Lý luận về biến đổi linh hoạt đa chức năng Không gian công cộng

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng (Trang 68 - 72)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG

2.2 Cơ sở lý luận

2.2.6 Lý luận về biến đổi linh hoạt đa chức năng Không gian công cộng

a. Lý luận về biến đổi và biến đổi linh hoạt trong tổ chức không gian:

Biến đổi không gian : không gian đóng, mở và liên kết

Hình 2-2: Không gian đóng mở và liên kết KG (nguồn: PGS.TS )

- Cảm nhận về không gian đóng:

Đây là những không gian cho cảm nhận về sự kín đáo, gần gũi , ấm cúng với những ranh giới không gian được xác định rõ ràng. Trên mặt bằng: bị giới hạn, khép kín trong không gian. Trên mặt cắt: có chiều cao giới hạn tia nhìn trên. Góc tia nhìn đỉnh của vật thểvới đường nằm ngang:

- Cảm nhận về không gian mở

Trên mặt bằng: các tia nhìn được hướng ra ngòai không gian theo một hoặc vài hướng. Trên mặt cắt: tia nhìn cũng không bị các vật thể che chắn hòan tòan (tia nhìn trên nhỏ hơn góc 14-30°).

Không gian có tỷ lệ đẹp có các tia nhìn trên với góc từ 14° – 40° mang lại những cảm giác dễ chịu, những không gian có tỷ lệ chiều cao/chiều rộng = 1/2 đến 1/4 là những không gian được coi là có tỷ lệ đẹp. Kết hợp với tỷ lệ của con người, không gian cho cảm giác ấm cúng, thân mật thường mỗi chiều không quá 25m. Một không gian đô thị không nên rộng quá 130m mỗi chiều.

- Các không gian liên kết

Đây là những không gian thuờng gặp trong đô thị, tạo nên sự phong phú trong chức năng, hình thái của tuyến hoạt động. Khu vực không gian chuyển tiếp, khu vực mà thị giác cảm thụ được cả 2 không gian. Hướng liên kết được quyết định bởi các vật thể dẫn hướng.

Biến đổi linh hoạt trong không gian

Linh hoạt được hiểu đơn giản là khả năng thích nghi với cuộc sống, công việc trước những sự thay đổi. Sự biến đổi linh hoạt KGCC đòi hỏi thích ứng với các biến đổi đa dạng của không gian và thời gian. Biến đổi linh hoạt đa chức năng trong tổ chức KGCC là khả năng biến đổi KGCC phù hợp với các chức năng sử dụng của cộng đồng theo các kịch bản khác nhau.

b. Lý luận về sự biến đổi và bất biến đổi trong không gian kiến trúc quy hoạch đô thị

Ba yếu tố bất biến đổi:

- Đặc trưng thiên nhiên tạo dấu ấn riêng của đô thị.

Mỗi đô thị đều được sở hữu một quỹ thiên nhiên. Trong quả trình hình thành và phát triển của không gian đô thị, các yếu tố thiên nhiên ít nhiều có sự biến đổi do chịu ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nhưng đặc trưng

hình thái của nó thì không biến đổi. Cần phải phân biệt thiên nhiên và đặc trưng thiên nhiên. Đặc trưng thiên nhiên của Huế và Đà lạt là hoàn toàn khác nhau. Núi Ngự và dãy Lambian, sông Hương và chuỗi hồ … đã tạo nên những đặc trưng thiên nhiên của hai thành phố, một bên nặng chất phương Đông, và một bên nặng chất phương Tây.

- Các giá trị di sản.

Những di tích của một chế độ xã hội, những minh chứng của một nền sản xuất được thể hiện qua các dấu vết đô thị hoặc các công trình di tích là biểu hiện của các giá trị lịch sử và văn hóa một thời cuả đô thị hiện hữu. Trong quá trình quy hoạch tổng thể, xây dựng mới hay cải tạo các khu vực dân cư, cần phải thống kê và đánh dấu các công trình kiến trúc - di sản có ý nghĩa quan là cơ sở cho một giải pháp tổ chức không gian đô thị thích ứng có chú ý đến sự tồn tại cuả các giá trị di sản kiến trúc cổ và thiên nhiên có giá trị. Tuy nhiên cũng có những yếu tố di sản là các yếu tố phi hiển thị. Di tích Hoàng thành của Hà nội nằm sâu dưới lòng đất.

Chúng trở thành bất biến ngay cả khi không nhìn thấy.

- Đặc trưng Văn hóa.

Những giá trị đạo đức, quan niệm thẩm mỹ, phong tục và lối sống…của mỗi dân tộc có một mã số riêng. Chúng dược tích tụ theo thời gian, đựoc chọn lọc và thích ứng qua thực tiễn đời sống, trong một môi truờng thiên nhiên, văn hóa xã hội.

