CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG
2.3 Cơ sở thực tiễn
2.3.2 Cơ sở Kinh tế - Văn hóa - Xã hội
a. Hoạt động kinh tế giao thương khu vực NĐLS
Yếu tố kinh tế đến sau yếu tố chính trị, nhưng lại là điều kiện chủ chốt tạo nên sự hưng khởi của đô thị. Trường hợp rõ rệt nhất là đô thị Thăng Long - Kẻ Chợ.
Khác với phương Tây trung đại, khời đầu xây dựng thành Thăng Long không có ranh giới giữa nông thôn và thành thị. Thành Thăng Long được bao quanh bởi các phố thị với người dân buôn bán và thợ thủ công. Khu NĐLS có số lượng chợ khá lớn. Tuy nhiên số chợ được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố còn ít. Nhiều chợ còn họp tự phát, chưa đúng quy hoạch. Vốn đầu tư để nâng cấp chợ và xây dựng chợ mới, di dời chợ còn gặp rất nhiều khó khăn. Công tác quản lý và phát triển chợ những năm qua có nhiều cố gắng nhưng tiến độ triển khai quy hoạch còn chậm, chưa đồng bộ, hiệu quả còn hạn chế. Ngoài chợ là nơi tập trung cộng đồng, một số loại hình thương mại khác xuất hiện. Đó là các siêu thị và trung tâm thương mại. Số lượng siêu thị và trung tâm thương mại có quy mô lớn và trang bị hiện đại không nhiều, Chúng được phân bố không đều, phát triển chưa có kế hoạch. Tính đến năm 2007, quận Long Biên, chưa có siêu thị và trung tâm thương mại. Hoạt động kinh tế trong những năm gần đây chú trọng tới hoạt động của Trung tâm hội chợ triển lãm.
Nhu cầu kinh doanh và quảng bá tại hội chợ triển lãm ngày càng tăng. Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ triển lãm tăng gần gấp 3 lần theo thông kê từ năm 2000 đến năm 2005 (năm 2000 có 10 doanh nghiệp, năm 2005 có 30 doanh nghiệp). Tuy nhiên chất lượng dịch vụ của các hội chợ triển lãm là vấn đề cần quan tâm.
b. Tiềm năng phát triển du lịch tại khu vực NĐLS
Tiềm năng :
Năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 24 triệu lượt khách (gồm 4 triệu lượt khách quốc tế và 20 triệu lượt khách nội địa), tăng 27% so với năm 2022
(tăng 9,1% so với kế hoạch, tương đương 83% kết quả năm 2019). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 87,65 nghìn tỷ đồng, tăng 45,5% so với năm 2022 (tăng 13,83% so với Kế hoạch, tương đương 84,4% kết quả năm 2019).Hà Nội liên tục được các tổ chức báo chí du lịch quốc tế đánh giá cao, đứng trong nhóm các thành phố điểm đến hấp dẫn nhất thế giới.
Hạn chế :
Tuy nhiên việc phát huy giá trị di sản văn hoá trong phát triển du lịch còn một số hạn chế, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội. Một là, thiếu các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, khác biệt để phát triển và lan tỏa được thương hiệu du lịch văn hóa Thủ đô đến các nước trong khu vực và trên thế giới. Hai là, cơ sở, hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng vật chất kỹ thuật phụ trợ, dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu du lịch. Tại nhiều điểm di tích còn có nhiều hạn chế về vệ sinh môi trường, tổ chức dịch vụ, hướng dẫn viên... Do đó, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch văn hóa chưa đa dạng, phong phú; thiếu các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn; chưa khai thác, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống. Chưa ứng dụng được các thành tựu khoa học, công nghệ trong quản lý, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa.
