CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BIẾN ĐỔI LINH HOẠT ĐA CHỨC NĂNG
3.4 Giải pháp tổ chức KGCC khu vực NDLS HN theo hướng BDLHDCN
Giải pháp QH tổng thể cần được nghiên cứu toàn diện cả về thời gian và kế hoạch triển khai phù hợp. Đây là công việc phải được nhìn nhận đánh giá không chỉ trên các Quận riêng lẻ, mà phải trên toàn đô thị. Điều đó sẽ giúp các quận có điều kiện phát triển song song, đồng bộ, cộng hưởng với nhau tạo nên các chương trình kết nối không gian mở rộng, giúp các hoạt động công cộng diễn ra hiệu quả với các phương thức đan xen, phân chia thời gian, không gian hợp lý, đẩy mạnh hoạt động kinh tế ban đêm, ban ngày phù hợp. Quy hoạch tổng thể cho phép phát huy giá trị của từng khu vực, thoát khỏi bệnh đầu to dẫn đến quá tải ở các Quận trung tâm.
Giải pháp QH trên cơ sở kết nối 4 Cổng thành cổ Hà Nội :
Bốn cổng thành Hà Nội được gọi là Tứ trấn bao gồm: Thành trấn Tây là Đền Voi phục– Thành trấn Bắc là Đền Trấn Vũ- Thành trấn Đông là Đền Bạch Mã – Thành trấn Nam là Chùa Kim liên. Từ 4 điểm quan trọng này ( Tứ trấn) sẽ hướng tới trung tâm Hoàng Thành Thăng long với 4 Cửa thành cổ là: Cửa Quang Phúc, Cửa Diệu Đức, Cửa Trương Phú và Cửa Đại Hùng. Sơ đồ kết nối này phù hợp với chức năng phát triển du lịch văn hóa của Hà Nội.
Sơ đồ 3-10: Giải pháp quy hoạch kết nối tứ trấn, 5 cửa ô Giải pháp kết nối các KGCC theo chủ đề
Sơ đồ 3-11: Giải pháp quy hoạch kết nối Quảng trường, Tuyến đường, Công viên 3.4.2 Giải pháp hỗ trợ tổ chức KGCC linh hoạt theo Thời gian và Không gian
Xác định khung thời gian và tần suất hoạt động chức năng và tổ chức sự kiện cho các KGCC 1 lần/ năm. Thí dụ : Thời gian hoạt động của Quảng trường Ba Đình: 2/9 hàng năm ; Quảng trường Nhà hát lớn: 19/8 hàng năm ; Quảng trường Cung văn hóa Việt Xô: 1/5 hàng năm ; Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục: hàng tuần (thứ bảy, chủ nhật)...
-Xác định các phương tiện hỗ trợ biến đổi không gian:
Hệ thống hàng rào, cổng chào di động : hỗ trợ chuyển chức năng Giao thông sang Biểu diễn ; Bộ sân khấu nâng hạ và bộ ghế khán giả đi động ; Đối với một số Quảng trường có thể làm hầm để đỗ xe và cầu vượt hình nhẫn để đi bộ xung quanh quảng trường với tầm nhìn trên cao.
-Thiết kế bình diện nền, xung quanh và trên cao với các phương tiện hỗ trơ : Các Kios bán hàng , các điểm dừng nghỉ, thay đồ, vệ sinh, các điểm ăn uống tự động, bảng thông tin và chương trình hoạt động
- Kế hoạch tổ chức hoạt động: Việc tổ chức hoạt động, phân luồng giao thông và quản lý lắp đặt, vận chuyển trang thiết bị được lên kế hoạch cụ thể và thông báo
đến người dân. Các thiêt bị được chế sẵn được áp dụng cho các Quảng trường trong những thời điểm khác nhau có thể giảm đáng kể chi phí thiết kế và lắp ráp.
3.4.3 Giải pháp thiết kế đô thị các KGCC khu vực NĐLS Hà Nội
a. Sự kết hợp giữa KGCC tuyến đường và mặt đứng hai bên tuyến đường theo nguyến tắc Không gian hình học.
