CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG
2.3 Cơ sở thực tiễn
2.3.3 Cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tin học
Giải pháp công nghệ số trong quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan
Với định hướng phát triển công nghệ theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015;
theo đó, để phục vụ mục tiêu dài hạn xây dựng Chính phủ điện tử của Việt Nam, các cơ quan Bộ ngành ở cấp trung ương và các cơ quan quản lý địa phương được giao nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành phục vụ công tác quản lý Nhà nước.Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tạo ra “ Kiến trúc thông minh” (smart architecture). Trong kiến trúc thông minh với cấu trúc kiểu mô-đun, hệ thống thực-ảo tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra các quyết định. Qua Internet kết nối vạn vật, các hệ thống thực-ảo giao tiếp và cộng tác với nhau và với con người trong thời gian thực, cùng với sự hỗ trợ của dịch vụ tin học nội hàm và dịch vụ xuyên tổ chức được cung cấp cho các bên tham gia sử dụng.Khi ứng dụng cộng nghệ số và máy móc hiện đại trong xây dựng và quản lý KGCCtại TP Hà Nội. Những khả năng sau sẽ hỗ trợ trong việc định dạng và thực hiện những viễn cảnh của ứng dụng đó là:
Khả năng tương tác: Khả năng giao tiếp và kết nối của những cỗ máy, thiết bị, máy cảm biến và con người kết nối và giao tiếp với nhau qua mạng lưới vạn vật kết nối internet hoặc mạng lưới vạn người kết nối internet.
Minh bạch thông tin: Khả năng của những hệ thống thông tin để tạo ra một phiên bản ảo của thế giới thực tế bằng việc làm giàu những mô hình kiến trúc số bằng dữ liệu cảm biến. Điều này yêu cầu sự tập hợp những dữ liệu cảm biến thô đến thông tin ngữ cảnh có giá trị cao hơn.
Công nghệ hỗ trợ: Đầu tiên, khả năng của những hệ thống hỗ trợ con người bằng việc tập hợp và hình dung thông tin một cách bao quát cho việc tạo những quyết định được thông báo rõ ràng và giải quyết những vấn đề khẩn cấp qua những ghi chú ngắn gọn. Thứ hai là khả năng của những hệ thống không gian mạng-vật lý để hỗ trợ con người thực hiện những nhiệm vụ cái mà không dễ chịu, tốn quá nhiều sức lực
hoặc không an toàn đối với con người.
Phân quyền quyết định: Hệ thống không gian mạng thực-ảo có quyền cho phép tự đưa ra quyết định và thực hiện nhiệm vụ một cách tự động nhất có thể. Chỉ trong trường hợp ngoại lệ, bị nhiễu, hoặc mục tiêu đề ra bị mâu thuẫn với nhau sẽ được ủy thác cho cấp cao hơn.
Sơ đồ 2-4: Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong quy hoạch và xây dựng.
Giải pháp công nghệ xanh trong tổ chức KGCC
Thực trạng các đô thị lớn ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng: Chúng ta đang đối mặt với sự bê tông hoá có tốc độ nhanh chóng, với mặt độ xây dựng lớn, không gian công cộng và mảng xanh ngày càng bị thu hẹp, kéo theo đó là nguy cơ ngập lụt ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh đó, Công nghệ xanh cần được áp dụng một cách hiệu quả để dự đoán, mô phỏng các kịch bản rủi ro này, đồng thời giảm thiểu được các nguy cơ thiệt hại tiềm tàng. Các giải pháp truyền thống đơn giản giúp duy trì được môi trường cây xanh trong lành, với bề mặt nền đất thẩm thấu hợp lý cũng sẽ hạn chế được rất nhiều tác động tiêu cực. Do đó, việc tích hợp các giải pháp công nghệ High-tech và Low-tech luôn là điều cần xem xét để tạo được sự cân bằng hợp lý và hiệu quả tối ưu.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, với các mô hình và giải pháp theo hướng tiêu chuẩn hoá, đồng bộ hoá các giải pháp xây dựng, quy hoạch thì chính việc đa dạng hoá các yếu tố bản địa, phát huy các yếu tố đặc trưng để tạo ra giá trị bản sắc đặc
thù sẽ là một điểm mạnh, gia tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm kiến trúc và quy hoạch. Sự kết hợp mang tính ‘’âm-dương’’ này có thể chính là điểm cân bằng mà các giải pháp công nghệ mới có thể đạt được, mở ra các khả năng tiềm tàng mới để đáp ứng các nhu cầu phát triển tự nhiên.
Đón đầu cách mạng xanh: Việc phát triển trên nền tảng nông nghiệp (vốn phù hợp với điều kiện khí hậu, địa lý của Việt Nam) có thể tránh cho chúng ta các nguy cơ về đầu tư hạ tầng tốn kém, về ô nhiễm môi trường.
Xu hướng chung trên thế giới đang tìm ra các mô hình mới hiệu quả hơn về năng lượng, gần gũi hơn với thiên nhiên, bền vững hơn với môi trường… nhìn chung là quay lại thực tế hơn, với nhiều màu sắc ‘’diệp lục tự nhiên’’ hơn bằng việc áp dụng các giải pháp công nghệ mới, tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn, nhân văn hơn.
Theo xu hướng đó Việt Nam càng có nhiều tiềm năng và cơ hội để bắt nhịp và hoà mạng với thời đại, bởi điều kiên tự nhiên ở Việt Nam vốn đã rất thuận lợi để ươm mầm cho cuộc cách mạng xanh. Chúng ta có thể tránh vết xe đổ của các xã hội công nghiệp hoá theo các mô hình cũ kỹ, tránh phải gánh vác các khoản nợ nần nặng nề của việc đầu tư hạ tầng cơ sở tốn kém và ô nhiễm, bằng việc áp dụng một cách linh hoạt, đúng đắn các yếu tố công nghệ mới trong các điều kiện đặc thù rất cụ thể của Việt Nam để đạt được các mục tiêu của thời đại mà ở rất nhều nơi khác trên thế giới cần phải bỏ ra rất nhiều nỗ lực và đầu tư mới có được. Công nghệ xanh có rất nhiều tiềm năng chưa được vận dụng khai thác, và bức tranh mà các hình ảnh công nghệ này đem lại cũng vô cùng hấp dẫn, như chính các hình ảnh thực tế ảo tăng cường, ngày càng lôi cuốn trí tưởng tượng và sáng tạo trên mọi lĩnh vực. Điều quan trọng hơn có lẽ là câu hỏi làm sao để cảm nhận, cảm giác không bị đánh lừa bằng ảo giác công nghệ. (Nguồn: baoxaydung.com)
Giải pháp chủ động sử dụng tiện nghi đô thị Quan tâm đến nhiều đối tượng, nhiều thời điểm
Hình 2-5: Các giải pháp sử dụng tiện nghi đô thị hỗ trợ người sử dụng xe lăn
Các giải pháp chủ động: Tận dụng tiếng gió, ánh nắng để tạo bóng đổ
Giải pháp sử dụng công nghệ chiếu sáng biến đổi linh hoạt không gian công cộng theo thời gian : ban ngày và ban đêm; Ngày thường và Ngày lễ.
Hình 2-6: Giải pháp công nghệ cho ban ngày và ban đêm