Bảng 2-2: Bảng thống kê các tuyến phố cổ có giá trị phát triển du lịch
c. Phát huy các giá trị phi vật thể như những sản phẩm du lịch độc đáo của Hà Nội
Bên cạnh việc giữ gìn, bảo tồn các công trình kiến trúc giá trị, thì việc quản lý, tổ chức đời sống, kinh doanh cho người dân trong KPC cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Những công trình kiến trúc chỉ có giá trị, có “hồn” nếu còn giữ được những thế hệ chủ nhân sinh sống từ đời này qua đời khác, giữ được nếp sống, phong tục tinh thần, giữ được những nghề truyền thống được truyền từ thời cha ông cho con cháu. Những giá trị về văn hóa ẩm thực, thời trang, nghệ thuật… cũng là một nét hấp dẫn du khách nước ngoài cũng như du khách ở những khu vực khác đến với KPC.
Cơ sở văn hóa a. Văn hóa vật thể
Khu vực Nội đô lịch sử Hà Nội đang sở hữu một quỹ văn hóa vật thể đồ sộ với 811 di tích, trong đó có 249 di tích đã được xếp hạng di tích, 135 di tích thờ thành hoàng. Đặc biệt có 2 quận Hoàn Kiếm và Ba đình có nhiều di sản văn hóa vật thể quan trọng. Quận Hoàn Kiếm với Khu phố cổ Hà Nội là lõi văn hóa của khu vực NĐLS. Năm 2004, khu phố cổ được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là một không gian đô thị nằm ở phía bắc của trung tâm Hà Nội. Quận Hoàn Kiếm khu vực Hồ Hoàn Kiếm là cảnh quan thiên nhiên có gia trị văn hóa lịch sử đặc biệt của Hà Nội với khu phố cũ gắn với kiến trúc tiêu biểu xây dựng thời Pháp thuộc trước năm 1954. Mạng lưới các tuyến phố giao cắt liên tiếp tạo thành các ô phố có dạng hình học, một số ô phố khu vực các tuyến Hai bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo có dạng ô cờ. Quận Ba đình có nhiều tuyến phố lớn rợp bóng cây với các di sản kiến trúc thuộc địa, nhiều biệt thự theo các phong cách đặc trưng của Pháp tại Hà Nội. Quận Ba đình có nhiều công trình thu hút khách du lịch ở trong và ngoài nước, trong đó phải kể đến Hoàng Thành Thăng long và khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu.
b. Văn hóa phi vật thể
Ngoài việc sở hữu các giá trị văn hóa vật thể, khu vực NĐLS còn giữ được nét văn hóa đặc sắc của đất kinh kỳ, sự hấp dẫn của “văn hoá ẩm thực Hà Thành”
với các món ăn ngon như: phở (thịt bò, thịt gà…), bún (riêu, cua, ốc), nem (chua, rán), bánh (cốm, cuốn)... Hoạt động sống trong khu vực NĐLS thể hiện rất rõ văn hóa sinh hoạt của người dân. Vỉa hè và các hàng quán vỉa hè vẫn song song tồn tại như một không gian mở công cộng, bán công công gắn liền với cộng đồng. Văn hóa
thành một nét đặc trưng của Hà Nội. Nhiều nguyên thủ nước ngoài sang làm việc ở Việt Nam đã trải nghiệm hoạt động dịch vụ gắn với không gian công cộng này.
Cơ sở xã hội a. Dân số
Tổng dân số của thành phố Hà Nội ngày 01/4/2019 là 8.053.663 người. Dân số sống ở khu vực thành thị là 3.962.310 người, chiếm 49,2% và ở khu vực nông thôn là 4.091.353 người, chiếm 50,8%. Hà Nội là Thành phố đông dân thứ hai của cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh (8.993.082 người)17. Theo niên giám Thống kê Hà Nội năm 2018, dân số Hà Nội là 7853 nghìn người. Tăng bình quân 2,5
%/năm (2010 – 2018).
