Thực trạng sử dụng KGCC khu vực NĐLS Hà Nội

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng (Trang 42 - 49)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.3 Thực trạng tổ chức KGCC khu vực NĐLS Hà Nội

1.3.3 Thực trạng sử dụng KGCC khu vực NĐLS Hà Nội

Nhu cầu sử dụng cao, khả năng sử dụng đa dạng, đa chức năng nhưng thiết kế chưa đáp ứng

Bảng 1-5: Bảng thống kê 3 loại hình KGCC điển hình khu vực NĐLS Hà Nội

TT Nội dung Ba Đình Đống Đa Hai Bà Trưng Hoàn Kiếm

1. Quảng trường Ba Đình Đàn Xã Tắc Đông Kinh Nghĩa thục

Cách mạng tháng 8 2. Tuyến đi bộ Hùng Vương Tôn Đức Thắng Trần Nhân Tông Đinh Tiên Hoàng 3. Công viên Bách Thảo Thủ Lệ Tuổi trẻ Thống nhất

a. Đối với các KGCC Quảng trường

Quảng trường Ba Đình - Về vị trí

Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương, quận Ba Đình và là nơi Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng.

Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Về Hình thái KG:

Quảng trường Ba Đình ngày nay có khuôn viên với chiều dài 320 m và rộng 100 m, có 210 ô cỏ (7 hàng dọc x 30 hàng ngang) trước đây là 240 ô nhưng sau cắt 1 hàng ngang nhằm phục vụ xây dựng toà nhà Quốc hội, xen giữa là lối đi rộng 1,4 m.

- Sử dụng không gian:

Giữa quảng trường là cột cờ cao 25 m. Đây là nơi diễn ra các cuộc diễu hành nhân dịp các ngày lễ lớn của Việt Nam, và cũng là một địa điểm tham quan, vui chơi, dạo mát của du khách và người dân Hà Nội .

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục – Quận Hoàn Kiếm - Vị trí:

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục chính là “mạch máu” dẫn đến các KG của khu phố cổ hà Nội. Vào những dịp đặc biệt như Lễ, Tết hoặc sắp diễn ra các sự kiện lớn, quảng trường sẽ được trang trí thật sinh động, bắt mắt trở thành điểm tham quan thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế.

- Hình thái KG:

Quảng trường là không gian mở của các tuyến đường trục Hàng Ngang – Hàng Đào, Đinh Liệt, Cầu Gỗ mở ra Hồ Hoàn Kiếm và chuyển hóa thành các KG ven hồ bởi các tuyến phồ Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ.

- Sử dụng Không gian:

Vào dịp cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ Hồ Gươm hoạt động thì Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục luôn là tổ chức các sự kiện âm nhạc. Quảng trường được lắp dựng những sân khấu lớn để biến thành những KGCC mới. Tuy nhiên công tác lắp dựng rất cồng kềnh, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trong

những ngày còn lại.

Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám (19/8) - Về vị trí:

Quảng trường Cách mạng tháng Tám, hay Quảng trường 19-8 là một Quảng trường nằm ở trước mặt Nhà hát lớn Hà Nội, thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tên gọi của Quảng trường này là 19-8 vì tại đây, ngày 19/8/1945 đã diễn ra một cuộc mít tinh lớn được Việt Minh biến thành cuộc biểu dương lực lượng và hoạt động vũ trang cướp chính quyền, mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám trên cả nước. Tên gọi 19-8 mới có từ năm 1994, thời Pháp thuộc gọi là Quảng trường nhà hát lớn.

- Hình thái KG:

Quảng trường Cách mạng Tháng Tám có công trình chủ đạo là Nhà hát lớn, nên còn có thể được xem như Quảng trường Nhà hát lớn, nằm trên trục đường cảnh quan phố Tràng Tiền. Với hình thái không gian là ngã sáu của các tuyến giao thông quan trọng, QT tạo một KG mở cho các hoạt động văn hóa xã hội quan trọng của thủ đô, một không gian cảnh quan hấp dẫn co mối liên hệ với các không gian công cộng xung quanh khác.

- Sử dụng KG:

Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn của thanh niên Hà Nội và người dân thủ đô. Quảng trường Cách mạng Tháng Tám là một minh chứng sống động, nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của Thủ đô và đất nước. Bên cạnh đó Quảng trường Tháng Tám còn là một trong các ngã nút giao thông quan trọng của Hà Nội cũng như là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân Thủ đô.

