QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng (Trang 89 - 92)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BIẾN ĐỔI LINH HOẠT ĐA CHỨC NĂNG

3.1 QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC

Quan điểm 1 : Khai thác tối đa các giá trị Văn hóa lịch sử khu vực NĐLS Tổ chức KGCC khu vực nội đô lịch sử HN được tổ chức theo hướng biến đổi linh họat đa chức năng nhằm khai thác thác tối đa các giá trị văn hóa lịch sử của khu vực trung tâm đồng thời khắc phục những khó khăn của khu vực nội đô lịch sử, Đó là sự thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng các KGCC.

Tổ chức KGCC khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội cần tận dụng các ưu thế của một khu vực tích tụ các giá trị văn hóa lịch sử nhưng cũng cần phải khắc phục những khó khăn của một khu vực chật hẹp về diện tích, khiếm khuyết về hạ tầng… Đây là nơi tích tụ các tài nguyên văn hóa lịch sử và nhân văn. Tuy nhiên tại đây cũng đối mặt với những hạn chế về hạ tầng, không gian mở. Chinh vì vậy sự hấp dẫn của KGCC khu vực nội đô cũng gắn liền với sự kho khăn của hạ tầng kỹ thuật, của sự thiếu hụt các KGCC đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Việc tổ chức thông minh các KGCC khu vực nội đô cần phải theo nguyên tắc linh hoạt và biến đổi đa chức năng.

Quan điểm 2 : Tổ chức KGCC khu vực nội đô lịch sử HN hướng tới các thành phần hiện có và các thành phần KGCC bổ sung

Một là các KGCC đã từng tồn tại và đã khẳng định vai trò của chúng trong phục vụ sinh hoạt cộng đồng và phát triển du lịch nhưng cần được năng cấp và biến đổi linh hoạt hơn. Đó là các không gian CC vốn có của khu vực nội đô lịch sử như quảng trường, vườn hoa công cộng, các tuyến đi bộ. … Thành phần thư hai là các KGCC mới được tạo ra - được xem như các KGCC bổ sung linh hoạt nhờ khả năng biến đổi đa chức năng. Cả hai thành phần KGCC này đều được tổ chức theo hướng biến đổi linh hoạt cho phép tăng hiệu suất sử dụng đối với cộng đồng khác nhau, tối ưu hóa chức năng phục vụ, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sử dụng.

Quan điểm 3 : Tổ chức KGCC theo hướng nén, thân thiện môi trường và chú trọng bản sắc

Các giải pháp biến đổi linh hoạt đa chức năng cho cả hai thành phần KGCC phải đảm bảo tạo nên những KGCC có khả năng vừa tiết kiệm không gian, các KGCC

xanh, thân thiện môi trường, vừa tạo dấu ấn cho một khu vực có gía trị lịch sử , một địa điểm có tinh thần, một không gian nơi chốn, giàu bản sắc văn hóa. Cần thể hiện bản sắc của người Việt trong các hoạt động công cộng, cách thức giao lưu, đặc biệt là khả năng sáng tạo của lớp trẻ trong các hoạt động làm mới không gian sinh hoạt cộng đồng.

Quan điểm 4 : Sự linh hoạt tùy theo chủ đề, chức năng, đối tượng sử dụng và quy mô.

Tính chất linh hoạt đa chức năng của KGCC khu vực nội đô lịch sử HN gắn liền với đối tượng quản lý, sử dụng, liên quan tới các chức năng, thể loại và có quy mô linh hoạt theo yêu cầu. KGCC là KG có hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Việc sử dụng KGCC khu vực nội đô được linh hoạt hóa theo các chủ đề, các thể loại, các đối tượng và quy mô. Về chủ đề lồng ghép các câu chuyện lịch sử, huyền thoại, cội rễ, nguồn gốc hình thành,..). về thể loại kết hợp các hoạt động vui chơi, giải trí kết hợp giáo dục giới tính, giáo dục kiến thức lịch sử văn hóa … Đối tượng đa dạng là các tầng lớp thanh niên, thiếu niên, người già, phụ nữ, trẻ lang thang, người khuyết tật, .., Vè quy mô từ cấp phường (sử dụng vỉa hè cho các hoạt động kỳ cuộc như cưới hỏi, ma chay, khai trương) đến cấp quận Cấp Quận, Cấp Thành phố,..

Quan điểm 5: Sự linh hoạt cần gắn liền với môi trường thiên nhiên và môi trường văn hóa.

Sự biến đổi linh hoạt trong tổ chức KGCC cần tính đến sự biến đổi của thời tiết, khí hậu, điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái động thực vật, … của mỗi khu vực địa phương. Những giá trị văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian,.. các hoạt động, thói quen của người dân xuất hiện trên vỉa hè, trang phục, màu sắc chính là những chất liệu đóng góp vào bối cảnh tổ chức KGCC, chính sự vận hành, biến đổi của nó tạo nên nét đẹp, hấp dẫn, mới mẻ trong KGCC và đó là một loại hình biến đổi không cần thiết kế nhưng nắm bắt và khai thác quy trình biến đổi của nó cũng sẽ giúp KTS tổ chức KGCC một cách hiệu quả, giàu tính bản sắc hơn.

