CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
a. Các Luận án, Luận văn, Bài báo khoa học trong nước
- “Tổ chức KGCC trong đơn vị ở tại Hà Nội”, LATS Phạm Trọng Thuật (2002) Luận án đưa ra một số kiến nghị thiết lập 3 cơ sở định hình KGCC dựa trên:
Cơ sở văn hoá truyền thống; cơ sở xã hội và cơ sở tự nhiên. Đề tài cũng đã đề xuất các mô hình và giải pháp thiết kế, tổ chức KGCC nhằm cải tạo chất lượng đơn vị ở và xây dựng đơn vị ở mới hình thành trong tương lai đến 2020. Đây là một đề tài nghiên cứu sâu vào một phần khái niệm KGCC. Mặc dù chưa có cơ chế quản lý kèm theo nhưng là tài liệu tham khảo hữu ích để đề xuất cơ chế quản lý các KGCC.
- Tổ chức không gian, kiến trúc quảng trường tại các đô thị lớn ở Việt Nam”, LATS Tạ Nam Chiến (2010)
Luận án đã xây dựng được cơ sở dữ liệu quy hoạch, tổ chức các không gian quảng trường tại các đô thị lớn ở Việt Nam. Tổng hợp và lượng hoá được các đặc điểm, thực trạng tổ chức các không gian quảng trường hiện hữu. Ngoài ra, luận án đã đưa ra được các giải pháp cải tạo quảng trường hiện hữu, quy hoạch, tổ chức không gian quảng trường tại các khu đô thị mới, tạo lập them quảng trường trong các khu đô thị cũ nhằm hoàn chỉnh hệ thống quảng trường trong đô thị.
- “Quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC NĐLS thành phố Hà Nội” LATS Nguyễn
Liên Hương (2020).
Luận án đề xuất bộ tiêu chí quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC khu NĐLS Hà Nội gồm 7 nhóm: 1) Bố cục tổng thể; 2) Kiến trúc KGCC; 3) Cảnh quan KGCC;
4) Sử dụng đất; 5) Khu vực cần bảo tồn; 6) Hạ tầng kĩ thuật & Tiện ích đô thị;
7)Hoạt động & phương tiện giao thông. Nhận diện giá trị kiến trúc, cảnh quan gồm giá trị về Cấp độ KGCC; Vị trí KGCC; Chất lượng kiến trúc, cảnh quan; Đề xuất các giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC khu NĐLS:1) Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý, công cụ, cơ sở dữ liệu; 2) Giải pháp cụ thể gồm quản lý bảo vệ kiếntrúc, cảnh quan KGCC có giá trị; quản lý cải tạo, chỉnh trang; quản lý xây dựng mới; quản lý khai thác, sử dụng; 3) Giải pháp tổ chức bộ máy và trách nhiệm QLNN; 4) Giải pháp có STGCCĐ.
- “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc trung tâm lịch sử đô thị Hà Nội theo hướng du lịch văn hóa” LATS Nguyễn Vũ Phương (2006).
Luận án đề xuất các quan điểm bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc với mô hình phát triển du lịch văn hóa bền vững tại trung tâm lịch sử Hà Nội. Xây dựng phương pháp, tiêu chí đánh giá tiềm năng di sán trung tâm lịch sử Hà Nội, phân vùng
không gian kiến trúc đặc trưng để xác định các biện pháp cán thiệp. Đề xuất các nguyên tắc và phương pháp bảo tồn, cải tạo và kiểm soát phát triển xây dựng trung tâm lịch sử đô thị Hà Nội.
- “Khai thác yếu tố cây xanh mặt nước trong tổ chức KGCC các khu Đô thị mới tại Hà Nội” LATS Đỗ Trần Tín (2012).
Luận án đề xuất được các mô hình khai thác yếu tố cây xanh, mặt nước trong tổ chức KGCC tại các khu ĐTM tại Hà Nội; phối kết cây xanh mặt nước và các nhân tố tạo cảnh cùng với thủ pháp chiếu sáng nghệ thuật ban đêm nhằm tăng hiệu quả thẩm mỹ của yếu tố cây xanh mặt nước. Đề xuất giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý, chăm sóc bảo dưỡng các không gian xanh công cộng trong các khu ĐTM tại Hà Nội.
- “Tổ chức không gian ngầm dịch vụ công cộng gắn với bộ hành khu vực NĐLS thành phố Hà nội” LATS Nguyễn Tuấn Hải (2015).
Luận án góp phần định hướng và xây dựng chiến lược từng bước hình thành hệ thống DVCC ngầm gắn với tuyến bộ hành trong khu vực NĐLS thành phố Hà Nội. Mô hình và những giải pháp thiết kế đề xuất là một đóng góp tích cực và hữu ích để tổ chức không gian ngầm dịch vụ công cộng nhằm nâng cao hiệu quả sự dụng và hoàn thiện cả về tính chất và quy mô của hệ thống dịch vụ công cộng đô thị cho Hà Nội, đặc biệt là khu vực NĐLS.
