CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2 Tổng quan tổ chức KGCC khu vực NĐLS tại Việt Nam
1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển KGCC tại các đô thị lịch sử ở Việt Nam18
hội quán, nhà thờ tổ, … đều được sử dụng rất hiệu quả và thường xuyên. Trong không gian cộng đồng này, mỗi cá thể xuất hiện ít khi dưới danh nghĩa cá nhân, mà với tư cách là một bộ phận khớp nối trong một cỗ máy chung. Vì vậy, cũng có thể coi những không gian này là một dạng không gian sinh hoạt cộng đồng chính thống phục vụ thiết chế làng xã, hay là một dạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự tồn tại của cộng đồng trong thể chế phong kiến. Các tục lệ tang ma, cưới hỏi, lễ tết của các vùng miền chính là biểu hiện của hoạt động công cộng. Trong quá trình lịch sử, người Việt không có những thiết kế không gian công cộng cụ thể, nhưng sự đa dạng trọng các hoạt động công cộng có sự tham gia của công đồng đã luôn đem lại sự đa dạng và bản sắc riêng.
Các hoạt động này dẫn đến sự ra đời và phát triển các đô thị Việt Nam sẽ diễn biến theo chiều từ Bắc đến Nam mang theo sự pha trộn văn hóa của nhiều tộc người, nhiều loại hình địa hình khí hậu ảnh hưởng đến xu hướng sinh hoạt cộng đồng khác nhau. Các hoạt động chiếu chèo trên sân đình, hát xoan, hát đối, bán hàng rong, ngồi bệt, ăn cơm trên mâm, trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây, ô ăn quan, nhảy lò cò,… thường xuyên xuất hiện và trở nên quen thuộc trong cuộc sống của người Việt, thể hiện tính linh hoạt hoạt động và khả năng biến đổi linh hoạt trong tổ chức không gian công cộng.
Khái niệm KGCC xuất phát từ châu Âu. Khái niệm này chính thức du nhập vào Việt Nam bắt đầu từ thời thuộc Pháp. Người Pháp lần đầu tiên đã đưa vào Việt Nam nhưng nguyên lý quy hoạch đô thị phương Tây với mạng lưới đường ô cờ vuông vắn, các trục không gian chủ đạo rộng rãi thẳng tắp, có công trình điểm nhấn án ngữ, những quảng trường trước các công trình lớn như phủ toàn quyền, ngân hàng, nhà hát nhằm phô trương quyền lực và sức mạnh vật chất – văn hóa của mình ở một xứ thuộc địa mới xâm chiếm. Ngoài ra, một số công viên, vườn hoa được xây dựng, nhằm tô điểm thêm cho cuộc sống vương giả của khu phố Pháp hơn là những không gian công cộng thực sự. Cho nên những KGCC này chính là những “cơ sở hạ tầng” phục vụ người Pháp và chính quyền thuộc địa của Pháp, còn sự tiếp cận của người bản xứ bị cấm đoán hoặc hạn chế. Người Pháp Quy hoạch lại và tạo nhiều KGCC theo cách sinh hoạt của người châu Âu, các không gian công cộng này hiện tại vẫn còn tồn tại tuy nhiên do không hình thành từ trong văn hóa, thói quen, tục lệ của người Việt nên chưa thực sự thích nghi.
Thời kỳ hòa binh lập lại, bên cạnh những KGCC do người Pháp xây dựng, loại hình KGCC phổ biến nhất ở nước ta thời kỳ này là các quảng trường chính trị ở tất cả các thành phố, thường bố trí trước mặt tòa nhà UBND – HĐND, xung quanh là các công trình phục bộ máy hành chính địa phương như trụ sở các sở, ban, ngành, tòa án, bưu điện, ngân hàng nhà nước, ... Ở Hà Nội, có thể nói Quảng trường Ba Đình là KGCC biểu tượng quyền lực của Nhà nước XHCN với sự hiện diện của Lăng Hồ Chủ tịch, Tòa nhà Quốc hội, và các tòa công thự khác. Những quảng trường chính trị ở các thành phố khác cũng tương tự, thường được tạo ra phục vụ các sự kiện đại lễ chính thống do chính quyền địa phương tổ chức chứ không phát huy như các không gian phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí tự do của người dân, nên nhìn chung các không gian này thường vắng lặng khô cứng và thiếu sức sống xã hội.
Thời kỳ này một số các khu dân cư mới đã được quy hoạch và xây dựng theo mô hình “tiểu khu” học từ Liên Xô (là mô hình có sự vi chỉnh từ mô hình “đơn vị ở” gốc của Clarence Perry thế kỷ 19). Ở Hà Nội điển hình loại này có các khu Trung Tự, Kim Liên, Giảng Võ, Thanh Xuân. Với nguyên lý quy hoạch khá rõ rệt, các KGCC, các công trình công cộng như trường học, nhà trẻ, sân chơi, vườn hoa thường được bố trí ở trung tâm khu dân cư hoặc tâm của các nhóm nhà. Mặc dù chất lượng các không gian này còn nhiều điều đáng bàn, nhưng về lượng và sự phân bố thì các sân chơi, vườn hoa này được quy hoạch khá hợp lý và vẫn phát huy cho đến tận bây giờ. Ngoài ra khoảng trống giữa các tòa nhà cũng đã phát huy thành những KGCC đa năng và rất quý đối với đời sống cộng đồng người dân.
Bảng 1-3: Khái quát hình ảnh phát triển các KGCC tại Việt Nam qua các giai đoạn