Di tích kiến trúc nghệ thuật

Một phần của tài liệu Giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng tỉnh vĩnh long (Trang 53 - 63)

2.1. Di sản văn hóa vật thể

2.1.2. Di tích kiến trúc nghệ thuật

Di tích kiến trúc không chỉ có giá trị lịch sử mà còn thể hiện chiều sâu của tư duy cư dân các vùng đất bởi lẽ nó chuyển tải đặc trưng tư duy, quan niệm thẩm mỹ và đời sống tâm linh.

2.1.2.1. Ditích kiến trúc nghệ thuật gắn với tôn giáo

Trong phần nội dung dưới dây chúng tôi lần lượt phân tích giá trị văn hóa của một số di tích tiêu biểu.

Bảng 2.2: Các di tích kiến trúc nghệ thuật gắn với tôn giáo tiêu biểu STT TÊN GỌI ĐỊA ĐIỂM

LOẠI HÌNH DI TÍCH

SỐ QUYẾT ĐỊNH 1 Đình Long Thanh Phường 5, Tp. Vĩnh

Long

Kiến trúc nghệ thuật

Số 457-QĐ, ngày 25-3-1991 2 Thất Phủ Miếu Phường 5, Tp. Vĩnh

Long

Kiến trúc nghệ thuật

Số 152-QĐ/BT, ngày 25 -1 -1994 3 Chùa Phước Hậu Xã Ngãi Tứ, huyện

Tam Bình

Di tích lịch sử

Số 152-QĐ/BT, ngày 25 -1 -1994

cách mạng

4 Chùa Tiên Châu Xã An Bình, huyện Long Hồ

Kiến trúc nghệ thuật

Số 3211-QĐ/BT, ngày 12-12-1994 5 Công Thần Miếu Phường 5, Tp. Vĩnh

Long

Di tích lịch sử

Số 1811/1998- QĐ-BVHTT, ngày 31-8-1998 6 Minh Hương hội quán Khóm 1, phường 5

Tp. Vĩnh Long

Lịch sử văn hóa

Số 1115/QĐ-

UBND ngày

07/7/2008 (Nguồn: tác giả, 2014)

(1) Đình Long Thanh

Còn gọi là Đình thần Long Thanh, tên chữ là Long Thanh miếu võ, tọa lạc tại khóm 4, phường 5, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Đình Long Thanh được xây dựng từ năm 1754 tại vàm Bùng Binh, ấp Long Hưng, xã Long Thanh. Là ngôi đình cổ có kiến trúc lâu đời, sau nhiều lần di dời, trùng kiến, và bị ảnh hưởng của chiến tranh nhưng di tích vẫn giữ được nét kiến trúc đẹp, cổ kính của một ngôi đình làng Nam Bộ.Đình có diện tích kiến trúc là 712 m2. Đình được xây dựng theo kiểu chữ tam gồm có võ ca, võ quy, chánh điện, nhà khói, các đầu mái không chạm trỗ, trên nóc chánh điện trang trí họa tiết lưỡng long chầu nhật bằng sành. Đình vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa: các câu liễn đối, hoành phi, khám thờ, bao lam, sắc phong Thành hoàng Bổn cảnh (1853)…với nét chạm tinh tế, sơn son thếp vàng rực rỡ. Đặc biệt, trong số những hiện vật này có một bức hoành phi khắc bốn chữ “Long Thanh miếu võ隆清武庙” và hai đôi liển rất đẹp, được đem đi triển lãm và được nhận huy chương đồng tại hội chợ các nước thuộc địa năm 1922, tại Mác-xây (Pháp).

Các sinh hoạt văn hóa - tâm linh tiêu biểu gắn với đình Long Thanh vẫn được cư dân địa phương gìn giữ, lưu truyền cho đến nay. Các lễ hội chính bao gồm:

lễ kỳ yên vào các ngày 15 – 16 – 17/03 âm lịch; lễ hạ điền vào các ngày 10 – 11/ 03 âm lịch; lễ thượng điền vào các ngày 16 – 17/10 âm lịch. Lễ kỳ yên được tổ chức long trọng nhất, có dàn nhạc, ban học trò lễ, văn tế, hát bội. Các ngày lễ hội đông

đảo bà con xa gần, các đình xung quanh đến chiêm bái. Lễ hội kỳ yên đình làng Long Thanh là một kênh thể hiện quan trọng các di sản văn hóa vật thể lẫn phi vật thể của địa phương.