-Tại mỗi vị trí trong KGCC, mặt đứng các công trình dọc tuyến đường thể hiện bản sắc, tinh thần, sức sống, linh hồn của đô thị đó. KGCC được tạo bởi 3 bình diện nền, bình diện xung quanh và bình diện trên cao sẽ phản ánh hình ảnh của đô thị. Để diện mạo đô thị được tổ chức đồng bộ có trật tự, chính quyền thành phố cần có những quy định riêng về tổ chức và thiết kế các lớp KG theo chiều cao : bình diện nền, bình diện xung quanh và bình diện trên cao cho phù hợp với các hoạt động theo chủ đề.
b. Sự kết hợp giữa KGCC tuyến đường và mặt đứng hai bên tuyến đường theo nguyến tắc Không gian Địa lý.
Tại mỗi vị trí trong KGCC, cây xanh dọc tuyến đường thể hiện đặc điểm địa hình, địa chất, hệ sinh thái, thời tiết khí hậu của đô thị. Riêng cây xanh được trồng và chăm sóc từ các kiểu cây bản địa với hình thức tán cây, màu sắc khác nhau.
Để các diện mạo đô thị được tổ chức đồng bộ, có trật tự, có quản lý, chính quyền thành phố cần có những quy định riêng về tổ chức và thiết kế các không gian cây xanh phù hợp với các hoạt động tại KGCC theo chủ đề.
Sự kết hợp giữa KGCC tuyến đường, quảng trường với không gian bao quanh
theo nguyến tắc Không gian Xã hội.
Tại các vị trí KGCC, các hoạt động của cộng đồng kết nối các công trình kiến trúc công cộng với KGCC thể hiện đặc điểm không gian xã hội, cách thức và mức độ liên kết giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Chúng được tạo bởi các kiểu kiến trúc nhỏ, các trang thiết bị công cộng ( ghế ngồi, mái che công cộng...) với các hình thức phong phú sinh động.
Không gian hình học Bình diện Nền, Xung quanh, Trên cao
Không gian địa lý Khí hậu thời tiết, địa hình, hệ sinh thái
Không gian xã hội Con người, công trình, hoạt động
Hình 3-9: Các thành phần cơ bản trong KGCC Không gian hình học
Không gian địa lý Khí hậu thời tiết, địa hình, hệ sinh thái
Núi Sưa
Không gian xã hội Con người, công trình, hoạt động
Hình 3-10: Các yếu tố bản sắc trong không gian
3.4.4 Giải pháp kết nối KGCC đa chức năng trong Kiến trúc công cộng và KGCC bên ngoài công trình của khu vực NĐLS Hà Nội
-Bên cạnh các giải pháp tổ chức KGCC ở các không gian ngoài trời, Công viên, Quảng trường, Tuyến phố thì việc tổ chức KGCC gắn liền với các CTCC là một giải pháp hiệu quả. Khu vực NĐLS Hà Nội hiện nay đang có quá nhiều các CTCC hoạt động chưa hiệu quả, chưa tích hợp các hoạt động giữa không gian trong và ngoài nhà. Việc tổ chức KG mở đa chức năng ở tầng trệt tòa nhà mặt phố sẽ có khả năng làm hồi sinh và tăng tính hấp dẫn cho hệ thống các KGCC trong và ngoài công trình tại khu vực NĐLS Hà Nội.
