Bài học kinh nghiệm quốc tế và trong nước liên quan tới tổ chức LHĐCN

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng (Trang 84 - 89)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG

2.3 Cơ sở thực tiễn

2.3.4 Bài học kinh nghiệm quốc tế và trong nước liên quan tới tổ chức LHĐCN

Bài học kinh nghiệm quốc tế

a. Bài học về tính hiệu quả và sự rủi ro trong tổ chức KGCC

Tính hiệu quả

- Trường hợp tổ chức tuyến đi bộ trên tường thành Tây An (Trung Quốc) thế hiện tính hiệu quả trong tổ chức KGCC kết hợp cũ và mới.

Tây An là một trong 4 cố đô lớn nhất thế giới đã thể hiện như một bài học về hiệu quả khai thác giá trị văn hóa đô thị. Với lịch sử văn minh hơn 7000 năm. 3100 năm xây dựng và 1100 năm lịch sử kiến đô. Là cố đô của 13 triều đại của Trung Quốc, điểm khởi đầu của con đường tơ lụa, nơi đây chứng kiến những đổi thay lịch sử của nền văn minh trung hoa trong hàng ngàn năm, là kho báu của nhiều di sản thế giới.

Hình 2-7: Tuyến đi bộ và quảng trường nước, Tây An, Trung Quốc

Tây An ngày nay không chỉ là chứng nhân của lịch sử, nó còn là một đô thị hiện đại và thịnh vượng. Những tuyến đi bộ và quảng trường, những tòa nhà cao tầng, những khu trung tâm mua sắm cao cấp bên tòa thành... Những bức tường thành

cổ kính tương phản với những tòa nhà hiện đại, những con phố thương mại sầm uất đắm chìm vào trong bầu không khí lịch sử với những kiến trúc hàng ngàn năm.

Sự rủi ro

- Trường hợp tổ chức không gian một tuyến phố đi bộ của Hàn quốc sầm uất gắn với một thảm họa kinh hoàng trong lịch sử

Việc tổ chức các tuyến phố đi bộ không đơn thuần là chỉ là những thiết kế. Ở các tuyến phố đi bộ, các hoạt động mua sắm, ăn uống, và sự quá tải của người tham gia trong những dịp lễ đặc biệt có thể gây những tác động nguy hiểm.

Hình 2-8: Khu phố Itaewon thời điểm trước khi thảm họa xảy ra

Năm 1997, Itaewon được chỉ định là khu du lịch đặc biệt đầu tiên của Seoul.

Cuối thập niên 2010, chính quyền Hàn Quốc bắt đầu thúc đẩy chính sách quảng bá hình ảnh Itaewon đến với thế giới. Đây luôn là khu phố sáng đèn xuyên đêm. Mỗi năm, khu phố đón trung bình gần 2 triệu lượt khách ghé thăm. Năm 2022, một thảm họa kinh hoàng đã diễn ra tại khu phố này trong lễ hội Halloween đã khiến ít nhất 156 người chết (trong đó có 26 người ngoại quốc) và 172 người bị thương. Nguyên nhân được cho là do đám đông chen lấn, xô đẩy, khiến các nạn nhân nghẹt thở, tử vong. Một năm sau thảm họa, nỗi đau vẫn chưa hề nguôi ngoai trong lòng những người ở lại. Khu phố đêm Itaewon sầm uất ở thủ đô Seoul ngày nào luôn náo nhiệt và rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc trong khắp các quán bar thì năm được thay thế bằng những bức tường dán đầy giấy nhớ và hoa tưởng niệm các nạn nhân.

Hình 2-9: Khu phố Itaewon thời điểm 1 năm sau thảm họa

b. Bài học về kinh nghiệm hồi sinh một KGCC

- Trường hợp hồi sinh một con suối đã bị cống hóa trở thành phố đi bộ sầm uất tại Seoul, Hàn quốc.

Là một nhánh của sông Hán, suối Cheonggyecheon dài 9km chảy qua trung tâm Seoul này trở thành nơi định cư của người dân. Áp lực dân số hai bên bờ sông khiến chính quyền thành phố buộc phải xây một con đường cao tốc dài 5,6km lên phía trên suối, biến Cheonggyecheon thành một cống ngầm tự nhiên khổng lồ. Tuy nhiên, đến năm 2003, thị trưởng Seoul quyết định loại bỏ con đường phía trên suối Cheonggyecheon, làm sạch cống và khôi phục dòng chảy. Thành quả của dự án là sư hồi sinh con sông cổ vào năm 2005, Kể từ đó, mỗi năm có ít nhất du khách từ 30 quốc gia khác nhau đến thăm suối Cheonggyecheon. Cũng nhờ dự án, môi trường khi hậu cũng thay đổi. Nhiệt độ trung bình của khu vực giảm 3,6 độ so với những nơi khác ở Seoul. Dự án cũng đã hồi sinh tuyến đường đi bộ 2 bên suối nối các khu vực Bukchon, Namchon và Daehangro. Ngoài ra, việc hủy đường cao tốc cũng khiến lưu lượng xe vào nội đô giảm, tăng số lượng người sử dụng phương tiện công cộng.

