CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2 Tổng quan tổ chức KGCC khu vực NĐLS tại Việt Nam
1.2.3 Tình hình tổ chức KGCC tại các Đô thị lịch sử ở Việt Nam theo hướng BĐLHĐCN 21
Tổ chức Lễ hội Đền Hùng 2023 tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Phong Châu hay bộ Văn Lang là kinh đô của nhà nước Văn Lang dưới thời các vua Hùng nằm giữa khoảng từ thành phố Việt Trì ngày nay cho tới khu vực Đền Hùng thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Những phát hiện khảo cổ tại Làng Cả (phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì) cuối năm 2005 cho thấy nhiều khả năng địa điểm này xưa kia chính là kinh đô Phong Châu.
Hàng năm, để tưởng nhớ công ơn dựng nước của các vị vua Hùng, là người Việt mấy ai không thuộc câu ca dao: "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba". Câu ca dao cho thấy ý nghĩa thiêng liêng và gần gũi của ngày giỗ Tổ Hùng Vương trong tâm thức của người Việt qua bao thế hệ.
Cùng với sự vinh danh của UNESCO, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt đã vượt ra khỏi ranh giới quốc gia để trở thành di sản văn hóa chung cần được bảo tồn và gìn giữ của cả nhân loại.
Hình 1-12: Hình ảnh Lễ hội đền Hùng, Phú Thọ
Trong khuôn khổ Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2023 tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, áo dài “Non sông gấm vóc” được xác lập đạt kỷ lục Guinness Việt Nam với độ dài 178m.
Tổ chức KGCC thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà
nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân (tên nước Việt Nam thời đó) dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên. Đây là thủ đô thứ hai của Việt Nam sau Phong Châu (tỉnh Phú Thọ hiện nay), là thủ đô thời các vua Hùng.
Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội), cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 17km về phía bắc. Khác với các di tích lịch sử khác, Cổ Loa là một quần thể di tích có diện tích trải rộng trên một địa bản rộng lớn. Chu vi vòng ngoài thành là 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1,6km, diện tích trung tâm lên tới 2km². Hằng năm vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ hội trang trọng để tưởng nhớ những người đã có công xây thành, nhất là để ghi ơn An Dương Vương, người khai sinh ra nhà nước phong kiến Âu Lạc.
Hình 1-13: Cổ Loa, Kinh đô của Nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương
Tổ chức lễ hội dân gian truyền thống tại Kinh đô Hoa Lư
Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968. Ngày nay dấu tích của Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội gần 100 km về phía Nam. Tuy chỉ được chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt trong thời gian ngắn ngủi (42 năm) nhưng tại nơi đây đã diễn ra rất nhiều sự kiện có liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc như: gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống
- dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Cố đô Hoa Lư là một trong 4 cụm
di tích nằm trong quần thể di sản Thiên nhiên và Văn hóa Thế giới.
Hàng năm, các lễ hội dân gian truyền thống đặc sắc của vùng đất Cố đô đều được diễn ra trên sông, tạo nên một không gian văn hóa rộng lớn, kết tinh những giá trị nhân văn cao đẹp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, phần nào cho thấy sự đa dạng, phong phú trong đời sống tinh thần của người Tràng An.
Hình 1-14: Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình
Tổ chức KGCC Hoàng Thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam .
Hình 1-15: Tái hiện Tết Đoan Ngọ tổ chức trong Hoàng Thành Thăng Long
Năm 2023, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội long trọng tổ chức Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” với nhiều điểm mới, mang đậm dấu ấn tết Đoan Ngọ cung đình. Chương trình bao gồm 2 hoạt động chính là trưng bày và thể nghiệm nghi lễ cùng với không gian lung linh, cổ kính với mong muốn tôn vinh truyền thống văn hóa của dân tộc, phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long.
