Lý luận về vai trò của KGCC trong đô thị hiện đại

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG

2.2 Cơ sở lý luận

2.2.1 Lý luận về vai trò của KGCC trong đô thị hiện đại

Trong xã hội hiện đại, KGCC có thể coi là một công cụ để nhà nước thực hiện trách nhiệm với xã hội, thông qua đó tương tác với xã hội. KGCC luôn là một thành phần quan trọng trong đô thị với những vai trò chủ yếu sau: Tổ chức các hoạt động xã hội cho cộng đồng, thu hút sự đầu tư kinh tế, tạo ra lợi ích kinh tế, cải thiện vi khí hậu và môi trường, tạo bản sắc đô thị. KGCC trong đô thị về cơ bản có thể được phân loại: Theo cấp độ (Cấp đô thị: Quảng trường trung tâm, quảng trường trước các công trình cấp đô thị, công viên cấp đô thị,../ Cấp khu vực: Vườn hoa, đường dạo quan các hồ trong khu vực,../ Cấp khu ở: Vườn hoa, sân chơi trong các khu ở); Theo sở hữu (Sở hữu nhà nước (PS), Sở hữu tư nhân (POPS)); Theo tính chính quy (Chính quy, hợp pháp (được quy hoạch, phê duyệt và tổ chức bới các cơ quan QLNN), Phi chính quy, hình thành tự phát (do người dân tự lựa chọn khai thác sử dụng ngẫu nhiên); Theo chức năng (Nơi tụ họp, Nơi nghỉ ngơi thư giãn, Vui chơi giải trí hàng ngày)

Trong đô thị, các KGCC chính thống là những Quảng trường, Tuyền đường – vỉa hè, Công viên, bên cạnh đó là các KGCC tự phát hoặc tiềm năng mà vai trò và ý nghĩa của chúng sẽ được để cập lần lượt dưới đây.

Hình 2-1: Ký hiệu KGCC Quảng trường – Tuyến đi bộ - Công viên a. Vai trò của Quảng trường công cộng trong đô thị

Quảng trường công cộng trong đô thị xuất hiện từ thời kỳ cổ đại, ở Hy lạp gọi là Agora, ở La Mã gọi là Forum nơi tụ tập dân cư trong sinh hoạt của dân cư đô thị. Quảng trường nổi trội trong sơ đồ cấu trúc đô thị phương Tây; Quảng trường với những yếu tố thu hút thị giác là một nhân tố gió vào chuỗi các hình ảnh liên hoàn này và tạo nên sự đột biến trong không gian đường phố, có chức năng định hướng không gian trong cấu trúc đô thị. Các nghiên cứu về hình thái không gian kiến trúc quảng trường tập trung vào các yếu tố cầu thành không gian: Lối vào quảng trường; Mặt bằng quảng trường; các yếu tố phụ trợ và các hoạt động tại quảng trường. Các loại hình quảng trường gồm: Phân loại theo công năng (mít tinh, đầu mối giao thông, Quảng trường văn hóa, hành chính-chính trị, tưởng niệm, tôn giáo, thương mại dịch vụ, chợ, nghỉ ngơi, giải trí, giao thông..); Phân loại theo vị trí, cấp độ (Quảng trường trung tâm, quảng trường khu vực); Phân loại theo hình thái, địa hình…

b. Vai trò của Tuyến đường – vỉa hè trong đô thị

Một trong những phương thức để nâng cao chất lượng quản lý xây dựng hè phố có hiệu quả là làm rõ vai trò chức năng hè đường đô thị.

“Hè phố” là cách gọi tắt “hè đường của đường phố”. Hè đường nói chung chỉ có chức năng tách lối đi của người đi bộ khỏi lối đi của xe cộ, để giao thông trên lòng đường được thuận lợi hơn, an toàn hơn. Hè đường là khoảng không gian đệm giữa lòng đường và hai dãy nhà chạy dọc hai bên đường để hình thành đường phố (streets).

Về cơ bản, hè đường có 5 vai trò chức năng chính bao gồm: Giao thông, tạo lập không gian công cộng đô thị, đồng bộ các tiện nghi đô thị, hình thành môi trường sinh thái, hệ thống hoá các công trình hạ tầng.

c. Vai trò của Công viên trong đô thị

Công viên là thành phần chủ yếu trong hệ thống cây xanh đô thị. Trong những năm gần đây, tổ chức không gian vườn hoa công viên đang là một vấn đề nóng và nhận được sự quan tâm không chỉ của các cơ quan quản lý của Nhà nước, chính quyền các đô thị mà còn nhận được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân. Công viên được phân loại theo Chức năng (đơn năng: công viên chuyên đề, đa năng: công viên văn hóa giải trí); theo Tính chất (Công viên động: công viên nước, thể thao, viễn tưởng, cảm giác mạnh; Công viên tĩnh: lịch sử, bảo tàng ngoài

công viên khoa học, sinh thái, vườn ươm); theo Hình thái (dạng mảng, tuyến, điểm,...); theo đối tượng sử dụng (thiếu nhi, thanh niên, người cao tuổi,…); Theo cấp quản lý (trung tâm thành phố, cấp quận, cấp khu ở).

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w