3.1.2 Nguyên tắc

Nguyên tắc 1: Tái cấu trúc và tối đa hiệu quả sử dụng KGCC trên cơ sở Quy hoạch đã được phê duyệt

Quy hoạch mạng lưới các không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử theo:

Quy hoạch phân khu, Quy hoạch chi tiết đã được duyệt theo cấp độ khu vực: Đối với

các KGCC đã được xác định cần tái cấu trúc không gian theo hướng linh hoạt đa chức năng: Quảng trường Đơn năng (Hành chính - chính trị) thành Quảng trường Đa năng (Hành chính-Chính trị kết hợp Văn hóa Xã hội); Công viên Văn hóa thành Công viên Văn hóa xã hội ;Tuyến phố thương mại thành Tuyến phố thương mại- Du lịch – văn hóa lịch sử. Đối với các KG ngoài trời xen kẹt, bị bỏ trống hoặc chưa xác định chức năng sử dụng cần nghiên cứu sử dụng như những KGCC bổ sung cho khu vực nội đô lịch sử. Các giải ngăn cách giao thông bằng bãi cỏ, cây xanh biến đổi thành KG nghỉ ngơi an toàn. Các đảo giao thông, bùng binh ngã ba, ngã tư thành KG tổ chức sự kiện. Các KG trống dưới gầm cầu thành bãi để xe phục vụ cộng đồng

Nguyên tắc 2: Tăng cường tính kết nối và tính hệ thống

Quy hoạch mạng lưới KGCC khu vực nội đô lịch sử cần được tăng cường khả năng kết nối theo 2 hướng: một là theo hướng duy trì và thúc đẩy phát triển các giá trị cốt lõi, hai là khuyến khich phát triển tự do, mang tính bản sắc cho từng không gian. Các tuyến phố là những gạch nối giữa các không gian công cộng nhằm khai thác mạng lưới giao thông theo những khoảng thời gian khác nhau và tính chất khác nhau. Ở không gian trung tâm thành phố, cần kết nối các KGCC các Quận, KGCC cấp Phường. Yếu tố kết nối là các Tuyến giao thông, tuyến đi bộ. Trên các tuyến đi bộ tổ chức các điểm vui chơi, check in, cửa hàng, cà phê…

Nguyên tắc 3: Hạ tầng – Cảnh quan thông minh

Các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực nội đô được sử dụng vai trò kép trong tổ chức KGCC với chức năng bổ sung. Tùy theo vị trí, địa điểm và tính chất của hạ tầng mà khai thác sử dụng linh hoạt, nhấn mạnh các điểm nhìn, trường nhìn, góc nhìn đa dạng sinh động theo chiều ngang và chiều cao:

Các cầu nối đi bộ qua các tuyến đường không chỉ đóng vai trò là kg giao thông mà còn là Kg ngắm nhìn cảnh quan đô thị. Các đường ngầm đi bộ qua các tuyến đường có thể kết hợp KG thương mại nhỏ và linh hoạt . Các nhà vệ sinh công cộng kết hợp cây xanh cảnh quan, ghế ngồi.. thư giãn. Khu vực nút giao thông (bùng binh), các không gian gầm cầu, các dải phân cách giao thông co thể khai thác linh hoạt cho các hoạt động giải trí của cộng đồng một cách thông minh.

Nguyên tắc 4: Biến đổi linh hoạt các không gian mở trong công trình kiến trúc công cộng

Cảnh quan được khai thác một cách linh hoạt. Chú trọng sự kết hợp các yếu tố

cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan nhân tạo. Việc khai thác linh hoạt các không gian chưa sử dụng để biến thành không gian sử dụng thông minh cần bổ sung làm giàu thêm cảnh quan thiên nhiên và tổ chức thẩm mỹ, trong đó con người và các hoạt động của họ trong KGCC như một yếu tố cảnh quan hoạt động và luôn biến đổi theo thời gian.

Nguyên tắc 5: Tạo dựng Môi trường xanh

Các giải pháp tổ chức KGCC cần tạo nên một môi trường xanh, một môi trường an toàn cho con người trong không gian đô thị. Chính vì vậy, cần khắc phục các yếu tố tác động tiêu cực của môi trường như: GIảm ô nhiêm, khói bui, tiếng ồn.

Các KGCC cần được lưu ý ứng phó với biến đổi khi hậu. Đó là các giải pháp nhằm giảm nắng nóng, khắc phục tình trạng ngập lụt ảnh hưởng tới hoạt động của các KGCC. Giảm sự ảnh hưởng của hoạt động của các phương tiện giao thông trong tổ chức KGCC, tạo sự an toàn tách biệt giữ dòng người đi bộ và các dòng phương tiện: Xích lô, xe đạp, tàu điện, ô tô, tàu hỏa, bus và các phương tiện khác.

Nguyên tắc 6: Tổ chức KGCC có sự tham gia của cộng đồng

BĐLHĐCN phải có sự tham gia của cộng đồng. Cộng đồng không chỉ bao gồm người dân, mà con bao gồm các tổ chức nghệ nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận, các doanh nghiệp xã hội. Sự hoạt động của cộng đồng sẽ tạo nên bức tranh sống động. Chẳng hạn, tái hiện lịch sử (với các khu vực lịch sử ), tổ chức không gian sáng tạo nghệ thuật... Hiện nay trong khu vực NĐLS đã có nhiều sản phẩm do học sinh sinh viên làm ra hàng năm như tranh, sản phẩm thủ công được trưng bày tại các KGCC. Điều đó tạo giá trị giáo dục, tự hào, tạo sự thu hút người tham gia KGCC.

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w