Quảng trường Lao động 1/5 (Cung Văn hóa Hữu nghị) - Vị trí:

Quảng trường 1/5 hay Quảng trường Lao động là một quảng trường thuộc quận Hoàn Kiếm – Hà Nội nằm ở ngã 3 của hai phố Trần Hưng Đạo – Quán Sứ và phần sân lớn trước mặt cung văn hóa hữu nghị Hà Nội. Quảng trường vốn thuộc nhà đấu xảo cũ, nơi đã diễn ra cuộc mít tinh lớn kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 với hơn

25.0 người tham gia.

- Hình thái KG:

Không gian quảng trường theo phong cách Pháp thường gắn với công trình

quan trọng và đặt tại vị trí nút giao thông, đồng thời theo phong cách Liên Xô thường có không gian rộng lớn phía trước công trình. Và Quảng trường 1/5 là sự kết hợp giữa cả hai phong cách đó.

- Sử dụng KG:

Quảng trường 1/5 còn được gọi là QT Cung văn hóa hiện nay được sử dụng là nơi diễn các sự kiện văn hóa và triển lãm lớn. Đồng thời nó còn là nơi linh hoạt tổ chức các hoạt động xã hội của cộng đồng như các sự kiện, các liên hoan văn nghệ và tổ chức tiệc cưới.

b. Đối với KGCC Tuyến đi bộ

Tuyến đi bộ Hùng Vương (Gắn với Quảng trường Ba Đình)

Vị trí: Đường Hùng Vương dài 1.180m, rộng 12m. Từ ngã tư đường Quán Thánh - đường Thanh Niên bên bờ hồ Tây đến phố Nguyễn Thái Học.

Hình thái KG: Đường Hùng Vương dài 1.180m, rộng 12m. Con đường lớn chạy ngang qua cổng Phủ Chủ tịch, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, quảng trường Ba Đình; cắt ngang qua các phố Phan Đình Phùng, Chùa Một Cột, Lê Hồng Phong, Trần Phú.

Sử dụng KG: Con đường này gắn liền với các sự kiện chính trị và lịch sử. Tại đây di tích kiến trúc có Phủ Chủ tịch, có Lăng Bác Hồ vĩ đại, có quảng trưởng Ba Đình lịch sử (xem mục Ba Đình). Riêng Phủ Chủ tịch thì nguyên là Phủ Toàn quyền Đông Dương từ 1902 đến 1906. Để xây dựng dinh thự này thực dân Pháp đã lấy đất của hai làng Xuân Sơn, Khán Sơn thuộc tổng Yên Thành huyện Vĩnh Thuận.

Trước đây, khi còn tòa thành Thăng Long (đời Nguyễn) thì đường này là mặt thành phía tây. Trong những lần xây dựng quảng trường Ba Đình, đã phát hiện những đoạn móng thành đó xây bằng gạch vồ chạy dọc đường Hùng Vương.

Tuyến phố đi bộ Đinh Tiên Hoàng (gắn với Quảng trường Đông kinh Nghĩa Thục)

Thời gian hoạt động của phố đi bộ diễn ra vào các buổi tối thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, từ 19 giờ đến 24 giờ (mùa hè), và từ 18 giờ đến 24 giờ (mùa đông). chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống, thương mại, du lịch. Hiện có 159 cửa hàng trên các tuyến phố, trong 30 đó có 47 cửa hàng kinh doanh ăn uống, chưa kể người kinh doanh buôn bán trên vỉa hè buổi tối. Đặc điểm của phố Đinh Tiên Hoàng thu hút các hoạt động công cộng nhờ vị trí bao quanh Hồ Hoàn

Kiếm với các không gian cảnh quan thiên nhiên độc đáo của Hà Nội. Trên tuyến đường Đinh Tiên Hoàng có một số công trình kiến trúc công cộng mang dấu ấn lịch sử thu hút các hoạt động vui chơi giải trí của cộng đồng: Đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Cầu Thê Húc, Tượng đài Cảm tử quân, Thuỷ Toạ, Nhà hát múa rối Thăng Long,..

Tuy nhiên việc tổ chức quản lý các hoạt động công cộng trên tuyến phố Đinh Tiên Hoàng vẫn còn nhiều bất cập cần phải được nghiên cứu giải quyết.

