Tình hình tổ chức KGCC khu vực NĐLS trên thế giới theo hướng BĐLHĐCN

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.1 Tổng quan tổ chức KGCC khu vực NĐLS theo hướng BĐLHĐCN ở các nước trên thế giới

1.1.3 Tình hình tổ chức KGCC khu vực NĐLS trên thế giới theo hướng BĐLHĐCN

a. Tại các Quảng trường

- Quảng trường Prahran ở Melbourne, Úc (Phân chia)

Quảng trường Prahran Square với mức đầu tư 60 triệu đô đã được thay thế cho bãi đậu xe Cato Street rộng 9,000m2. Công trình được kì vọng sẽ trở thành một không gian sống xanh mới của thành phố này. Một không gian mở xanh mát tọa lạc trên một bãi đậu xe đã tăng thêm 20% so với trước đó. Quảng trường sẽ luôn nhộn nhịp với các buổi biểu diễn của các DJ và nghệ sĩ địa phương diễn ra 2 lần một tuần và các buổi chăm sóc sức khỏe miễn phí hàng ngày. Prahran Square là một tổng thể những khoảng cây xanh các lối đi bộ, sân chơi cho trẻ em và chỗ ngồi cho khách bộ hành. Các tác phẩm nghệ thuật của các tác giả Jamie North, Fiona Foley và Bruce Ramus sẽ được bài trí khắp quảng trường.

Với phương pháp phân chia khéo léo và tổ chức không gian hợp lý, Quảng trường Prahran sẽ có khả năng biến đổi linh hoạt đa chức năng phù hợp với các hoạt động đa dạng của cộng đồng.

Hình 1-3: Quảng trường Prahran ở Melbourn, Úc (nguồn: archdaily) - Quảng trường nút giao thông Schuman Roundabout Bruessels, Bỉ

Vòng xoay Schuman là một trong những địa điểm quan trọng nhất trong thành phố. Nó nằm ngay trung tâm Khu phố Châu Âu, giữa trung tâm thành phố và Công viên Cinquantenaire tuyệt đẹp. Mỗi ngày có hàng nghìn người dân, quan chức châu Âu và khách du lịch qua lại. Qua nhiều năm, quảng trường Schuman đã bị thu hẹp thành bùng binh thông thường dành cho ô tô. Một nơi mà người dân Brussel cũng như du khách không ở lại lâu hơn mức cần thiết.

Với các tổ chức của Châu Âu, khả năng di chuyển cao và Công viên Cinquantenaire ở xung quanh, Vùng Brussels muốn biến bùng binh thành một quảng trường đô thị thực sự. Một quảng trường xứng đáng là thủ đô của Châu Âu, nơi mọi người có thể giao lưu với nhau, nơi họ có thể thư giãn và trò chuyện. Một quảng trường đáng tự hào của người Brussel và người châu Âu. Chính phủ Brussels đã phê duyệt kế hoạch hiện thực hóa sự biến đổi trên bùng binh.

Hình 1-4: Quảng trường giao thông Schuman Roundabout Bruessels, Bỉ - Quảng trường trong công trình - The Edge, Berlin, Đức (trong lõi)

Khu phức hợp văn phòng bảy tầng EDGE Suedkreuz Berlin được xây dựng bền vững bằng phương pháp xây dựng kết hợp gỗ mô-đun. Tòa nhà lớn hơn trong số hai tòa nhà đứng tự do có diện tích sàn khoảng 20.000 m2, khiến nó trở thành tòa nhà kết hợp gỗ lớn nhất ở Đức. Hội đồng Công trình Bền vững Đức (DGNB) đã chứng nhận dự án là tòa nhà bền vững nhất của Đức vào năm 2022.

Tại trung tâm của Carré, tòa nhà là một không gian thông tầng rộng rãi, tràn ngập ánh sáng, được bao bọc bởi mái lá ETFE trong suốt nằm trên một kết cấu giàn

gỗ. Điểm thu hút sự chú ý ở trung tâm là bốn cấu trúc giống như cây, có chiều cao được chia độ, có các nền tảng được kết nối với nhau và với các tầng văn phòng bằng cầu thang và cầu chạm khắc.

Hình 1-5: Quảng trường trong công trình tòa nhà The Edge, Berlin (Đức) b. Tại các tuyến phố đi bộ

- Tuyến phố đi bộ xuyên qua trung tâm thương mại ở Rotterdam Hà Lan

Trung tâm thương mại và nhà ở Markthal được xây dựng ngay tại trung tâm lịch sử của thành phố cổ Rotterdam. Thế kỷ thứ 19, nơi đây là địa điểm họp chợ phiên rất đông đúc với khoảng 450 gian hàng hoạt động vào mỗi cuối tuần. Tiếp đó, một cầu cạn đường sắt được xây tại đây để nối liền hai bờ sông Rotte gắn với bến cảng. Công trình do MVRDV và cộng sự thiết kế, sau khi dành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế vào năm 2004. Sự độc đáo của công trình không chỉ là hình dạng của nó, mà còn bởi sự kết hợp nhiều chức năng trong tòa nhà, và khả năng sử dụng KGCC xuyên thấu bên trong công trình vừa giữ dược thói quen hoạt động của khu chợ lịch sử mà vẫn có không gian cho các văn phòng làm việc độc lập. Hơn nữa sự kết hợp với mái vòm trong suốt và màu sắc trang trí hấp dẫn của công trình khó mà có thể tìm thấy ở nơi nào trên trái đất.

