Thị trường khách du lịch

Một phần của tài liệu Giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng tỉnh vĩnh long (Trang 44 - 49)

1.2. Tổng quan hoạt động du lịch tỉnh Vĩnh Long hiện nay

1.2.4. Thị trường khách du lịch

Giai đoạn 2005-2009, tổng lượng khách đến Vĩnh Long đạt 2.275.000 lượt, tăng trung bình 24%/năm. Giai đoạn 2010-2014, tổng lượng khách đến Vĩnh Long đạt 4.285.000 lượt, tăng trung bình 08%/năm. Phấn đấu đến năm 2020, lượng khách đến Vĩnh Long đạt 1.500.000 lượt, trong đó khách quốc tế 240.000 lượt và khách nội địa là 1.260.000 lượt. Qua kết quả thống kê cho thấy, từ năm 2010 đến nay lượng khách du lịch đến Vĩnh Long tăng trung bình hàng năm là 8%. Tuy lượng khách có tăng nhưng so với giai đoạn 2005-2009 (tăng trung bình 24%/năm) thì lượng khách tăng không nhiều. Trong những năm gần đây, lượng khách có chiều hướng tăng chậm lại là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm du lịch chưa mang tính đặc thù rõ nét so với các địa phương khác trong vùng và tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch Vĩnh Long có xu hướng bão hòa.

Khách du lịch đến Vĩnh Long chủ yếu là khách từ các tỉnh lân cận trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Khách quốc tế đến Vĩnh Long chủ yếu từ thị trường các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, ASEAN, Úc… Cụ thể, theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2014, cơ cấu khách quốc tế đến Vĩnh Long như sau: Tây Ban Nha (08%); Pháp (14%);

Đức (10%); Úc (11%); Hà Lan (13%); Đan Mạch (07%); Do Thái (03%); Ý (03%);

Nhật (09%); Anh (06%); Singapore (04%); Mỹ (01%); Quốc tịch khác (08%). Tổng doanh thu du lịch giai đoạn 2001-2010 là 586.6 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình

quân về thu nhập du lịch đạt 10.75%/năm. Chi tiêu trung bình khách quốc tế chi tiêu 10- 15USD/ngày/người, khách nội địa 220.000 đồng/ngày/người. Số ngày khách trung bình là 1,5 ngày/khách (theo thống kê các chỉ tiêu ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long năm 2014 do phòng Nghiệp vụ Du lịch- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long thực hiện). Qua số liệu trên cho thấy, số ngày lưu lại và chi tiêu của khách thấp, với 220.000 đồng/khách/ngày gồm cả chi phí tham quan, ăn uống, vui chơi, quà tặng. Các sản phẩm quà lưu niệm, chi phí dịch vụ khách ngoài chương trình không đa dạng dẫn đến chi tiêu của khách không cao. Ngành du lịch Vĩnh Long còn phụ thuộc vào tài nguyên sinh thái, yếu tố con người và văn hóa bản địa chưa tham gia nhiều và sâu rộng trong cơ cấu du lịch tỉnh Vĩnh Long. Trong cơ cấu doanh thu du lịch của tỉnh, doanh thu từ dịch vụ lưu trú du lịch, ăn uống là chủ yếu.

Lý do là du lịch Vĩnh Long còn thiếu điểm vui chơi giải trí, các điểm du lịch thiếu các dịch vụ dành cho khách. Dịch vụ du lịch đơn điệu chưa đủ sức giữ chân du khách lâu dài.

Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2016, tổng lượt khách đến cách tỉnh trong Cụm liên kết phát triển du lịch phía đông đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể:

Bảng 1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch 6 tháng đầu năm 2016

STT Đơn vị Lượt khách Tổng thu

(tỷ đồng)

Tổng Quốc tế Nội địa

1 Long An 460.000 6.000 454.000 210

2 Tiền Giang 848.930 313.181 535.749 333,889

3 Bến Tre 601.045 268.547 332.498 452,468

4 Vĩnh Long 490.000 90.000 400.000 125

5 Trà Vinh 224.672 6.970 217.702 51,598

6 Đồng Tháp 1.350.000 30.000 1.320.000 210

Tổng cộng 3.974.647 714.689 3.259.949 1.382.955

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động du lịch 6 tháng đầu năm 2016 và phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2016 của Cụm liên kết phát triển du lịch phía

đông ĐBSCL)

Qua kết quả trên, cho thấy lượt khách đến Vĩnh Long xếp thứ 4/6 sau Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre và Long An và tổng thu du lịch của tỉnh Vĩnh Long chỉ xếp trên tỉnh Trà Vinh. Đây là một vấn đề đáng lo ngại, trong khi ngành du lịch Vĩnh Long trước đây có thể gọi là đi đầu so với các tỉnh trong cụm.