- “Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan các tuyến phố chính khu vực NĐLS
thành phố Hà Nội” LATS Trần Thọ Hiển (2017)
Luận án đề xuất cũng như xây dựng được bộ tiêu chí quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan các tuyến phố chính tại khu vực nội đô. Ngoài ra, xây dựng được quy trình cũng như các nhóm giải pháp để quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tại các tuyến phố chính. Đề xuất cơ chế chính sách, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền đô thị trong quản lý nhà nước về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan các tuyến phố chính tại Hà nội. Cũng đề cập đến một số biện pháp phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong việc tham gia, giám sát và tự quản quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan các tuyến phố chính khu vực NĐLS thành phố Hà Nội.
b. Các Luận án, Luận văn và các bài báo khoa học quốc tế
- Matthew Carmona, Claudio de Maglhaes & Leo Hammond (2008) – Public Space: The Management Dimension, Routledge
Nhóm tác giả tiếp cận không gian công cộng từ góc độ quản lý, và cụ thể là góc độ quản lý thiên về thiết kế. Kinh nghiệm quản lý các không gian công cộng ở Anh cho thấy có sự liên hệ rõ ràng giữa cách quản lý và cách thiết kế. Chất lượng không gian công cộng được đo đạc trên hai phạm trù là chất lượng vật thể và chất lượng phi vật thể. Đáng chú ý là chất lượng phi vật thể, được thể hiện trên các khía cạnh là sự tham dự và sự tương tác của cộng đồng và khả năng đáp ứng các hoạt động tại bất kỳ thời điểm nào. Không gian công cộng cần được quản lý bởi ba bên có liên quan là cộng đồng (đối tượng sử dụng), chính quyền (bên ra chính sách) và các đối tác có liên quan theo từng khâu (sở hữu, đầu tư, thi công và vận hành).
- Sophie Wolfrum (2014) – Squares: Urban Spaces in Europe, Birkhọuser Châu Âu nổi tiếng với những quảng trường trong các đô thị phát triển suốt từ thời cổ đại cho đến nay. Các quảng trường này là nơi in đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa phong phú của Cựu Lục Địa này. Luận điểm của tác giả là nếu coi thành phố là một sàn diễn thì quảng trường chính là tâm điểm của sàn diễn ấy, là sân khấu chính tái hiện rất nhiều lớp lang văn hóa đô thị. Tác giả đã dày công nghiên cứu và hệ thống hóa 70 quảng trường tiêu biểu tại 43 thành phố của 10 nước Châu Âu là Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Đức, Hungary, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Ý. Các quảng trường này được phân tích về các mặt niên đại lịch sử, hình thái học, kích thước, bố cục, cách tổ chức không gian, sân vườn, các yếu tố trang trí, bề mặt bao quanh, tiếp cận giao thông, yếu tố thương mại, các hoạt động và tính biểu hiện.
- Ali Madanipour (2010) – Đối tượng sử dụng KGCC là ai? một số trường hợp nghiên cứu quốc tế.
Không gian công cộng trong đô thị như quảng trường, công viên, … thông thường là một khu phức hợp chức năng, là nơi diễn ra nhiều hoạt động, thu hút nhiều thành phần dân cư tham gia và mang tính biểu trưng cao Cần tổ chức địa điểm công cộng – cả về không gian lẫn hoạt động – chú trọng tính bao hàm, tức là “cộng dồn” các đối tượng sử dụng đa thành phần, đa nhóm với nhu cầu và nguyện vọng khác nhau, hài hòa các nhu cầu và nguyện vọng đó sao cho từng cá nhân ai cũng tìm được một vị trí thích hợp cho mình trong không gian ấy, vừa độc lập lại vừa sẵn sàng tương
tác, chia sẻ và kết nối. Các ví dụ đến từ Anh, Đài Loan, Nam Phi, Nigeria, Saudi Arabia, Iran, Mexico và Pháp đã minh họa rõ những luận điểm này.
1.4.2 Các dự án cuộc thi, thiết kế và các nhóm hoạt động có liên quan a. Các Dự án sáng tạo trong tổ chức KGCC
- Biến hố ga, nắp cống thành tranh ghép gốm ở trung tâm Hà Nội
Từ những nắp cống, hố ga cũ kỹ, các thành viên trong câu lạc bộ Hanoi Art Space đã dùng những mảnh gốm vụn để tạo thành những bức tranh sinh động, rực rỡ sắc màu trên tuyến phố Đinh Tiên Hoàng (TP. Hà Nội).
Hình 1-20: Dự án biến hố ga thành tranh ghép gốm - Cuộc thi vẽ về Hà Nội
Cuộc thi do UNESCO và UN-Habitat tổ chức, với sự đồng hành của nhóm Vietnam Local Artist Group (VLAG), nhằm thúc đẩy danh hiệu "Hà Nội - Thành phố Sáng tạo" do UNESCO trao tặng năm 2019, bằng những tác phẩm tranh vẽ minh họa về thủ đô Hà Nội.
b. Các hoạt động sáng tạo của các nhóm xã hội
- Nhóm Tryspace Không gian công cộng cho giới trẻ (Danielle Labbe)
TRYSPACE, một dự án nghiên cứu quốc tế kéo dài sáu năm về không gian công cộng và giới trẻ, diễn ra tại Hà Nội, Paris, thành phố Mexico và Montreal.
Danielle Labbe, Phó giáo sư tại Đại học Montreal trình bày về xu hướng DIY (do- it- yourself) tại các đô thị trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, cũng như những câu hỏi mà xu hướng này đặt ra cho giới nghiên cứu cũng như các nhà quy hoạch đô thị.
- Nhóm Think Playgrounds Nghĩ về sân chơi trong thành phố (Sáng lập Chu Kim Đức và Nguyễn Tiêu Quốc Đạt)
Nhóm TPG đã xây dựng 92 sân chơi tại khắp các thành phố trên cả nước, từ các vật liệu tái chế đơn giản. Nhóm cũng tổ chức các hoạt động như Play Day để tạo cơ hội cho trẻ em được vui chơi cũng như nâng cao nhận thức của người dân về tầm
quan trọng việc vui chơi với sự phát triển của trẻ nhỏ. Các thành viên của TPG có rất nhiều kinh nghiệm làm sân chơi và sân vườn cùng cộng đồng tại Hà Nội cũng như các thành phố khác.