Hình 1-6: Trung tâm thương mại và nhà ở Markthal, Rotterdam (Hà Lan) - Tuyến đi bộ đến Kim tự tháp tại Cairo, Ai Cập

Cairo gắn liền với Ai Cập cổ đại, vì quần thể kim tự tháp Giza nổi tiếng và thành phố cổ Memphis nằm trong khu vực địa lý của nó. Nằm gần đồng bằng sông Nile, Cairo được triều đại Fatimid thành lập vào năm 969, nhưng vùng đất tạo nên

thành phố ngày nay là nơi tọa lạc của các thủ đô quốc gia cổ đại mà tàn tích vẫn còn được nhìn thấy trong các phần của Cairo Cũ.

Một tuyến đi bộ dài 2km, rộng 0,5 km, bắt đầu từ địa điểm của bảo tàng tới ba kim tự tháp có các mạng lưới liên kết các khu vực với nhau, ngoài ra còn có đường tàu điện ngầm đến các khu vực.

Đây là một ví dụ cho việc từ những Điểm công trình mới xây dựng đơn lẻ nếu kết nối với các công trình có giá trị lịch sử thì sẽ có thể cộng hưởng giá trị và làm cầu trúc đô thị lịch sử được bền chặt hơn.

Hình 1-7: Bảo tàng Grand Egyptian Museum (GEM) Cairo, Ai Cập (theo visit-gem) c. Tại các công viên

- Công viên Kim Hoa ở Trung Quốc có cầu vượt ứng phó nước lên

Ở trung tâm đô thị Kim Hoa, một thành phố với dân số hơn một triệu người, mảnh đất ngập nước ven sông tự nhiên cuối cùng rộng hơn 64 mẫu Anh (26 ha) vẫn chưa được phát triển. Do khí hậu gió mùa, Kim Hoa phải hứng chịu lũ lụt hàng năm. Trong một thời gian dài, chiến lược kiểm soát lũ lụt là xây dựng các bức tường chắn lũ bằng bê tông chắc chắn và cao hơn để tạo ra đất giá rẻ cho phát triển đô thị.

Những bức tường dọc theo bờ sông và vùng đồng bằng ngập nước ven sông đã cắt đứt mối quan hệ mật thiết giữa thành phố, thảm thực vật và nước, đồng thời làm trầm trọng thêm sức tàn phá của lũ lụt hàng năm.

Dự án Yanweizhou “làm bạn” với lũ lụt bằng cách sử dụng chiến lược cắt và lấp để cân bằng công việc đào đất và bằng cách tạo ra một bờ kè sông bậc thang chống chịu nước được bao phủ bởi thảm thực vật bản địa thích nghi với lũ lụt.

Hình 1-8: Công viên Kim Hoa, (Trung Quốc)

- Công viên trên cầu ở Canbera, Úc (Life Ribon)

Tại Canberra, Úc, dự án được đề xuất xây dựng hai làn hoạt động cho cả người và xe như một dạng công viên tuyến tính và một làn dành cho động vật hoang dã Chúng sẽ tạo thành một lối đi được chia cắt nhưng an toàn cho động vật hoang dã và con người, kết nối xung quanh cây cầu đường bộ hiện có và đường ray xe điện.

Hình 1-9: Cầu Life Ribon ở Canbera (Úc)

Làn giao thông của động vật hoang dã bao gồm đất ngập nước, rừng cây non bộ, rừng cây và đồng cỏ mở cung cấp thức ăn, nơi ở, tiếp cận nguồn nước cho các loài khác nhau làm tổ và di cư. Làn giao thông của cuộc sống đô thị là một công viên tuyến tính với các thành phần của lối đi dạo lát ván, quảng trường sân thượng, đài quan sát và kênh nước. Công viên uốn lượn và nhấp nhô trên mặt nước mang đến trải nghiệm chuyển động thú vị với đường dốc, cầu thang và máng trượt.

- Công viên nông trại ở Đại học Thammasat, Bangkok, Thái Lan

Bangkok hiện đang là một trong những đô thị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Được xây dựng trên vùng đồng bằng sông Chao Phraya, mỗi năm Bangkok bị sụt lún thêm 1cm so với mực nước biển.

Đứng trước tình trạng này, công ty kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị LandProcess đã hợp tác với Đại học Thammasat đem đến giải pháp độc đáo giúp ứng phó với hiện tượng ngập lụt ở thủ đô. Tận dụng khoảng sân thượng bị bỏ không thuộc khuôn viên Rangsit của Đại học Thammasat, kết hợp giữa kiến trúc cảnh quan hiện đại, nông nghiệp truyền thống và đô thị để tạo nên một nông trại đô thị trên mái nhà lớn nhất châu Á, Green Roof với diện tích lên đến 22.000 m2. Green Roof có tiềm năng đáng kinh ngạc về khả năng nhân rộng trên khắp Thái Lan, cũng như có thể cải tiến và sửa đổi để phù hợp với các thành phố khác đang phải vật lộn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. (theo https://worldlandscapearchitect.com/)

Hình 1-10: Khuôn viên trường Đại học Thammasat (Thái Lan) - Công viên dưới hầm ở Manhattan

Một nhà ga ngầm lâu năm tại New York là mục tiêu cải tạo trở thành một công viên xanh dưới lòng đất. Việc cải tạo này tiếp tục đem tới những không gian xanh mà mục tiêu là sức khỏe con người và khí hậu – một vấn đề toàn cầu luôn được quan tâm. Là công viên ngầm đầu tiên trên thế giới, ự án mang trong mình lý tưởng của Barasch: Định nghĩa lại các không gian công cộng tại đô thị, sử dụng công nghệ năng lượng mặt trời được đặt trên mái của các tòa nhà gần đó để cung cấp ánh sáng cho các mảng xanh, cây cối và lối đi dưới lòng đất, tạo ra những không gian cộng đồng kết nối mọi người với nhau.

Hình 1-11: Công viên Lowline ở Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w