(2) Thất phủ cổ miếu thành phố Vĩnh Long

Tên chữ nguyên gốc là Thất Phủ Miếu, dân gian còn gọi là Miếu Bảy Phủ, Chùa Bảy Phủ hoặc Chùa Ông, tọa lạc tại khóm 1, phường 5, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Về tên gọi cổ miếu hiện có hai điển tích được lưu truyền. Điển thứ nhất, miếu có tên Thất Phủ (Bảy phủ) do lấy từ số lượng các phủ huyện địa phương nguyên quán người Hoa có từ nguyên quốc di cư sang Vĩnh Long hợp thành, bao gồm phủ Ninh Ba (Chiết Giang) và phủ Phúc Châu, phủ Chương Châu, phủ Tuyền Châu (tỉnh Phúc Kiến), phủ Quảng Châu phủ Triều Châu (tỉnh Quảng Đông) và phủ Quỳnh Châu (đảo Hải Nam). Do đó, khi xây dựng xong bà con người Hoa thống nhất đặt tên “Thất Phủ Miếu”. Điển thứ hai, vào thời Pháp thuộc chính quyền Pháp có yêu cầu, ngoại kiều Pháp sinh sống ở Việt Nam thành lập cộng đồng nhân tộc để quản lý, Hoa kiều ở Việt Nam rất đông, Pháp dựa vào quy chế cũ lập ra năm bang:

bang Phước Kiến, bang Triều Châu, bang Hải Nam, bang Hẹ, bang Quảng Châu.

Ngoài ra còn có bang Minh Hương, sau đó còn nhập một số ít người Ấn vào chung với cộng đồng này. Do đó, người ta gọi là bảy bang. Chùa Bảy Phủ được xây dựng từ sự đóng góp chủ yếu của người Hoa ở các bang, nhiều nhất là người Phước Kiến, trong đó có sự đóng góp của các thương nhân Ấn Độ cho nên trong bang đồng ý đặt tên chùa là Thất Phủ Miếu (chùa “Bảy Phủ”) (tư liệu điền dã 2014).

Tổng diện tích Chùa là 1.978m2, diện tích khu kiến trúc là 783m2. Trang trí nội ngoại thất và nghệ thuật chạm khắc rất khéo và tinh xảo. Trong 15 tấm hoành (tấm biển) tại miếu có một tấm khắc “Quan thánh phu tử” đã được mang đi đấu xảo tại hội chợ các nước thuộc địa, Pháp tổ chức tại Mác-xây (Pháp) năm 1922 đạt huy chương đồng và xếp hạng thứ 22. Ngoài Quan Công, miếu còn phối thờ Quan Bình, Châu Xương, thờ bà Thiên Hậu, Phước Đức Chánh Thần. Ngoài ra, do ảnh hưởng

của đạo Lão, người Phước Kiến còn thờ Thanh Long, Bạch Hổ. Một số tượng Phật (như Phật Thích ca, Phật Quan âm…) sau này cũng được đưa vào miếu để thờ như là một thể hiện của quan niệm “Thần Phật dung hòa”, hai là để thu hút công chúng dù là tín đồ Phật giáo hay đơn thuần là người dân theo tín ngưỡng dân gian.Các di vật lưu giữ trong di tích rất có giá trị, bao gồm 02 giá lỗ bộ bằng gỗ (dùng để rước thần), 02 biển bằng gỗ sơn đen chữ vàng làm năm trùng tu (1909) “THẤT PHỦ MIẾU- VĨNH AN CUNG七府庙-永安宫”, 01 bức hoành (biển) thếp vàng khắc

“lưỡng long chầu nguyệt” và dòng “PHÚC ĐỨC CHÁNH THẦN (ÔNG BỔN) 1916” và còn nhiều hiện vật khác.