Tô chức KGCC thành nhà Hồ
Thành Nhà Hồ được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397. Theo sách Đại Việt Sử Ký toàn thư, tòa thành đá này được xây dựng trong vòng 3 tháng. Qua các cuộc khai quật đã tìm thấy các công trường chế tác đá, hàng trăm viên bi đá lớn, nhỏ đã củng cố giả thiết người thợ khi xưa đã dùng chúng như con lăn để tời đá từ vùng khai thác
Kể từ khi Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (năm 2011), tại đây đã diễn ra 10 cuộc khai quật. Những cuộc khai quật tại thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đang dần lộ diện hình hài của một kinh đô, đặc biệt là việc tìm thấy chính điện thành nhà Hồ. Đây là dấu tích Chính điện cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nam được phát hiện cho tới ngày hôm nay.
Đây là một trong những di sản văn hóa có giá trị nổi bật nhất của Việt Nam có sức thu hút mạnh mẽ đối với công chúng trong nước và thế giới nhằm bảo tồn và bảo vệ toàn vẹn khu di sản theo đúng các Công ước Quốc tế đối với một khu di sản thế giới tầm vóc như Thành nhà Hồ.
Hình 1-16: Thành nhà Hồ
Tổ chức tuyến đi bộ ven sông Hương, thành phố Huế.
Năm 2021, chính quyền TP Huế xây dựng tuyến đường đi bộ kết hợp kè bờ sông Hương đoạn từ cầu Dã Viên lên đến chùa Thiên Mụ với tổng kinh phí hơn 90 tỷ đồng. Theo thiết kế, tuyến đường đi bộ này dài 2,9 km, rộng 4,5 m. Con đường được lát đá granit với hai màu đậm nhạt, phân rõ làn dành cho người đi bộ, người đạp xe; phía dưới mặt tiếp giáp với bờ sông là bờ kè chống sạt lở được ốp bằng đá, ngoài ra các dầm bê tông được đúc và dựng sâu dưới đáy sông tạo khoảng cách nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến đường này khi vào mùa mưa lũ. Tuyến đường bố trí đèn chiếu sáng, ghế đá... trở thành không gian công cộng rất hấp dẫn dành cho người dân đi bộ và đạp xe tại thành phố Huế. Men dọc theo sông Hương thơ mộng, tuyến đường này được phủ bóng mát bởi những tán cây xanh điểm tô cho không gian thành phố Huế trở nên đẹp và nên thơ hơn. Trung tâm Công viên cây xanh Huế đã chuẩn bị 10.000
cây dương xỉ để phủ xanh thảm thực vật, chưa kể một số lượng lớn các loại hoa mai chiếu thuỷ, hoa cẩn, địa lan,... cũng được trồng thành từng hàng đẹp mắt. Tuyến đường đi bộ ven sông Hương, đoạn từ cầu Dã Viên lên đến chùa Thiên Mụ là công trình được bà con nhân dân đồng tình, thích thú bởi kết nối hoàn chỉnh với hệ thống đường đi bộ “xuyên rừng” đoạn từ cầu Trường Tiền đến cầu Dã Viên. Bên cạnh tạo điểm nhấn phát triển du lịch, chỉnh trang đô thị Huế thì còn tạo nên không gian sinh hoạt, tập thể dục thân thiện môi trường cho người dân. Được biết, tính thẩm mỹ của công trình đã được nghiên cứu kỹ và hệ thống cây xanh, hệ thống chiếu sáng vào ban đêm tiếp tục được đầu tư, hoàn thiện để tạo điểm nhấn đặc sắc cho cảnh quan bờ sông Hương. Đây là một dự án biến đổi linh hoạt KG ven sông thành một khu vực đa chức năng: KG đi dạo, vui chơi, tập thể thao, nới gặp gỡ của các tầng lớp trong xã hội.
Hình 1-17: Cầu đi bộ ven sông Hương, TP Huế
Tổ chức tuyến phố đi bộ tại thành cổ Sơn Tây
Thành cổ Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) tại tỉnh cũ Sơn Tây , là tòa thành cổ được xây bằng đá ong của Việt Nam có tổng diện tích 16 ha với các kiến trúc độc đáo như: tường thành bằng đá ong, 4 cổng thành xây bằng gạch cổ. Đây là một trong số ít tòa thành dưới thời Minh Mạng còn lại đến ngày nay, thành được xây dựng kiên cố để bảo vệ vùng đất phía tây bắc Thăng Long. Thành cổ Sơn Tây đã được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc quốc gia năm 1994. Ngày nay, tòa thành này vẫn còn tồn tại ở trung tâm thị xã Sơn Tây, Hà Nội và trở thành một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự.
