CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1 Tổng quan tổ chức KGCC khu vực NĐLS theo hướng BĐLHĐCN ở các nước trên thế giới
1.1.2 Quá trình hình thành KGCC tại các khu vực NĐLS trên thế giới
Thời nguyên thủy, con người sinh hoạt và lao động chủ yếu ngoài thiên nhiên và trú ngụ trong các hang động, KGCC được hiểu là ở khắp mọi nơi. Khi xây dựng những công trình và không gian riêng tư, KGCC là những khoảng trống còn lại giữa các công trình để hoạt động công cộng.
Thời kỳ cổ đại: Dạng thức đầu tiên của KGCC ra đời vào thế kỷ thứ 5TCN tại Athen - Hy Lạp cổ đại là những quần thể kiến trúc đền đài xây dựng trên đồi cao (Acropol) và quảng trường công cộng (Agora). Thời kỳ thịnh vượng, các “Acropol”
có thêm nhà hát ngoài trời, có thềm dốc bậc ở khu vực chân núi. “Agora” thường được đặt tại trung tâm thành phố, giao của những trục giao thông quan trọng, dễ dàng tiếp cận từ mọi hướng. “Agora” có nhiều chức năng, nhưng chủ yếu phát triển thành không gian mở cho tất cả mọi người, là nơi tụ họp, là những khoảng không diễn ra các cuộc diễn thuyết, tranh luận công khai, nơi người dân được sử dụng tự do.
Thời La Mã, kế thừa những giá trị của giai đoạn trước đó của Hy Lạp,
“Agora” là nơi tụ họp dân chúng và diễn ra những hoạt động chính trị, văn hóa quan trọng của thành phố tại khu NĐLS và được gọi là “Forum”. Các cuộc tàn sát tôn giáo, tranh giành quyền lực và lãnh địa liên tục trong thời kỳ này đã khiến La Mã tan rã (TK 5 SCN), người dân không còn tham gia hoạt động cộng đồng tại các KGCC nữa, giới quý tộc tách biệt khỏi các hoạt động chung của cộng đồng. KGCC chuyển đổi hình thức và chức năng một cách mạnh mẽ, trở thành nơi thờ cúng và thể hiện quyền lực
chính trị.
Hình 1-1: Minh họa các KGCC thời kỳ cổ đại
Giai đoạn đầu của thời kỳ trung đại (từ khoảng thế ký 5 - 10), chiến tranh liên miên, các trung tâm đô thị bị phá hủy nghiêm trọng, các quảng trường là nơi diễn ra những cuộc hành quyết đẫm máu, dân chúng chìm đắm trong đêm trường trung cổ, KGCC là nỗi ám ảnh của người dân với sự chết chóc và dịch bệnh. Thời kỳ Phục hưng (Thế kỷ 13) mở ra một cuộc cách mạng về quảng trường với phát kiến quan trọng của người Ý. Giai đoạn này, hệ thống công viên, vườn hoa tại NĐLS các thành phố châu Âu được xây dựng nhiều. Tại Pháp, từ cuối thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 18, nhiều khu NĐLS thành phố được quy hoạch theo nguyên tắc Phục hưng, Baroc. Các KGCC như công viên, vườn hoa được thiết kế mặt bằng kỷ hà, các quảng trường với chức năng hạt nhân trung tâm thành phố là giao điểm của các trục giao thông quan trọng. Tuy nhiên, không gian không phải lúc nào cũng thuộc quyền sở hữu của cộng đồng, thường chủ sở hữu là nhà thờ hoặc lãnh chúa. Cuối giai đoạn này cũng hình thành loại KGCC tư nhân như các vườn hoa nội khu, chỉ phục vụ một nhóm người, hạn chế quyền tiếp cận đám đông dân cư. Đây là những dạng thức đầu tiên của không gian bán công cộng.
Thế kỷ 18, cách mạng công nghiệp đã mở màn cho một loạt thay đổi lớn trong thiết kế và QHĐT. Sự xuất hiện của xe lửa, đầu máy hơi nước thúc đẩy sự giao thương giữa các thành phố, tạo nên những đại đô thị với mật độ dân số lớn cùng nền kinh tế sôi động thay thế cho những khu NĐLS vừa và nhỏ. Sự phát triển này ảnh hưởng trực tiếp đến hình thái các đô thị. Dân cư đổ dồn về các thành phố lớn tạo ra nhu cầu về nhà ở, dịch vụ, gây tác động lớn đến môi trường và tính liên kết cộng đồng.
Khi tốc độ xây dựng quá nhanh, các khu nhà cao tầng xuất hiện liên tiếp, con
người đã rơi vào tình trạng quá chú trọng không gian riêng mà quên đi các không gian công cộng giữa chân những tòa nhà cao tầng. Mật độ các nhà cao tầng san sát, Sự rời rạc, khô cứng của các khoảng trống dưới chân công trình làm thiếu đi sự gắn kết của đời sống xã hội. Đô thị thiếu vắng hệ sinh thái thiên nhiên và con người, thay vào đó là những tòa cao tầng mọc san sát, không còn chỗ cho KGCC.
Các chuyên gia về quy hoạch đô thị đã nhận ra rằng các KGCC không chỉ mang lại sức sống và bản sắc cho thành phố, chúng còn kết nối con người với nhau, kết nối quá khứ với hiện tại và cả tương lai. Các KGCC giờ đây thường xuyên đầy ắp người dân, những người đang di chuyển, đang nghỉ ngơi, đang giao lưu.
Hình 1-2: Minh họa các KGCC thời kỳ trung và cận đại
Ngày nay các KGCC trên thế giới được nghiên cứu thiết kế, tận dụng khai thác những không gian trống không chỉ là những quảng trường mà là các ngõ phố, tuyến đường,... Các đô thị lớn với các khối nhà cao tầng, không gian mái nhà, không gian hần, không gian mặt nước,.. đã được các chuyên gia thiết kế đô thị nghiên cứu và tận dụng để tổ chức thiết kế các KGCC sinh động, Ngoài ra sự tham gia của cộng đồng, sự tưởng tượng và những sáng tạo cá nhân sẽ làm đa dạng và tạo sự biến đổi hấp dẫn đầy bản sắc cho những KGCC.
Ở châu Á, điển hình là Trung Quốc, hình ảnh NĐLS thành phố gắn liền với thành bao quanh cung điện của vua quan và quí tộc, quách là tường thành bảo vệ phía ngoài khu vực dân cư. Kiến trúc, cảnh quan thuận thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm nền tảng, để tạo ra những không gian sống hài hoà cho con người. Các đô thị ở châu Á đã đi theo quan điểm Thiên – Địa - Nhân, phát huy sâu sắc các giá trị văn hóa truyền thống.
Nhìn nhận quá trình lịch sử phát triển đô thị, cho thấy “nếu quảng trường là
KGCC đặc trưng kiến trúc Âu Châu thì không gian đường phố lại là KGCC ưa thích của người Châu Á”. Các kiểu KGCC đường phố, phố chợ, sân đình, cổng làng là những loại hình thường gặp. Sự dịch chuyển và thay đổi cảnh quan là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của KGCC dạng đường phố tại các đô thị châu Á trong đó Thăng Long - Hà Nội không phải là trường hợp ngoại lệ.
Bảng 1-2: Khái quát hình ảnh KGCC khu vực NĐLS trên thế giới qua các giai đoạn