(3) Chùa Phước Hậu

Chùa có tên thường gọi là chùa Phước Hậu, tên chữ Phước Hậu Tự, tọa lạc tại ấp Đông Phú, xã Đông Hậu, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Chùa Phước Hậu mang đậm các giá trị khoa học, lịch sử, văn hóa. Ban đầu chùa là một cái am cất năm 1760 do ba vị tu sĩ miền ngoài tiếp tục nhau chăm nom.

Đến năm 1800 cái am được tu sửa khang trang, rộng rãi hơn bằng cây gỗ quay mặt về Trà Ôn. Năm 1894 ông Cả Giồng người địa phương vận động Phật tử xây dựng lại ngôi chùa sườn bằng gỗ, vách xây tường cát vôi, mái lợp ngói, nền lát gạch tàu quay mặt về hướng Tây đặt tên là Đông Hậu. Đến năm 1962, Hòa thượng Thích Khánh Anh vận động phật tử Sài Gòn, Cần Thơ, Trà Ôn, cộng với số tiền chùa để chùa để tiến hành trùng tu. Di tích là 01 danh lam thắng cảnh đẹp của tỉnh Vĩnh Long.

Ngày nay, những du khách về Trà Ôn hoặc Phật tử hành hương coi chùa Phước Hậu là một điểm đến quan trọng. Nếu biết khai thác, du khách ngược xuôi dòng sông Hậu, sông Mang Thít có thể tìm đến chùa, rồi từ đó có thể tìm hiểu đời sống dân cư miệt Bình Minh, Trà Ôn, cùng ôn lại dấu tích xưa thuở tiền nhân khai phá mảnh đất này.

(4) Chùa Tiên Châu

Chùa Tiên Châu có tên thường gọi là chùa Di Đà, chùa Tô Châu, tên chữ là

Tiên Châu Cổ Tự, tọa lạc tại thôn Bình Lương, huyện Vĩnh Bình, nay là ấp Bình Lương, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Chùa Tiên Châu có cách đây khoảng 250 năm, là một trong các chùa cổ xưa trên đất Vĩnh Long.

Chùa Tiên Châu lúc sơ khai có tên là chùa Di Đà, nơi tọa lạc trước kia gọi là cù lao Dưa. Khi xưa cù lao còn là một vùng thanh vắng. Một đêm trăng sáng, có người dân trong làng nhìn thấy một cảnh huyền ảo: ngoài bãi bồi một đoàn thiếu nữ kiều diễm thướt tha gieo mình xuống tắm. Từ đó tin đồn của người dân ấy lan ra trong vùng. Do đó, bãi sông này được đặt tên là Bãi Tiên (Tiên Châu) hay bãi Bích Trân nên người dân gọi là Tiên Châu hoặc Tô Châu (lấy theo thắng tích “tiên nữ giáng trần”; gọi là chùa Tô Châu vì ở tại nơi có thắng cảnh đẹp như xứ lụa Tô Châu).

Chùa Tiên Châu là di tích kiến trúc nghệ thuật. Chùa có tổng diện tích 7.500m2, xây dựng theo kiểu xếp đọi, có bốn gian nối liền nhau: tiền điện, chánh điện, trung điện, hậu tổ. Chùa Tiên Châu chủ thờ Phật A Di Đà cùng phối tự các chư Phật, chư thiên, hộ pháp. Chùa Tiên Châu mang dấu ấn mỹ thuật miệt vườn Nam Bộ thời tiền hiện đại. Điểm đặc biệt trong kiến trúc của chùa Tiên Châu là tiền điện.

Mặt chính diện của chùa được xây dựng theo kiểu “thượng lầu hạ hiên”. Trên lầu có ba ngôi tháp. Đây là điểm khác biệt của chùa Tiên Châu với những ngôi chùa khác trong tỉnh. Điểm nữa là, mái chùa Tiên Châu thẳng, cụm hoa sen uốn cong tạo cảm giác mái chùa cong. Ở một số di tích khác, các nghệ nhân thường sử dụng phù điêu hình rồng, nhưng ở chùa Tiên Châu sử dụng hình tượng hoa sen đặt trên đầu đao của mái. Chùa còn là nơi bảo vệ và giúp đỡ các chiến sĩ cách mạng địa phương hoạt động qua hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ.

