộc tội chứng minh là mình vô tội hoặc để làm giảm nhẹ tội, mà quan trọng hơn là lúc các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trách nhiệm chứng minh sự vô tội cho người bị buộc tội. Thế nhưng, việc áp dụng các thủ tục TTHS vừa khó, vừa có tính nhạy cảm, do đó cơ quan tiến hành tố tụng hay bị mắc sai lầm, vi phạm, thậm chí là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. Do đó quá trình tiến hành tố tụng đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền phải triệt để tôn trọng quyền bình đẳng của mọi
31 Điều 14, Điều 16 Hiến pháp năm 2013.
32 Điều 10 BLTTHS, Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
người trước pháp luật, phải luôn nhận thức rằng người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi đƣợc chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật33.
Về mục đích cụ thể của thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST biểu hiện:
Một là, mục đích của thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm:
Mục đích của xét hỏi cơ bản là để làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh trong VAHS, làm rõ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án; là lúc Tòa án thẩm tra, đánh giá chứng cứ đã thu thập đƣợc trong quá trình điều tra, với một tập hợp tài liệu có hệ thống trong hồ sơ vụ án. Cùng là lúc kiểm tra thông tin, sự kiện pháp lý đã xảy ra.
Có nhiều ý kiến cho rằng thủ tục xét hỏi là quá trình tiếp tục điều tra của Tòa án, nhƣng thiết nghĩ nên gọi đó chỉ là quá trình thẩm tra tính hợp pháp của chứng cứ, tài liệu, kiểm tra lại sự kiện pháp lý đã xảy ra thì thuyết phục hơn. Bởi vì kết quả điều tra đƣợc phản ánh khá đầy đủ trong hồ sơ, Tòa án chỉ nghiên cứu và kiểm tra tính hợp pháp của nó, thông qua hoạt động tranh tụng để đƣa ra kết luận. Xét khía cạnh khác, nếu thủ tục xét hỏi thực hiện không tốt thì có thể xảy ra hậu quả là không giải quyết đƣợc uẩn khúc oan sai, do quá trình điều tra thiếu sót hoặc có vi phạm pháp luật; hoặc phiên xét xử đã qua thủ tục tranh luận nhƣng phải quay trở lại thủ tục xét hỏi một cách đáng lẽ không nên có. Mục đích khác của hoạt động xét hỏi rất quan trọng đó là nó biểu hiện tính công khai trong việc làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Hai là, mục đích của thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm:
Trong tranh luận tại PTHSST phản ánh sự bình đẳng của các bên tham gia tranh tụng và để thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đƣợc bảo đảm- một trong những nguyên tắc đột phá, lần đầu đƣợc quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Thủ tục tranh luận để làm sáng tỏ các tình tiết vụ án; các bên tham gia tranh luận đƣợc tạo cơ hội, điều kiện đƣa ra quan điểm, đối đáp lẫn nhau để làm sáng tỏ chân lý vụ án. Là lúc người tham gia tố tụng công khai bày tỏ quan điểm liên quan đến việc giải
33 Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và Điều 31 Hiến pháp năm 2013 chứa đựng nguyên tắc suy đoán vô tội. Đây là các cơ sở để bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong pháp luật tố tụng hình sự.
quyết vụ án. Nó còn giúp cho việc đánh giá chứng cứ xác thực hơn và HĐXX xác định bị cáo phạm tội gì, áp dụng khung hình phạt nào là phù hợp, thiệt hại do tội phạm gây ra cho bị hại và xã hội như thế nào; cũng như nhiều trường hợp thông qua tranh luận đã phát hiện tội phạm, hành vi phạm tội đã bị bỏ lọt trong quá trình điều tra, truy tố.
Về giáo dục xã hội, hoạt động tranh luận là lúc thể hiện quan điểm chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với công dân; là lúc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức đạo đức xã hội.
1.2.2. Ý nghĩa của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Việc xét xử VAHS nhƣ thế nào để bảo đảm nghiêm minh và sự công bằng xã hội là mục tiêu cơ bản mà các nền tư pháp hình sự của các nhà nước văn minh trên thế giới mong muốn.