Chúng đóng một vai trò quan trọng trong sự diễn giải các hình thức đô thị. Những yếu tố này cần phải trở thành đặc trưng riêng cho mỗi đô thị, nhất là trong một thế giới của những biến đổi. Chúng ta đang sóng trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, nhưng đó là hội nhập kinh tế , chứ không phải họi nhập bản sắc văn hóa.

Năm yếu tố Biến đổi bao gồm :

- Mặt bằng tổng thể (hình thức và kiểu loại).

Đây là hình thức dễ được nhận thấy khi so sánh các bản đồ mặt bằng thành phố qua các giai đoạn phát triển. Đời sống của đô thị dưới tác động của kinh té, văn hóa xã hội sẽ làm thay đổi hình thức , trực tiếp thể hiện qua mặt bằng tổng thể của thành phố. Cũng cần phải nhận thức vai trò quan trọng của chính sách phát triển đô thị của chính quyền đô thị. Chính họ là người sẽ định hướng trong quá trình mở rộng lãnh thổ theo hướng nào và chịu sự chi phối của yếu tố nào (kiểu, loại).

- Hình thức và cách sắp xếp phân chia ô - mảnh

Trong một mặt bằng tổng thể có thể có nhiều kiểu bố cục chia mảnh đất khác nhau. Những khu đất ở trung tâm có giá trị cao bị phân chia thành rất nhiều mảnh nhỏ, trong khi các lô đất ở vùng rìa có giá trị nhỏ được phân chia thành những lô đát to. Độ lớn, hình thức cũng như giá trị của lô đất sẽ quyết định hình thức của kiến trúc nằm trên lô đất đó. Chính vì vậy, việc phân chia ô mảnh của các nhà quy hoạch sẽ quyết định bộ mặt kiến trúc của thành phố trong tuơng lai.

- Các khoảng đặc và khoảng rỗng

Với các tỉ lệ và hình thức bố cục khác nhau, các khoảng đặc rỗng được hình thành bởi quá trình xây dựng đô thị. Thực chất, trong quá trình phát triển và mở rộng không gian đô thị, có những khu vực được xây dựng với mật độ cao và rất cao, có những khu vực mật độ xây dựng thấp và rất thấp. Có những khu vực rất nhiều cây xanh, không gian công cộng, Lại có những nơi nhà cửa bị dồn nén. Mối quan hệ hữu cơ giữa kiến trúc và quy hoạch là ở chỗ, kiến trúc có thể đóng vai trò như một yếu tố điều chỉnh không gian, khi tạo ra các khoảng đặc rỗng trong đô thị.

- Phân chia sử dụng đất thành các khu vực công năng khác nhau.

Cấu trúc đô thi được hình thành bởi các khu vực công năng khác nhau. Trong quá trình phát triển, các khu vưc công năng đó có thể dịch chuyển, hoặc thay đổi vị trí của mình. Điều đó có thể ảnh hưởng tới không gian đô thị, tùy theo kế hoạch và chính sách phát triển.

- Ngôn ngữ chung giữa kiến trúc, địa hình và cảnh quan.

Điều đó dễ được nhận thấy trong việc tiếp cận địa hình vùng đồi núi của các công trình kiến trúc ở Đà lạt và Yên bái là hoàn toàn khác nhau. Kiến trúc ở Đà lạt nằm trên sườn đồi, trong khi kiến trúc ở Yên bái nằm dưới chân đồi.

Như vậy có thể nói rằng, Hình thái học đô thị cần phải được xem xét trên cả hai phương diện - hình dạng (forme) và kiểu, loại (type). Chúng luôn biến đổi và chuyển hoá theo thời gian. Và sự nghiên cứu quy luật biến đổi của nó là cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển không gian đô thị một cách liên tục và bền vững.

c. Lý luận về sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển

Di tích lịch sử - văn hoá là một loại tài nguyên không thể tái sinh, không thể thay thế, nên về mặt nguyên tắc, không được huỷ hoại, không được làm ảnh hưởng đến giá trị, tính xác thực, yếu tố gốc cấu thành di tích, tính toàn vẹn của di sản; cần

thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Di sản văn hoá về các khu vực bảo vệ của di tích. Ở nhiều nước trên thế giới và cả ở Việt Nam, cần giải quyết hài hòa giữa bảo tồn di tích thuộc loại hình khảo cổ học và xây dựng các công trình phát triển kinh tế xã hội. Các quy ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên ký kết:

- Hiến chương Unesco về Bảo vệ thành phố và các khu vực có đô thị lịch sử (1987) “ các giá trị cần được bảo vệ bao gồm tính lịch sử của thành phố hoặc khu đô thị mà tất cả các yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần biểu thị tính chất đó…”

- Tuyên ngôn Asean về Di sản văn hóa 2000 - Bangkok; Hiến chương quốc tế về Bảo tồn và tu bổ di tích được thông qua bởi Đại hội quốc tế các kiến trúc sư và chuyên gia kỹ thuật lần thứ II, 1964 -Venice.

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w