Hằng năm, chùa Tiên Châu có các lệ cúng vào ngày rằm âm lịch, đặc biệt Lễ Phật đản: là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh (sinh ra) tại vườn Lâm - tì - ni năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Trong lễ Phật đản, quan trọng nhất là lễ tắm Phật vào ngày 14 tháng 4. Lễ Vu lan: hàng năm cứ vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, tức khoảng trung tuần tháng Tám dương lịch là ngày lễ Vu Lan.

Vào ngày này, chùa thiết lễ rất trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo.

(5) Công thần miếu

Công thần miếu còn gọi là miếu Hội đồng. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, Miếu Công Thần của tỉnh Vĩnh Long xây dựng năm Minh Mạng thứ 17 (năm 1837) tại thôn Thanh Mỹ Đông, huyện Vĩnh Bình. Một số nét nổi bật: dân gian thường gọi Miếu Hội Đồng là Đình Khao vì các quan thời bấy giờ thường mượn nơi đây để tổ chức yến tiệc khao thưởng. Miếu có lối kiến trúc kiểu đình làng Nam Bộ, kèo cột đều bằng gỗ lim, rui mè đều bằng thứ gỗ tốt, được chạm trổ khéo léo. Trong 06 miếu Hội đồng của Nam Kỳ Lục tỉnh xưa, duy chỉ còn 85 đạo sắc ở Vĩnh Long là còn nguyên vẹn. Gắn liền với quần thể kiến trúc miếu Công thần là các sinh hoạt văn hóa tâm linh rất có ý nghĩa, góp phần phản ánh chiều sâu lịch sử văn hóa địa phương.

Tại miếu Công Thần hằng năm có 04 kỳ lễ hội chính: (1) Xuân tế: tổ chức vào rằm tháng Hai âm lịch, lễ hội này được tổ chức long trọng, quy mô nhất; (2) Hạ điền: tổ chức vào rằm tháng Năm âm lịch; (3) Thu tế: tổ chức vào rằm tháng Tám âm lịch; (4) Thượng điền: tổ chức vào rằm tháng Mười âm lịch.

(6) Hội quán Minh Hương

Tên thường gọi là Hội quán Minh Hương, còn gọi là chùa Minh Hương, Đình Minh Hương, chùa Bà Thiên Hậu, tên chữ nguyên gốc là Minh Hương Hội Quán. Di tích này nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh thuộc khóm 1, phường 5, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Hội quán Minh Hương được xây dựng vào năm 1811, làm nơi sinh hoạt của cộng đồng thương nhân người Hoa ở Vĩnh Long và thờ tự Phước Đức Chánh Thần, sau đó là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Di tích là một ngôi nhà đồ sộ, xây dựng bằng bê tông, nền lát gạch, mái lợp ngói âm dương. Di tích gồm có sáu hạng mục liền kề nhau: sân miếu, võ ca, trung điện, chánh điện, hậu cung, nhà trù. Bên cạnh những hiện vật tín ngưỡng lưu truyền nhiều đời còn tìm thấy nhiều hiện vật liên quan tới các nhân vật lịch sử gốc Minh Hương như: bảng vàng của vua Thiệu Trị ban cho bà