C. Mác và Ăng- Ghen đã khái quát thành chân lý về việc xét xử công bằng, đúng người đúng tội, rằng “Các vị không thể nào buộc được chúng tôi tin có sự phạm tội ở nơi không có sự phạm tội, - các vị chỉ có thể biến bản thân sự phạm tội thành một hành vi pháp lý mà thôi. Các vị đã xóa nhòa ranh giới, nhƣng các vị sẽ nhầm nếu nhƣ các vị nghĩ rằng điều đó chỉ đem lại lợi ích cho các vị. Nhân dân nhìn thấy sự trừng phạt, nhƣng không nhìn thấy sự phạm tội, và chính vì nhân dân nhìn thấy sự trừng phạt ở nơi không có sự phạm tội, cho nên nhân dân cũng không còn nhìn thấy sự phạm tội ở nơi có sự trừng phạt nữa”34. Về vấn đề này, tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rất coi trọng về công tác xét xử phải đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh theo pháp luật.
Trong thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc năm 1948, Người viết: “Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương
“phụng công, thủ pháp, chí công vô tư”, cho nhân dân noi theo”35. Người rất không hài lòng trước việc pháp luật của ta không được thực hiện nghiêm minh, xét xử thiếu công bằng, “thưởng có khi quá rộng mà phạt thì không nghiêm”, lẫn lộn giữa công và tội. Theo Người thì có công thì được thưởng, có lỗi thì phải phạt36.
34 Nhà Xuất bản Sự Thật (1978), C.Mác- PH. Ăng Ghen toàn tập (Tập 1), Hà Nội, tr. 167.
35 Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia (1995), Hồ Chí Minh Toàn tập, Hà Nội, tr. 381-382.
36 Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, tr. 277.
Nhƣ vậy không còn nghi ngờ gì nữa, việc xét xử công bằng là vô cùng quan trọng, một trong những yếu tố mang bản chất nhà nước. Ở đây nói riêng về ý nghĩa của việc xét hỏi và tranh luận tại PTHSST cho thấy yếu tố công bằng, bình đẳng, công khai của một phiên tòa có tác động tích cực đến xã hội, đến thể chế nhà nước. Nếu xét hỏi, tranh luận phiến diện sẽ dẫn đến tuyên án dễ bị lệch lạc, gây ra oan sai.
Trong hoạt động xét xử tại PTHSST, hoạt động xét hỏi và tranh luận có vị trí trung tâm, cũng là quan trọng nhất để xác định sự thật khách quan của vụ án. Ở đó việc hỏi và trả lời đƣợc diễn ra công khai, việc đƣa ra lý lẽ, lập luận, đối đáp dân chủ, bình đẳng tại phiên tòa tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu xét hỏi tại PTHSST tạo cơ sở cho hoạt động tranh luận tiếp theo thuận lợi, thì hoạt động tranh luận lại tạo điều kiện cho việc nghị án và tuyên án có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Ở xét hỏi có tác dụng thẩm tra chứng cứ đã thu thập trong quá trình điều tra một cách toàn diện và làm sáng tỏ mọi tình tiết của vụ án. Ở tranh luận, các chức năng cơ bản của TTHS đƣợc phát huy tích cực nhất. Sự tranh tụng bình đẳng sẽ tạo lợi thế cho bị cáo và người tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Về phía chủ thể cơ quan và người có thẩm quyền thực thi công vụ có điều kiện nhân danh nhà nước thực thi công lý, bảo vệ nền pháp chế.
Qua thực tiễn xét hỏi, đặc biệt là tranh luận là lúc cơ quan tiến hành tố tụng có thể phát hiện căn cứ pháp luật TTHS và pháp luật hình sự còn bất cập, hạn chế, để có phương hướng, đề xuất cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện về mặt quy phạm. Qua hoạt động xét hỏi, tranh luận đã không ít trường hợp Tòa án phát hiện được sơ hở, thiếu sót trong việc quản lý kinh tế, xã hội của cơ quan nhà nước khác dẫn đến tội phạm và vi phạm pháp luật, mà Tòa án xét thấy cần phải kiến nghị yêu cầu khắc phục, sửa chữa.
Phiên tòa hình sự sơ thẩm là nơi vụ án đƣợc đƣa ra xét xử lần đầu, hoạt động xét hỏi, tranh luận còn có ý nghĩa giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho những người tham gia phiên tòa và trong quần chúng nhân dân (đặc biệt là các phiên tòa lưu động); có tác dụng
phòng ngừa tội phạm37. Rõ rệt nhất là trong bản luận tội do KSV trình bày bắt buộc phải có nội dung tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho bị cáo.
Và cuối cùng, thủ tục hỏi- đáp trong phần xét hỏi, đối đáp trong phần tranh luận giúp cho phiên tòa sinh động; để người tham dự phiên tòa tận mắt tai nghe sự thật của vụ việc, hành vi phạm tội nhƣ thế nào, tội phạm bị trừng trị ra sao.