-Đối với Công trình công cộng Hành chính: Tổ chức KGCC tại các bậc thềm của công trình ở trên các tuyến phố (Bưu điện thành phố) hoặc góc ngã tư (Vietinbank ngã tư Lý thường Kiệt, Bà Triệu) hoặc trước Quảng trường (Nhà hát lớn) linh hoạt thành sân khấu chuyên đề (trong những ngày nghỉ)
-Đối với Công trình Thương mại (Chợ), tại tầng 1 của công trình, tận dụng các CSVC của công trình để tích hợp tổ chức Food tour; Souvenir tour vừa thu hút người quan tâm đến công trình, vừa quảng bá cho các cửa hàng chuyên sâu, có thể hồi sinh lại các Chợ truyền thống
-Tại các Nhà máy (CTCN) hồi sinh lại các giá trị lịch sử, đại diện cho các hình thức Kiến trúc của thời kỳ và Dây chuyền hoạt động CN của thời kỳ đó (VD:
Hồi sinh lại các ngành Công nghiệp truyền thống, hoặc sử dụng không gian CN chuyển
đổi chức năng thành Bảo tàng và KGCC
-Tại các cơ sở Giáo dục: Tạo KG trống và mở tại tầng trệt với những thư viện, các KGCC đa chức năng,… có thể cho phép người dân khu vực sử dụng vào những ngày nghỉ và buổi tối trong tuần
-Đối với Công trình Văn hóa nghệ thuật: tận dụng các CSVC của công trình để tích hợp tổ chức thành triển lãm trong nhà, hoạt động sân khấu thử nghiệm, trang phục. Hồi sinh lại các hoạt động nghệ thuật truyền thống, Rạp chiếu phim khai thác đa năng để hồi sinh. Cung thể thao, Cung Hữu nghị, Cung Trí thức, Cung Thanh niên, Cung thiếu niên, Cung Quy hoạch… Cần nghiên cứu sử dụng đa chức năng
-Các KGCC tại các điểm nhỏ cho các đối tượng xã hội khác nhau trong cộng đồng. Cần phát triển theo hướng KGCC chuyên đề: dành cho những đối tượng cụ thể; chức năng cụ thể; nhu cầu cụ thể. Cần chia khung giờ, khai thác điểm mạnh yếu của các cá nhân. VD: KGCC cho người già, người khuyết tật, KGCC cho phụ nữ mang thai, KGCC cho trẻ em, KGCC cho người hút thuốc. Các Không gian này cần được thiết kế theo chế độ của các đối tượng khác nhau.
Tận dụng không gian công cộng giữa các trường Đại học phục vụ giới trẻ.
Nên tích hợp để tạo sự đan xen văn hóa, chia sẻ kiến thức và năng lượng tích cực.
VD: Cụm 3 trường ĐH Bách khoa – Xây dựng – Kinh tế có địa điểm gần nhau, về KGCC cho sinh viên có tích hợp 1 công viên Bách – Kinh – Xây. Cụm này gần BV Bạch mai. Công viên này cũng có thế tích hợp với chăm sóc y tế cộng đồng, là nơi để chia sẻ các thông tin về y tế, đồng thời cũng là nơi để những người trẻ có thể chia sẻ những năng lượng tích cực, người trải nghiệm có thể chia sẻ kiến thức kinh nghiệm,… Về mặt vật lý thì các không gian này cũng góp phần tăng thêm các diện tích KGCC cho các cơ sở y tế vốn đang quá tải.
3.4.5 Giải pháp Quản lý Quy hoạch KGCC khu vực NĐLS Hà Nội a. Đề xuất quy trình 5 bước trong công tác quản lý triển khai
Bước 1: Nhận diện các điểm tiểm năng. Xây dựng nhiệm vụ. Đây là bước lập nhiệm vụ theo yêu cầu chỉ đạo, theo đặt hàng của Chính quyền thành phố.
Bước 2: Xây dựng kịch bản tổ chức. Kịch bản khai thác sử dụng về thời gian và các hoạt động tương ứng. Đây là giai đoạn mang tính chất tổng thể và liên ngành nhằm tạo dựng chương trình đáp ứng mục đích, nhiệm vụ của thành phố.
Bước 3: Thiết kế ý tưởng. Đây là giai đoạn mang tính chuyên môn của các chuyên gia kiến trúc, quy hoạch, cảnh quan. Thiết kế ý tưởng không chỉ dựa trên cơ sở của nhiệm vụ và kịch bản, mà còn căn cứ vào hiện trạng, đặc điểm khu vực của KGCC. Xác định modun áp dụng và tổ chức đóng mở không gian, phân chia và chồng xếp không gian. Tùy theo vị trí và tính chất tại điểm đó mà quyết định các giải pháp tổ chức không gian phù hợp (áp dụng cả 3 hay chỉ 1 hoặc 2 giải pháp).