Liên Thị Tánh2 danh hiệu “Trinh Tiết Khả Phong”; bảng vàng “Lạc Quyên Nghĩa Môn” của vua Tự Đức ban cho gia đình ông Trương Ngọc Lang3 do có nhiều đóng góp về văn hóa xã hội như cải táng mộ cụ Võ Trường Toản từ Gia Định về Bến Tre, góp phần xây dựng Văn Thánh Miếu, Công Thần Miếu và nhiều đình chùa khác trong vùng. Đặc biệt Minh Hương hội quán còn lưu giữ hơn 3000 trang tư liệu Hán - Nôm bằng giấy bạch (giấy bản), tiếng Việt, tiếng Pháp. Phản ánh đời sống sinh hoạt không những của riêng người Hoa mà còn của dân cư cả vùng có liên quan ở những ngày hội quán mới thành lập cho đến những năm gần đây. Những tư liệu đó là nguồn tài liệu sống động, đáng tin cậy để nghiên cứu về cộng đồng người Minh Hương ở đất Nam Bộ và quá trình phát triển của vùng đất Vĩnh Long, đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế ở thế kỷ thứ XIX. Khối tư liệu này chia làm các loại như sau:

- Hai bản biên niên sử làng Minh Hương viết năm 1865.

- Hồ sơ hành chính gồm các loại công văn của chính quyền cấp trên như Vĩnh Thanh Trấn, Long Hồ Dinh, Vĩnh Long tỉnh gởi đến làng Minh Hương và bản lưu báo cáo của làng Minh Hương gởi lên cấp trên.

- Hồ sơ thu-xuất của Minh Hương bổn xã.

- Hồ sơ của Văn Thánh Miếu Vĩnh Long (sở dĩ hồ sơ này lưu giữ tại Minh Hương hội quán là vì ông Trương Ngọc Lang là người có trách nhiệm trông coi Văn Thánh Miếu Vĩnh Long).

Minh Hương hội quán hiện có các lễ hội quan trọng: Lễ cúng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu trong các ngày 19 - 20/3 âm lịch, Lễ cúng bà Chú Sanh Nương Nương trong hai ngày 22 - 23/3 âm lịch; Lễ cúng Phước Đức Chánh Thần vào ngày 16/8 âm lịch.

Ở khía cạnh giao lưu văn hóa và quá trình du hợp đa văn hóa tại Vĩnh Long,

2Theo sách Đại Nam Liệt truyện và Đại Nam Nhất Thông Chí có ghi: bà Liên Thị Tánh, người ở huyện Vĩnh Bình, con gái người Tàu, 19 tuổi hứa gả cho Châu Đức Thành. Chưa thành hôn mà Thành mất, cô chịu tang chế 3 năm. Sau đó có người hào phú đến cầu hôn nhưng kiên quyết không chịu cải tiết. Năm Thiệu Trị thứ sáu (1864) được ban bảng vàng.

3Ông Trương Ngọc Lang là người làng Minh Hương, giàu có và hiếu nghĩa, thường ủng hộ các công trình văn hóa nên được triều đình tặng hàm Cửu Phẩm Bá Hộ, bảng vàng “Sắc Tứ Lạc Quyên nghĩa môn”.

Minh Hương hội quán là một biểu tượng có ý nghĩa, thể hiện các quá trình bản địa hóa các tục thờ cùng các giá trị văn hóa tâm linh của nó.

2.1.2.2. Di tích kiến trúc nghệ thuật phi tôn giáo

Vĩnh Long sở hữu nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật không mang màu sắc tín ngưỡng - tôn giáo, trong đó điển hình có các di tích sau:

Bảng 2.3: Các di tích kiến trúc nghệ thuật phi tôn giáo

STT Tên Năm xây dựng

1. Nhà xưa Cai Cường 1885

2. Nhà xưa Mai Phủ Đường 1889

3. Văn Thánh Miếu 1864

4. Nhà xưa Trương Phủ Đường 1917

5. Bảo tàng tỉnh 1993

Văn Thánh Miếu4

Văn Thánh Miếu còn gọi là Văn Thánh Khổng Miếu, tọa lạc tạiđường Trần Phú, phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Theo ghi chép cổ sử, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long đặt tại làng Long Châu, tổng Bình Long, tỉnh Vĩnh Long, phía Đông Nam thành Vĩnh Long. Công trình được khởi công năm 1864 và hoàn thành năm 1866. Văn Thánh Miếu là một công trình văn hóa có ý nghĩa lịch sử, đề cao Nho giáo, là thiết chế văn hóa chính thống của nhà nước phong kiến. Trong Nam kỳ lục tỉnh, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được nhà Nguyễn xây dựng sau cùng và là công trình duy nhất còn tồn tại nguyên vẹn cho đến hôm nay. Di tích Văn Thánh Miếu tọa lạc trên diện tích đất rộng hơn 10.000 m2. Văn Thánh Miếu là biểu tượng văn hóa của nhân dân trong khu vực nói chung và Vĩnh Long nói riêng. Nơi đây mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa của dân tộc, của một vùng đất, biểu hiện tấm lòng của nhân dân đối với tiền nhân nhiều công lao với dân với nước. Văn Thánh Miếu tồn tại thiên về hoạt động văn hóa hơn

4Chúng tôi coi Nho giáo là một học thuyết xã hội phi tôn giáo, chính vì thế quần thể Văn Thánh miếu Vĩnh Long được xếp vào nhóm phi tôn giáo.

là tín ngưỡng thuần tuý. Thông qua việc thờ phụng, lễ tiết hằng năm, các hoạt động tín ngưỡng tâm linh đã tích cực khuyến khích tinh thần hiếu học của vùng đất được mệnh danh là "đất học" tôn vinh những người con của vùng đất Vĩnh Long "Địa linh sinh nhân kiệt".

Ở bình diện lễ hội, hằng năm ở Văn Thánh miếu có bốn kỳ lễ hội chính. Lễ hội tại Văn Miếu: có hai kỳ lễ hội đó là lễ xuân đinh và lễ thu đinh vía Đức Khổng Tử. Lễ xuân đinh, lễ hội được tổ chức vào mùa xuân ngày đinh ở thời điểm đầu năm vào khoảng tháng 2 âm lịch và lễ thu đinh là vào mùa thu ngày đinh, khoảng tháng 8 âm lịch. Đây là lễ cúng Đức Khổng Tử và các vị học trò của ngài. Lễ cúng ở Văn Xương Các, lễ giỗ cụ Phan Thanh Giản: tổ chức cúng ngày mùng 4 và mùng 5 tháng 7 âm lịch hằng năm. Đây là lễ lớn ở Văn Xương Các nhằm tưởng nhớ cụ Phan Thanh Giản được bà con quanh vùng đến tham dự đông đảo.

Bảo tàng Vĩnh Long

Bảo tàng Vĩnh Long tọa lạc tại số 01, đường Phan Bội Châu, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một kiến trúc di tích từ thời kỳ Vĩnh Long xưa (đầu thế kỷ XX),bảo tàng với hơn 17.000 tư liệu, hiện vật gốc; nhiều bộ sưu tập cổ vật quý mang đậm nét bản sắc dân tộc Kinh, Hoa, Khmer của địa phương.Bảo tàng Vĩnh Long được hình thành từ những ngày đầu sau giải phóng với tên gọi Phòng truyền thống tỉnh trực thuộc Ty Văn hóa Vĩnh Long. Sau thời gian dài sát nhập hoạt động với Trung tâm Văn hóa tỉnh Vĩnh Long. Vào ngày 6/9/1993 Bảo tàng Vĩnh Long chính thức được thành lập, đến năm 1998, Bảo tàng Vĩnh Long được công nhận là Bảo tàng loại II. Diện tích toàn khuôn viên của Bảo tàng Vĩnh Long là 12.676,9 m2. Bảo tàng Vĩnh Long có 04 khu chức năng: khu hành chính Bảo tàng; khu trưng bày trong nhà; khu trưng bày ngoài trời và kho cơ sở Bảo tàng.

* Nhà cổ, dinh thự

Thống kê năm 2008, nhà xưa tiêu biểu Vĩnh Long là 87 căn (thống kê do Bảo tàng tỉnh thực hiện), tập trung ở thị xã, huyện Long Hồ, huyện Mang Thít, huyện Bình Minh. Tác giả lựa chọn 3 ngôi nhà có điều kiện thuận lợi về vị trí, giao thông

Một phần của tài liệu Giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng tỉnh vĩnh long (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)