Phân loại biến đổi linh hoạt đa chức năng trong tổ chức KGCC

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng (Trang 93 - 100)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BIẾN ĐỔI LINH HOẠT ĐA CHỨC NĂNG

3.2 Phân loại và xây dựng tiêu chí trong tổ chức KGCC khu vực NDLS theo hướng BDLHDCN

3.2.2 Phân loại biến đổi linh hoạt đa chức năng trong tổ chức KGCC

Biến đổi linh hoạt đa chức năng trong tổ chức KGCC là giải pháp chuyển hóa các KG không thể hoặc khó sử dụng thành các KG có thể sử dụng được cho cộng đồng. Khái niệm BĐLH có thể là sự hồi sinh một khu vực của đô thị đã bị bỏ quên, hoặc cho phép bổ sung các chức năng mới cho các KG đơn chức năng. Thí dụ; Các cầu đi bộ, các đường hầm không chỉ có chức năng phục vụ giao thông mà còn có thể

bổ sung chức năng dịch vụ thương mại phục vụ du lịch.

Các KGCC mới được hình thành trở thành các không gian thuận tiện cho các hoạt động công cộng đa chức năng. Tùy theo cách thức và mức độ biến đổi, các không gian mới sẽ được khai thác sử dụng linh hoạt và đa chức năng nhằm hướng tới sự hiệu quả tối đa cả về không gian và thời gian nhờ kế hoạch tổ chức hoạt động.

Phép biến đổi này càng phải đảm bảo nhiều yếu tố ràng buộc trong khu vực NĐLS Hà Nội

– nơi có diện tích hạn chế nhưng chứa đầy những giá trị lịch sử và bản sắc văn hóa có ý nghĩa quan trọng. Thí dụ các Nút giao thông có thể biến đổi linh hoạt thành Quảng trường nhờ các thiết bị phân luồng giao thông.

Phân loại KGCC theo hình thái

Phân loại theo vị trí

a. Các KGCC phát triển theo chiều ngang

Sơ đồ 3-2: Sơ đồ các vành đai đô thị - Lớp 1: Khu vực lõi – khu vực NĐLS

Đó là các KG trong khu phố cổ (Ô quan chưởng), gắn liền với các nhà thờ Tổ nghề, là các KG bao quanh các công trình tôn giáo: Đình, đền, chùa, miếu; KG quảng trường nhà thờ; KG khu vực Hoàng thành với các công trình di sản, văn miếu QTG…

- Lớp 2: Khu vực Nội đô

Các KGCC là KG mở gắn liền với các công trình kiến trúc: Quảng trường lăng bác, Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục, QT nhà ga, QT Nhà hát lớn…;

Các KGCC gắn liến với KT thương mại: QT chợ Đồng Xuân, Hàng Da;

Các KGCC gắn liền với các KT Văn hóa: Nhà hát Múa rối nước; các công trình giáo dục như các trường thời Pháp thuộc…

Các KGCC là KG mở gắn liền với các yếu tố hạ tầng kỹ thuật, giao thông.

Đó là các KG trên cầu Long biên, tại các ngã tư, ngã năm đường phố, các nut giao thông; các KG dưới gầm cầu; Các bãi đỗ xe công cộng; Các bến xe bus có mái che và không mái che.

KG trong công viên vườn hoa; KG dưới vòm cây.

- Lớp 3: Khu vực ven đô

Các KGCC là KG mở gắn liền với các yếu tố thiên nhiên. Đó là các KG ven

hồ, ven sông, núi, các khu vực cắm trại;

b. Các KGCC phát triển theo chiều đứng

Do tính chất chật hẹp và mật độ cao của khu vực nội đô lịch sử, việc tìm kiếm và khai thác các KG mở trong đô thị có một ý nghĩa quan trọng. Các KGCC có thể được nghiên cứu tận dụng linh hoạt trong các tòa nhà, các kiến trúc hạ tầng.