Tuyến đi bộ Tràng Tiền – Hàng Khay (gắn với quảng trường 19/8)

Hàng Khay là một con phố ngắn khoảng 160m, chỉ có mỗi dẫy nhà số lẻ vì bên đối diện là vườn hoa đầy cổ thụ um tùm ở ven bờ nam hồ Hoàn Kiếm. Ngày nay Hàng Khay thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Phố Tràng Tiền dài 708m, thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Phố đi từ ngã ba Trần Quang Khải – Trần Khánh Dư đến ngã tư Hàng Bài – Hàng Khay

– Đinh Tiên Hoàng, đoạn giữa giao cắt 9 phố: Phạm Ngũ Lão, Tông Đản, Cổ Tân, Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Phan Chu Trinh, Nguyễn Khắc Cần, Ngô Quyền, Nguyễn Xí.

Đặc biệt Quảng trường 19-8 phía trước Nhà hát Lớn đã từng chứng kiến cuộc mít tinh diễu hành rất lớn được Mặt trận Việt Minh biến thành ngòi nổ cho lực lượng vũ trang cướp chính quyền vào mùa thu năm 1945 và từ đó trở thành nơi tụ họp thường xuyên của người Hà Nội. Năm 2011, Nhà hát Lớn cùng Quảng trường 19-8 đã được xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc quốc gia.

Tuyến đi bộ Trần Nhân Tông

Gắn với công viên thống Nhất, Rạp xiếc, Tượng đài PCCC…. Thực tế cho thấy, khu vực xung quanh hồ Thiền Quang - công viên Thống Nhất hiện đang là địa điểm diễn ra các hoạt động thể dục thể thao, giao tiếp cộng đồng thường nhật của người dân trong khu vực. Do đó, việc tổ chức Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận sẽ phát huy tốt nhất không gian sẵn có. Hơn thế, việc kết nối các khu vực vui chơi giải trí quanh hồ Thiền Quang gắn với công viên Thống Nhất sẽ tạo thành một chỉnh thể đáp ứng được nhu cầu của người dân và du khách khi tham quan, trải nghiệm du lịch văn hóa, mua sắm, ẩm thực… trong khu vực. Đặc biệt, phát huy được tiềm năng giá trị các di sản văn hóa lịch sử của khu vực, kích cầu phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế ban đêm quận Hai Bà Trưng.

c. Đối với các KGCC Công viên

Công viên Thống Nhất

Công viên Thống nhất hiện là công viên lớn nhất (gần 50ha) nội đô và có ý nghĩa lớn nhất trong 32 công viên thành phố hiện nay. Về cả quy mô, tính hòan thiện, và vị trí nằm giữa trung tâm thӫ đô, giao thông thuận tiện mà công viên trӣ thành địa điểm lựa chọn để nghỉ ngơi cӫa cӫa đông đảo nhân dân nội thành Hà Nội.

Suốt gần năm thập kỷ qua, công viên Thống Nhất đóng vai trò như một lá phổi cải tạo môi trư±ng ӣ phía Nam trung tâm cũ nơi có mật độ dân cư rất cao và rất thiếu cây xanh như quận Đống Đa. Trên thực tế, công viên Thống Nhất đóng góp tới 81%

cơ cấu cây xanh cӫa quận Hai Bà Trưng và làm cho quận này có diện tích cây xanh bình quân gần gấp đôi so với tất cả các quận nội thành khác hiện nay (1.68m2/0.9m2)

Công viên Tuổi trẻ

Từng là công trình trọng điểm của TP Hà Nội, nhưng 20 năm qua, dự án xây dựng Công viên Tuổi Trẻ bị ‘đắp chiếu’, hàng quán đua nhau ‘xẻ thịt’, còn gần 1.000 hộ dân ở đây chịu cảnh sống mòn bởi quy hoạch treo. Công viên Tuổi Trẻ nằm trên khu đất vàng ở quận Hai Bà Trưng. Nơi này được UBND TP Hà Nội phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật từ năm 2002 với quy mô 26,4ha, tổng mức đầu tư 280 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2002 - 2006.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án gặp nhiều vướng mắc. Đến năm 2010, TP Hà Nội quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết Công viên Tuổi Trẻ theo hướng trở thành Trung tâm Thanh thiếu niên Hà Nội.