Từ ngày 30/4/2022, tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây hoạt động vào các tối thứ bảy hàng tuần. Để tạo nên sức hút của phố đi bộ, đã có 350 lượt biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao tại 6 điểm sân khấu chính và các khu vực sân khấu chung quanh. Các hoạt động trò chơi dân gian như nặn tò he, viết thư pháp, vẽ truyền thần, nhảy sạp, kéo co, bóng bay nghệ thuật... được triển khai đa dạng, đều đặn hàng tuần. Hiện khu phố đi bộ có 57 hộ gia đình tham gia kinh doanh. Hoạt động của phố
đi bộ góp phần kích thích phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của khu vực, qua đó cải thiện thu nhập của người dân
Hình 1-18: Phố đi bộ ở thành cổ Sơn Tây, Hà Nội
Tổ chức linh hoạt và sinh động KGCC Đường hoa Nguyễn Huệ, thành phố Hồ Chí Minh.
Sau 5 năm tổ chức, “Đường hoa Nguyễn Huệ” đã thực sự trở thành một biểu trưng Mùa Xuân TP Hồ Chí Minh bởi giá trị nghệ thuật và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nó. Giờ đây “Đường hoa Nguyễn Huệ” đã trở thành niềm tự hào và là tài sản chung của nhân dân thành phố, góp phần tích cực vào mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, văn minh. Tổ chức KGCC Đường hoa Nguyễn Huệ luôn có sự linh hoạt biến đổi sáng tạo không gian tùy theo các hoạt động của cộng đồng. Con đường hoa với chiều dài trên 900m đường Nguyễn Huệ, trưng bày vô số tiểu cảnh và tác phẩm trang trí, sử dụng 160.000 chậu hoa với hàng trăm loại hoa cùng lực lượng 250 họa sĩ, nghệ nhân và công nhân lành nghề đã thu hút hơn 1 triệu lượt người tham quan, thưởng lãm từ 28 tháng Chạp đến mùng 3 Tết.
Hình 1-19: Đường hoa Nguyễn Huệ, TP Hồ Chí Minh
“Đường hoa Nguyễn Huệ” đã biến đổi cảnh quan trung tâm thành khu vườn đầy mầu sắc và ngập tràn không khí lễ hội, đã gửi đến du khách một hình ảnh sinh động về các giá trị lịch sử, văn hóa và bản sắc của người dân TP Hồ Chí Minh.
Nghệ thuật tổ chức không gian công cộng này đã quảng bá hữu hiệu một thành phố phát
triển, năng động, giàu sức sống, thu hút du khách, giúp ngành du lịch, dịch vụ phát triển và tăng nguồn thu cho Thành phố. Nó đã trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách cũng như người dân TP trong những ngày xuân. Trong các ngày lễ hội, nhu cầu của coojgn đồng tăng đột biến, việc mở rộng không gian trưng bày sang hai bên lề đường là một giải pháp biến đổi linh hoạt đa chức năng KG đi bộ thành KG trưng bày, triển lãm. Khung cảnh cần phải tính đến các điều kiện cụ thể của mỗi năm.
Vì vậy rất cần một thiết kế tổng thể để có khung cảnh thống nhất và hài hòa. Giải pháp phân khu chức năng linh hoạt đã thể hiện vào năm 2010 với chủ đề “Xuân Bình Minh” – Bình Minh là khi ánh dương ló rạng báo hiệu một ngày mới, đó cũng là thể hiện những tín hiệu lạc quan của kinh tế – xã hội Thành phố sau giai đoạn khó khăn do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009. Các nhà thiết kế đã tổ chức KGCC này theo hướng phân đoạn trang trí trong đường hoa nhằm chuyển tải chủ đề Bình Minh. Theo đó các phân đoạn KG được thiết kế và xây dựng theo các chủ đề: Vầng Thái dương, Xuân Yêu thương, Bình minh tụ hội, Sức mạnh Đoàn kết, Góc Quê hương và Hướng về Thăng Long.