Bước 4: Thực hiện ý tưởng. Đây là quá trình lắp dựng theo thiết kế ý tưởng đảm bảo việc thi công nhanh gọn , không ảnh hưởng tới môi trường.
Bước 5: Khai thác sử dụng. Liên quan tới quy định khai thác sử dụng KGCC của các đối tượng (doanh nghiệp, người dân) nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.
3.4.6 Giải pháp tổ chức KGCC có sự tham gia của cộng đồng
-Sự TGCCĐ trong QLĐT là một quá trình mà nhà nước và người dân cùng có trách nhiệm cụ thể trong các hoạt động cung cấp dịch vụ đô thị trên nguyên tắc hợp tác và hài hoà lợi ích. Đây không đơn giản là huy động nguồn lực, mà chính là đảm bảo cho những người chịu tác động của dự án đô thị ở tất cả các lĩnh vực được tham
gia vào quá trình hình thành và thực hiện.
a. Cộng đồng quản lý KGCC theo hướng BĐLHĐCN với các nội dung:
Người dân có quyền tham gia vào quá trình hoạch định đô thị vì các quyết định đó sẽ tác động vào cuộc sống của họ. Lợi ích của STGCĐ cụ thể như sau: * Tăng sức mạnh của cộng đồng dân cư tại chỗ ở, thúc đẩy QH bằng phương thức điều phối cộng đồng; Các dự án quy hoạch, xây dựng sẽ đạt kết quả tốt nhất nếu có sự ủng hộ của người dân trong khi hình thành và giám sát quá trình thực hiện, đảm bảo sản phẩm tốt nhất; Đưa sự tham gia cộng đồng vào các dự án quy hoạch ở tất cả các giai đoạn; Đưa sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng dân cư tại chỗ trong việc xây dựng các dự án đô thị theo qui định, qui chế có ràng buộc giữa Chủ đầu tư - Nhà nước
b. Cộng đồng kiến tạo KGCC theo hướng BĐLHĐCN
Thứ nhất: Cộng đồng có thể huy động các nguồn lực vốn rất dồi dào trong dân cư và họ sẽ gắn kết quyền lợi với dự án, tạo điều kiện cho các dự án xây dựng đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả.
Thứ hai, cộng đồng dân cư đô thị có thể huy động được nguồn lực tại chỗ hoặc tự cung cấp các dịch vụ sẵn có cho cộng đồng. Cộng đồng hiểu những điểm mạnh, điểm yếu của KGCC, thuận lợi và thách thức trong quá trình quản l. chúng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay các cơ chế, chính sách cần thiết để đảm bảo cho STGCĐ chưa được quan tâm đúng mức, nhất là ở các đơn vị cơ sở cấp phường, quận.
c. Cộng đồng sử dụng KGCC theo hướng BĐLHĐCN
Cộng đồng dân cư tại chỗ - người hưởng thụ dự án: Kiểm tra tài chính dự án, dân phải có quyền so sánh giá xây dựng và các chỉ tiêu kinh tế giá thành khác; Bảo quản sau xây dựng càng cần có . kiến người dân địa phương. Bởi dự án hàng ngày tác động lên cuộc sống của họ một cách tích cực hoặc tiêu cực.
Những giá trị mới trong hiệu quả của QLĐT nói chung, quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC khu NĐLS nói riêng có tác dụng như một đòn bẩy kích hoạt nhận thức của cộng đồng. Kết quả là khi những ích lợi được nhìn thấy, cộng đồng sẽ có ứng xử tích cực: nâng cao nhận thức, sẵn sàng tham gia một cách tự nguyện vào công cuộc gìn giữ, bảo vệ và phát triển kiến trúc, cảnh quan KGCC khu NĐLS.