Mật độ dân số trung bình là 2338 người/km2, phân bố không đều, tập trung tại các quận nội thành. Năm 2019 mật độ dân số khu vực thành thị lên tới 9.343 người/km2, cao gấp 6,7 lần khu vực nông thôn18. Sau 20 năm, các quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và Cầu Giấy vẫn là những nơi có mật độ dân số cao nhất Thành phố. Những quận mới thành lập như Hoàng Mai và Hà Đông do dân số tăng nhanh đã trở thành những địa bàn có mật độ dân cư đông đúc không thua kém các quận trung tâm.
b. Khảo sát và điều tra xã hội học
Mục đích:
Nhằm xác định các thông tin về thực tiễn khai thác sử dụng KGCC
Nội dung: điều tra XHH về các vấn đề:
Đối tượng sử dụng KGCC:
Các hoạt động công cộng ưa thích, tính chất các KGCC điển hình
Sự biến đổi và khả năng biến đổi trong tổ chức KGCC (Chức năng giao thông, hạ tầng kỹ thuật)
Kết quả điều tra được thể hiện qua các sơ đồ sau : - Về độ tuổi, giới tính, ngành nghề
Đối tượng tham gia phỏng vấn điều tra thuộc các nhóm đa dạng về độ tuổi, giới tính và ngành nghề. Khu vực khảo sát là các KGCC như Quảng trường, Vỉa hè – tuyến đi bộ, Công viên – vườn hoa và một số KGCC khác. Quá trình thực hiện điều tra cho thấy đây là các số liệu đa dạng, đại diện cho nhiều nhóm người và trong phạm
vi khu vực NĐLS Hà Nội.
- Về vấn đề sử dụng KGCC
Tỷ lệ người tham gia các nhóm KGCC Hình thức tham gia KGCC
Loại hình hoạt động trong KGCC Mức độ hài lòng khi sử dụng KGCC
- Về mối quan hệ xã hội của các cộng đồng tham gia hoạt động công cộng Mối quan hệ giữa các cộng đồng Vai trò phát huy của các nhóm
- Về chất lượng Quản lý – Tổ chức – Sử dụng tại các KGCC
- Thống kê thực trạng sử dụng đất công cộng trong khu vực NĐLS Hà Nội Bảng 2-3: Bảng thống kê diện tích đất công cộng khu vực NĐLS Hà Nội
Quận Diện tích
(m2)
Dân số (nghìn người)
DT đất công cộng theo mục tiêu (m2)
DT đất công cộng theo thực tế (m2)
1 Ba Đình 9.250.000 225.282 1.576.974 202.753
2 Đống Đa 10.090.000 352.000 2.464.000 17.600 3 Hai Bà Trưng 14.650.000 350.000 2.450.000 315.000 4 Hoàn Kiếm 5.290.000 178.000 1.246.000 160.200
Bảng thống kê cho thấy, diện tích đất công cộng trên thực tế bị thiếu rất nhiều so với chỉ tiêu. Đất vườn hoa, công viên ở trong 4 quận trung tâm Hà Nội không chỉ thiếu mà còn phân bổ không đều. Không những thế, các không gian công cộng trong khu vực đang bị lấn chiếm bởi các hoạt động công cộng phi chính tắc, một số hoạt động công cộng chủ yếu phục vụ lễ hội, sự kiện lớn cấp độ trung ương và thành phố, thiếu linh hoạt cho hoạt động của cộng đồng.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tham gia quy hoạch, đầu tư xây dựng với cách thức làm quy hoạch đổi mới nhưng chủ yếu quan tâm đến lợi ích, tập trung khai thác xây dựng các khu vực để kinh doanh thu lợi nhuận. Các dự án đầu tư không gian công cộng chưa đồng bộ để đáp ứng nhu cầu hoạt động cộng đồng. Nhiều khu đô thị mới không có đủ các thiết chế văn hóa xã hội, không gian sinh hoạt cộng đồng, thiếu nhà văn hoá, thư viện, khu cây xanh, thể dục thể thao…
Sự không rõ ràng về cấp độ, quy mô trong hệ thống đã làm cho không gian công cộng tại khu vực NĐLS vốn đã không đủ về số lượng nay lại không đảm bảo về
Chất lượng Tình trạng an ninh
Quản lý Tổ chức Trong khu vực Ngoài khu vực
chất lượng và không phân bổ theo hệ thống và cấp độ.