Chúng cần được phân loại theo chiều cao nhằm khai thác khả năng sử dụng và kết nối linh hoạt giữa chùng trong KG đô thị. Chính vì vậy có thể chia KGĐT theo 5 lớp chiều cao:

- Lớp KG thứ 1: Không gian ngầm (dưới mặt đất):

Đây là lớp không gian ngầm nằm trọn trong mặt bằng tòa nhà, hoặc bên ngoài tòa nhà. Quy mô của không gian ngầm- theo quy định được phép tối đa 5 tầng với chức năng chủ yếu là để xe (parking) ở các tầng dưới cùng (tầng hầm 3-4-5) và chức năng thương mại dịch vụ ở một số tầng hầm trên ( tầng hầm 1-2). Một số KG ngầm được sử dụng cho hoạt động giao thông đồng thời với chức năng công cộng.

Đó là các tuyển đi bộ ngầm qua các tuyến đường phố trong đô thị.

- Lớp KG thứ 2: Không gian bề mặt

Đây là các KGCC quảng trường, vườn hoa, các tuyến phố đi bộ, tuyến phố thương mại trong khu phố cổ, lớp KG này được tận dụng triệt để cho các hoạt động dịch vụ thương mại. Ở một góc nhìn khác, đó có thể là không gian mặt nước, mà đối với khu vực nội đô lịch sử là mặt nước hồ, sông trong KG đô thị. Phần KG này có thể

trở thành một phần của KGCC bổ sung.

- Lớp KG thứ 3: không gian tầng 1 trong công trình

Đây là lớp không gian thuộc tầng trệt (trong các tòa nhà) và không gian vỉa hè (ngoài các tòa nhà). Nó có thể kết nối với đường phố, quảng trường, sân bãi, vườn hoa.

- Lớp KG thứ 4: không gian kết nối không trung

Các KG kết nối không chỉ là hạ tầng giao thông mà còn là KGCC bổ sung:

Hành lang, ban công tầng 2, Cầu dẫn giữa các công trình, cầu đi bộ. Đây có thể còn là các KG ở tầng cao công trình được triệt để sử dụng nhằm khai thác các điểm nhìn thú vị trong KG nội đô lịch sử, đặc biệt là trong khu phố cổ.

- Lớp KG thứ 5 : không gian trên mái công trình

Tầng thượng của các công trình, sử dụng chức năng Cà phê ngắm cảnh, KG cây xanh trên mái.

TT Lớp không gian

A Không gian ngầm dưới bề mặt B Không gian bề mặt

C Giữa tầng 1-2 trong công trình D Kết nối không trung

E Không gian trên mái công trình

Sơ đồ 3-3: Sơ đồ các lớp KG theo chiều đứng (nguồn: tác giả)

Sơ đồ 3-4: Sơ đồ các lớp KGCC đô thị theo ngang và chiều đứng

Phân loại KGCC theo tính đa chức năng và khả năng biến đổi a. Nhóm các KGCC có Chức năng xác định và Chức năng bổ sung:

- Nhóm các KGCC có chức năng xác định

Là các KGCC được chỉ dịnh từ trên xuống (up down) với các chức năng chính thức và đối tượng xác định (official). Thí dụ Quảng trường Ba đình: Chức năng Hành chính – Chính trị. Quảng trường Đông Kinh Nghĩa thục: Chúc năng Văn hóa- Xã Hội.

- Nhóm các KGCC có chức năng bổ sung

Là các KGCC được thêm các chức năng mới linh hoạt do nhu cầu của cộng đồng (civic). Thí dụ: Quảng trường Ba đình: Chức năng Hành chính – Chính trị + VHXH. Quảng trường Đông Kinh Nghĩa thục: Chúc năng Văn hóa- Xã Hội + TM

b. Nhóm các KGCC có Chức năng biến đổi và Bất biến đổi:

- Nhóm các KGCC có chức năng biến đổi – biến đổi linh hoạt:

Là các KGCC có thể thêm bớt các yếu tố thiên nhiên, kiến trúc, hạ tầng phục vụ các họat động cc bổ sung. Thí dụ; Vườn hoa Lý Thái Tổ: Có thể thêm bớt cây cối, đường đi dạo nhưng không thể thay đổi Tượng đài Vua Lý Thái Tổ và Nhà kèn.

- Nhóm các KGCC có chức năng Bất biến đổi:

Là các KGCC trong đó không thể thay đổi các yếu tố thiên nhiên, kiến trúc vì đó là các di tích, di sản thiên nhiên, kiến trúc : Quảng trường Hoàng Thành Thăng Long, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây... đều là các KGCC trong đó các yếu tố thiên nhiên, kiến trúc đều phải bảo tồn.

