CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG
2.2 Cơ sở lý luận
2.2.4 Nguyên lý về cảm thụ không gian và thẩm mỹ
Trường thị giác:
Chúng ta biết rằng tạo hóa tạo ra con người có 2 con mắt, 2 con mắt phối hợp nhau theo sự điều khiển của não bộ để nhìn ngắm, quan sát, thấy và cảm nhận… 2 con mắt có 2 góc nhìn khác nhau vì thế người ta thường nói: “nhân quan lưỡng thị”
(nhìn bằng 2 con mắt). Vùng nhìn hay khu vực nhìn thấy của 2 con mắt được gọi là
“trường thị giác” hay vùng nhìn. Trường thị giác là thuật ngữ nói đến phạm vi, giới hạn vật lý về khu vực mà thị giác có thể nhìn thấy được.
Sơ đồ 2-1: Trường thị giác (nguồn KTS Nguyễn Luận)
Cảm thụ thị giác:
Sơ đồ 2-2: Cảm thụ thị giác (nguồn PGS.TS Phạm Hùng Cường)
Ngưỡng nhìn xa, khả năng phân biệt của mắt :
Mắt người có khả năng nhận biết, phân biệt các vật thể ở các khoảng cách khác nhau tùy thuộc kích thước, độ chi tiết của các vật thể. Làm kim hòan hay thêu ren đương nhiên khỏang cách nhìn là phải rất gần, nhưng đối với các vật thể trong đô thị như công trình và các chi tiết kiến trúc, những khoảng cách sau được coi là những ngưỡng nhìn thấy theo các cấp độ:
Tốc độ cảm nhận không gian:
- Tốc độ và nhận thức thị giác - Độ tập trung
- Thời gian phản ứng
Trục nhận thức không gian
Sơ đồ 2-3: Trục nhận thức không gian (nguồn KTS Nguyễn Luận)
Quan hệ hình nền:
Quan hệ phông hình: Độ tương phản phông hình do ánh sáng, màu sắc, cao độ, khối hoặc chất liệu tạo ra… cho chúng ta khả năng phân biệt, nhận biết các vật thể khác nhau. Độ tương phản càng lớn chúng ta càng dễ nhận biết và cảm thụ được vật thể.
Đường viền (skyline, silhouette): Là ranh giới giữa công trình, quần thể công trình hoặc toàn đô thị với bầu trời. Cảm thụ thị giác về ranh giới này rất rõ do tương phản giữa công trình và bầu trời mạnh. Nhất là khi nhìn toàn cảnh hoặc khi quan sát không gian vào lúc chiều muộn. Cảm giác xa – gần giữa các công trình nhoè đi và chỉ còn bóng dáng của các công trình, hoặc nét viền phần giáp với bầu trời sẫm in trên nền trời.
Tâm lý thị giác
Ngoài những yếu tố vật lý thị giác mang tính phổ biến với mọi người, yếu tố tâm lý thị giác với từng cá nhân cũng là yếu tố tác động đến việc thụ cảm không gian.
Thể hiện qua các khía cạnh:
- Tâm lý của người cảm thụ:
- Trình độ, văn hoá, tập quán, tín ngưỡng của người nhận thức - Tâm lý theo lứa tuổi, giới: thanh niên, thiếu niên, Phụ nữ - Cảm giác về thời gian, dấu ấn nơi chốn (kỷ niệm, tình cảm) b. Cảm nhận qua các giác quan
Con người có 5 giác quan để cảm nhận những biến đổi trong không gian
Thị giác:
Hoa nở theo mùa tạo màu sắc, ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo (đèn màu), Ánh sáng có khả năng tạo bóng đổ; sự đối thoại giữa ánh sáng và vật liệu.
Các biển hiệu ngôn ngữ tiếng Việt (có thể biến đổi linh hoạt bằng ánh sáng => Ban ngày là biển in tiếng Việt; ban đêm chuyển biến thành những biển hiệu ánh sáng chữ nước ngoài.
Khứu giác:
Mùi vị (Các KGCC có mùi vị cuốn hút hay ô nhiễm có thể tạo nên sự tập trung hoặc tán xạ); mùi vị của ẩm thực, mùi vị của cây cỏ hoa lá, mùi vị của biển, của động vật, mùi vị của con người (hút thuốc), khói lam chiều Trong mỗi KGCC khu vực NĐLS của quốc gia nào, thành phố nào được hít thở mùi vị của những đồ ăn truyền thống, nồi bánh chưng, hương hoa mùi ngày cuối năm,.. mùi hương khói ngày rằm mồng một
Thính giác:
Âm thanh (Tiếng chuông, còi báo động, tiếng hát hoặc âm thanh: như tiếng ve, tiếng chim hót, tiếng nước chảy; Tận dụng gió để tạo ra âm thanh chuông gió.
Trong mỗi KGCC khu vực NĐLS của quốc gia nào, thành phố nào được nghe các âm thanh bài hát, nhạc cụ,.. của nơi đó sẽ có tính bản sắc rõ rệt; ở Hà Nội nghe được bài ca về Hà Nội; Việt Nam nghe được Quốc ca
Xúc giác:
Vật liệu cát mềm, lụa, nước, chiếu.. có khả năng biến đổi linh hoạt tiếp xúc với da tạo cảm giác hấp dẫn. Người châu Á nói chung và người Việt nói riêng có thể được nghiên cứu với các bề mặt và tỷ lệ phù hợp với kiểu ngồi. Điều này vẫn thấy trong nhiều KGCC những hàng rào, lối đi, gốc cây,.. Vật liệu bề mặt tạo cảm giác dễ
chịu, hấp dẫn, không bị nóng,…
Vị giác
Trong tổ chức KGCC, sự hiện diện của đồ Ăn và đồ Uống tạo sự hấp dẫn và tạo sự biến đổi rõ ràng trong tâm lý người tham gia. Phân tích thuộc tính của các loại đồ Ăn, đồ Uống,… và Quản lý việc tổ chức không gian công cộng sẽ hỗ trợ nhiều cho các định hướng và chủ đề của Không gian muốn truyền đạt: VD: Đồ uống có cồn như rượu, bia,.. tạo sự hưng phấn; Đồ uống café tạo sự tỉnh táo; Đồ uống hoa quả hấp dẫn phụ nữ trẻ em,… Đồ ăn nhanh, Đồ nhắm, nhậu lai rai, Đồ ăn mang đi, đồ ăn gánh rong
c. Cơ sở thẩm mỹ
Trong cuốn sách “Thành phố theo nguyên tắc nghệ thuật” - 1889, tác giả Jan Gel đã chỉ ra mối quan hệ giữa các tòa nhà, quảng trường thành phố, đài kỷ niệm.
Ông đã nhấn mạnh vai trò tỉ lệ giữa kích thước công trình với con người, trong đó sự cảm nhận của con người là điều quan trọng nhất. Ông đã phân loại hoạt động cc trong KGCC bao gồm: Hoạt động cấp thiết, ít cấp thiết và Hoạt động giao tiếp xã hội