Mục tiêu của TP Hà Nội là Công viên Tuổi Trẻ trở thành công viên chuyên đề với 6 khu chức năng (tổng diện tích gần 13ha) như cung thiếu nhi, khu vực cây xanh, hồ nước và khu đa năng. Đặc biệt, TP Hà Nội quyết định không xây dựng khách sạn cao tầng trong công viên, thay vào đó là trung tâm văn hoá, thể thao.

Những điều chỉnh nêu trên được xem là giải pháp tháo gỡ, nhưng thực tế sau điều chỉnh quy hoạch, dự án Công viên Tuổi Trẻ vẫn không được thực hiện. Có thực tế đáng buồn là công viên này vẫn bị ‘xẻ thịt’ để hình thành nhà hàng, bãi đỗ xe, sân tennis, thậm chí cả quán karaoke…

Công viên Gò Đống Đa

Công viên Đống Đa nằm trên địa bàn phường Quang Trung quận Đống Đa thành phố Hà Nội: Phía Bắc giáp trường Tiểu Học Quang Trung, Phía Đông giáp khu

dân cư, Phía Tây giáp khu dân cư, Phía Nam giáp tuyến đường Tây Sơn. Xung quanh công viên với bán kính 2-3km có khá nhiều các không gian xanh, mặt nước như: hồ Thành Công, hồ Đống Đa, hồ Xã Đàn, hồ Ba Giang tuy vậy các không gian này đứng riêng lẻ, bị bao quanh là các khu dân cư và các công trình khác; không có được sự liên kết cần thiết của những không gian xanh trong một đô thị.

Nhược điểm lớn nhất của công viên Đống Đa là nằm bao quanh bởi khu dân cư và diện tích không lớn khiến không gian ở đây bị bó hẹp và không liền mạch.

Hướng tiếp cận chính của công viên lai nằm ở trên con đường nhỏ Đặng Tiến Đông.

Tuy đã được thiết kế một khoảng lùi nhằm tăng khả năng tiếp cận bằng công chính xong không gian vẫn bị các hàng quán nằm ngay tại cổng công viên lấn chiếm. Các nhà dân nằm bên đường Đặng Tiến Đồng có chiều cao trung bình từ 3-4 tầng hầu hết là cao hơn cây xanh trong công viên khiến tầm nhìn từ trong ra ngoài bi hạn chế.

Hướng tiếp cận phụ giáp tuyến đường Tây Sơn.

Công viên Thủ Lệ

Công viên Thủ Lệ là một công viên và vườn bách thú có diện tích 29ha ở Hà Nội. Công viên cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía Tây, góc đường Kim Mã, Cầu Giấy, đường Bưởi, Đào Tấn và phố Nguyễn Văn Ngọc, giáp với khách sạn Hanoi Daewoo, chính thức được khởi công ngày 19 tháng 5 năm 1976 và hai năm sau mở cửa đón khách. Công viên nằm trên địa phận làng Thủ Lệ, một làng cổ có từ thời nhà Lý (thế kỷ XI), sự tích làng gắn với sự tích thần Linh Lang thờ trong đền Voi Phục. Công viên được xây dựng trên một địa hình khá đẹp: khoảng 29 ha, hồ nước mênh mông có gờ đất chạy dài bao bọc như bầy rồng, rắn đuổi nhau; Bònúi , đền Voi Phục dưới bóng si rậm rạp. Đất công viên Thủ Lệ được hoạch định với diện tích 196.277m2, trong đó sẽ thu hồi khoảng 1.757m2 đất ở dân cư hiện có để giải phóng mặt bằng, đồng thời thu hồi khoảng 1.726m2 đất giao thông hiện có giao cho Vườn thú Hà Nội xây dựng công viên. Trước mắt sẽ tồn tại chức năng vườn thú, về lâu dài vườn thú sẽ chuyển đến vị trí thích hợp theo quy hoạch chung của Thành phố. Khu đất Công viên Thủ Lệ chủ yếu gồm các chức năng chính: đất khu quản lý công viên (1.602m2); đất giáo dục, bảo tồn động, thực vật (1.692m2); đất bãi đỗ xe (3.968m2); đất nuôi, trưng bày thú (27.248m2); đất đường chính trong công viên (24.207m2); đất cây xanh, vườn hoa (49.834m2) và hồ Thủ Lệ (87.726m2) .

Bảng 1-6: Bảng tổng hợp vị trí, hình thái không gian và chức năng của các KGCC điển hình tại 4 quận NĐLS Hà Nội

Quảng trường Tuyến đi bộ Công viên

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w