Bảng 3-1: Bảng phân loại KGCC theo công năng, hình thái và khả năng Biến đổi

Sơ đồ 3-5: Phân loại các khả năng biến đổi không gian đô thị

Phân loại KGCC theo các kịch bản biến đổi linh hoạt a. Biến đổi linh hoạt và không linh hoạt trong một KG xác định

Một KGCC đã xác định diện tích (định lượng) và chức năng (định tính). Nếu Chức năng biến đổi mà diện tích không bị biến đổi thì được xem như biến đổi linh hoạt. Thí dụ: Một KGCC phục vụ tuyến đi bộ bao gồm 2 thành phần: KG đi dạo và Vườn hoa được xác định trong một diện tích cố định. Trước nhu cầu Không gian đi bộ phải tăng diện tích thì Vườn hoa buộc phải thu hẹp. Nếu Vườn hoa được cấu thành từ các chậu hoa thì nó có thể tăng giảm diện tích và hình thái một cách linh hoạt, tạo cho KG đi bộ giảm tăng diện tích một cách tương xứng. Tuy nhiên trong trường hợp Vườn hoa được trồng cố định thì sự linh hoạt trở nên khó khăn. Muốn tăng diện tích đi bộ thì buộc phải mở rộng vỉa hè.

b. Biến đổi linh hoạt nhằm chuyển đổi hoặc bổ sung chức năng mới.

Các KGCC nhìn chung đều phục vụ cho một chức năng đã được xác định.

VD: Đối với KGCC xác định phục vụ văn hóa biểu diễn thì KGCC đó sẽ đáp ứng nhu cầu của các loại hình biểu diễn xiếc, ca nhạc. Tuy nhiên, do nhu cầu, chức năng phục vụ văn hóa có thể chuyển đổi sang chức năng triển lãm, thương mại. Sự chuyển đổi đó liên quan đến thay đổi phân khu chức năng, tổ chức lưu tuyến, bố trí các trang thiết bị. Ở một góc cạnh khác, KGCC xác định có thể bổ sung thêm một hoặc nhiều chức năng mới khác nhau mà các hoạt động của cộng đồng không bị ảnh hưởng.

Phân loại các mức độ, phạm vi biến đổi của KGCC

Tùy theo yêu cầu của hoạt động công cộng, tùy theo tính chất đặc điểm khu vực mà sự biến đổi KG linh hoạt có những mức độ khác nhau:

a. Mức độ biến đổi nhỏ :

Sự can thiệp là tối thiểu, sử dụng cho những khu vực phố cổ, khu vực đậm đặc di sản cần phải bảo tồn ( khu vực NĐLS) . Sự biến đổi KG đòi hỏi không ảnh hưởng đến di tích nhưng vẫn cho phép tăng cường khả năng đáp ứng các hoạt động công

cộng.

b. Mức độ biến đổi trung bình :

Sự can thiệp là vừa phải, sử dụng cho các khu vực phố cũ ( khu vực NĐ) , trong đó có thể biến đổi, tăng giảm diện tích một cách phù hợp.

c. Mức độ biến đổi cao:

Sự can thiệp cho phép mở rộng, sử dụng cho các khu vực ngoại vi, cho phép mở rộng phát triển các KGCC mới với các chức năng đa dạng mới. Việc mở rộng không gian, tích hợp KG ( quảng trường, vườn hoa) ở quy mô lớn có thể áp dụng ở những khu vực này.

Để đảm bảo cho sự biến đổi linh hoạt đa chức năng các KGCC khu vực NĐLS Hà Nội được hài hòa, thì điều quan trọng phải chú trọng từ đầu công tác quy hoạch đô thị. Mỗi đô thị có cấu trúc quy hoạch khác nhau, biến đổi theo thời gian qua những thăng trầm của lịch sử. Đô thị Hà Nội là sự kết hợp giữa cấu trúc mạng lưới xuyên tâm có vành đai với các mạng lưới ô cờ trong khu phố Pháp do ảnh hưởng của thời thuộc địa Pháp.

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w