Hình 2-10: Con suối Cheonggyecheon trước và sau khi hồi sinh

- Trường hợp hồi sinh một phần bờ sông đã bị bỏ hoang nhiều thập kỷ thành Công viên nổi trên nước “Iconic Pier 55 Park” tại NewYork, Hoa Kỳ

Một phần của bờ sông đã bị bỏ hoang trong nhiều thập kỷ được thiết kế Nó là một hệ thống các module cột – chậu bê tông được sắp xếp liền kề nhau, với độ cao cột thay đổi tạo nên một địa hình uốn lượn hấp dẫn. Giờ đây, việc xây dựng và lắp đặt 425 cọc đã bắt đầu sôi nổi. Về tạo hình, Heatherwick studio lấy cảm hứng từ việc trồng cây, mong muốn sắp xếp những module cây bê tông trở thành một “vườn cây” theo đúng nghĩa đen. Nhiều người lại đánh giá công viên này giống với những chiếc

lá trôi nổi trên mặt nước. KTS đã định hướng công viên bến cảng 55 trở thành một không gian công cộng, một địa điểm biểu diễn cho nhiều sự kiện lớn. Công viên nổi này sẽ phục vụ như một địa điểm biểu diễn ngoài trời đẳng cấp thế giới, với không gian trung tâm có sức chứa 3.500 người, một nhà hát ngoài trời cho 700 người và các không gian phụ trợ cho hơn 200 khán giả.

Hình 2-11: Công viên nổi được thiết kế bởi những trụ bê tông xòe hoa nổi trên nước Các KTS đã phát triển cảnh quan của công viên với rất nhiều loài cây và thực vật bản địa phù hợp với sự khắc nghiệt của khí hậu New York. Hệ thống cây theo thiết kế ban đầu sẽ là cây có lá thay đổi theo mùa, mang lại những sắc thái khác nhau cho “thành phố không bao giờ ngủ”

Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam a. Bài học về tính hiệu quả

Hiệu quả cao

- Trường hợp tổ chức tuyến phố đi bộ Hàng Mã, Hàng Lược và Tạ Hiện

Đây những tuyến phố sầm uất nhất của quận Hoàn Kiếm đã được tổ chức rất hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh truyền thống. Chúng thể hiện được giá trị tinh thần và bản sắc to lớn của người dân thủ đô. Phố Hàng Mã vẫn giữ vững nghề truyền thống sản xuất và bán các đồ phục vụ lễ hội quan trọng của người Việt. Phố Hàng Lược giữ truyền thống bán cây và hoa đào trong những ngày Tết. Phố Tạ Hiện với không gian ẩm thực thông qua các cửa hàng ăn uống truyền thống. Sau khi được thí điểm sửa chữa, cải tạo chỉnh trang có kế hoạch và quy củ thì con phố này đã thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế với sự quản lý chặt chẽ đảm bảo an toàn và vệ sinh.

Hiệu quả thấp

- Trường hợp tổ chức sự kiện tại Vườn hoa con Cóc, Hà Nội

Việc tổ chức các KGCC theo chủ đề tại các khu vực như Vườn hoa, công viên khu vực NĐLS vẫn được tổ chức hàng năm. Mặc dù đã có nhiều ý tưởng sáng tạo không gian, tuy nhiên công tác tổ chức, thiết kế lắp dựng mất nhiều thời gian, tốn

kém nhân công vật liệu và biến những KGCC trở thành những công trường trong thời gian lắp dựng khá dài và sau đó hiệu quả sử dụng lại rất ngắn (1-2 ngày khi diễn ra sự kiện). Điều đó thể hiện về giải pháp biến đổi KGCC một cách linh hoạt vẫn chưa được nghiên cứu. Ví dụ về Triển lãm Nhà Gương và Triển làm Ruy băng đỏ do Hội KTS VN tổ chức tại Vườn Hoa con Cóc là một thí dụ về tính hiệu quả trong tổ chức sự kiện.

b. Bài học về kinh nghiệm hồi sinh một KGCC - Trường hợp hồi sinh công viên Tuổi trẻ

Công viên Tuổi trẻ trước đây được gọi là khu vực xóm Liều. Khu vực này nổi tiếng là khu vực mất vệ sinh, nơi tụ tập nhiều đối tượng nghiện hút và tiêm chích ma túy. Vào những năm 2000, chính quyền thành phố đã quyết tâm tiến hành chương trình phát động thanh niên tình nguyện thủ đô làm sạch công viên và biến nơi đây thành trung tâm công cộng dành cho giới trẻ. Nhiều hoạt động của học sinh sinh viên thủ đô đã được tổ chức tại đây làm thay đổi bộ mặt và định kiến về khu vực có nhiều tệ nạn. Năm 2010, khu vực công viên đã trở thành nơi tổ chức sự kiện như tiệc cưới, lễ hội bia của Đức (October Fest),.. và đã thu hút sự quan tâm của nhiều người dân tham gia. Tuy nhiên sự đầu tư khu vực vui chơi giải trí của các doanh nghiệp lớn với tiện nghi và sự mới mẻ hấp dẫn người dân đã khiến họ phần nào lãng quên những không gian chính thống đã từng hoạt động trước đó.

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w