Tiểu kết chương 1

Văn hóa là nền tảng của mọi sự phát triển, của mọi xã hội. Đây chính là vai trò xuyên suốt của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ địa phương, của bất kỳ quốc gia nào. Trong đó, du lịch là một ngành kinh tế dựa vào tài nguyên du lịch để phát triển mà tài nguyên du lịch bao gồm trong tự nhiên và nhân văn. Nói cách khác, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể là nguồn tài nguyên quan trọng bên cạnh tài nguyên tự nhiên. Các sản phẩm du lịch văn hóa được xây dựng dựa trên các giá trị văn hóa là mối quan tâm hàng đầu và du lịch dựa vào văn hóa tạo nên sự khác biệt, sự hấp dẫn riêng của điểm đến (destination). Trong thời hậu hiện đại, du khách coi trọng sự trải nghiệm cá nhân với tư cách là một cá nhân tương tác với cộng đồng trước khi tiếp xúc với dịch vụ hay sản phẩm của cộng đồng. Hơn thế nữa, các di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể sẽ khó có thể bắt nhịp với cuộc sống hiện đại; do vậy việc gắn kết và khai thác chúng với hoạt động du lịch sẽ là một phương án quan trọng (tuy chưa phải là tốt nhất). Đó là những di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, ẩm thực, lối sống, phong tục tập quán... sẽ không đạt được hiểu quả truyền thông, tiếp thị hoặc đơn giản sẽ không được biết đến nếu không có khách du lịch. Hoạt động du lịch còn tạo ra môi trường tương tác, giao lưu giữa các nền văn hóa, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cư dân địa phương sẽ có cơ hội tiếp thu những tinh hoa của văn hóa thế giới để phục vụ địa phương trên nền tảng văn hóa truyền thống của dân tộc. Xã hội càng phát triển, sự phân hóa giàu nghèo, sự suy giảm hệ giá trị đạo đức, sự ô nhiễm môi trường đang phá hoại ổn định xã hội; chính vì vậy hơn lúc nào hết đây chính là thời điểm sự gắn kết giữa người với người cần nhờ vào những giá trị văn hóa lịch sử và ngược lại những giá trị này được bảo vệ và phát huy nhờ vào con người. Sự biến đổi nhận thức của con người cũng biến đổi nhanh chóng những hệ giá trị được nhìn nhận theo cách khác phù hợp với tình hình thực tế.

Du lịch Vĩnh Long bắt đầu từ những năm 1976 - 1978, khi đó tỉnh Cửu Long chưa tổ chức du lịch nhưng có các hoạt động đối ngoại mang tính chất du lịch nhằm

phục vụ khách đến làm việc, thăm viếng, giao lưu, tìm hiểu. Khoảng giữa năm 1979, Công ty du lịch Cửu Long được thành lập, thời gian đầu chỉ là hoạt động mua bán và tổ chức đưa khách trong tỉnh đi tham quan trong nước, đón khách từ các nước thuộc Liên Xô cũ sang Việt Nam. Giai đoạn 1980- 1985, công ty khai thác tiềm năng du lịch sông nước và các vườn cây ăn trái từ các hộ nông dân sinh sống trên đất cù lao, tiếp tục phát triển ở những năm tiếp theo. Nổi bật vào những năm 1986 - 1990 đón 12.500 lượt khách; đến năm 1991 - 1995 tăng lên 235.000 lượt khách, năm 1996 - 1997 có 138.944 lượt khách đến tham quan. Thị trường khách du lịch quốc tế lúc đó là khách Tây Âu, chủ yếu là Pháp, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Anh… nhưng mạnh và đông nhất vẫn là khách quốc tịch Pháp. So với các tỉnh trong khu vực, du lịch Vĩnh Long hình thành và phát triển khá sớm, tuy nhiên trong những năm gần đây lượt khách không tăng nhiều và có phần chững lại hơn so với các tỉnh lân cận. Vấn đề giải quyết trước hết là phải đa dạng các sản phẩm du lịch và tìm được sản phẩm đặc thù, không chỉ chú ý khai thác tài nguyên tự nhiên như hệ thống sông ngòi, kênh rạch, vườn trái cây, cảnh quan… mà phải khai thác tài nguyên nhân văn như di tích đình chùa miếu, lễ hội vùng, tập quán sinh hoạt, ẩm thực, nghệ thuật đờn ca tài tử, tham quan làng nghề, kết hợp các hoạt động thiện nguyện xây nhà, làm cầu đường, tặng quà cho trẻ em nghèo, người già... Vẫn phát huy các sản phẩm du lịch sông nước miệt vườn hiện có nhưng đi vào chiều sâu khai thác các yếu tố văn hóa truyền thống, khơi dậy tình cảm trong lòng du khách, óc tìm tòi học hỏi, trải nghiệm của họ. Từ đó, cho thấy các sản phẩm du lịch có thể phát triển trong thời gian tới là sinh thái sông nước miệt vườn, du lịch homestay trải nghiệm đời sống sinh hoạt của cư dân bản địa, hướng đến loại hình du lịch cộng đồng, phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử văn hóa.

Một phần của tài liệu Giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng tỉnh vĩnh long (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)