Chức năng kinh tế - xã hội của di sản văn hóa ở Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng tỉnh vĩnh long (Trang 86 - 92)

2.3. Đặc trưng, chức năng và giá trị di sản văn hóa ở Vĩnh Long

2.3.3. Chức năng kinh tế - xã hội của di sản văn hóa ở Vĩnh Long

Đã là di sản văn hóa thì chức năng chính của chúng phải là lưu giữ tài năng, trí tuệ văn hóa của cộng đồng hơn là giá trị kinh tế, song không có nghĩa là di sản văn hóa không cần phải “sống” cùng xã hội. Trong thời đại kinh tế hàng hóa phát triển như hiện nay, di sản văn hóa còn được hiểu là một “mặt hàng đặc biệt” đồng hành cùng đời sống cộng đồng. Văn hóa và kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Kinh tế là kết quả của văn hóa và văn hóa là cũng là kết quả của kinh tế. Văn hóa thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và ngược lại phát triển kinh tế sẽ tạo động lực

“hiện đại hóa” văn hóa, đồng thời thúc ước văn hóa và đời sống chặt chẽ hơn.

Mối quan hệ giữa di sản văn hóa và du lịch cũng thể hiện chức năng kinh tế- xã hội của di sản văn hóa. Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, chương I, Điều 5, khoản 1: "Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao". Quan điểm này được thể chế hóa thành luật: "Phát triển du lịch bền vững..., bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường...theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huygiá trị của tài nguyên du lịch". Phát triển du lịch trong mối quan hệ giữa kinh tế- văn hóa, trước hết phải thể hiện được sự gắn bó văn hóa - du lịch để đạt mục tiêu, phát triển du lịch nhanh nhưng vẫn đảm bảm phát triển bền vững.

Giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường thiên nhiên coi đây là sản phẩm quan trọng nhất của du lịch. Tác giả Phạm Từ cho rằng: “Bản chất của du lịch là văn hóa.

Kinh tế vừa là phương tiện vừa là mục tiêu phát triển du lịch. Sự gắn bó hữu cơ giữa kinh tế và văn hóa là đặc điểm cơ bản của du lịch và là xu hướng lớn trên thế giới hiện nay. Chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu để đạt mục tiêu phát triển du lịch nhanh và bền vững” [Phạm Từ, 2008].

Trên thực tế ngành du lịch sinh thái- văn hóa đã có những đóng góp quan trọng trong việc nâng cao đời sống nhân dân, đưa hình ảnh quê hương con người Vĩnh Long đến gần với du khách trong và ngoài nước. Kết quả điều tra của đề tài, có 60% ý kiến cho rằng ngành du lịch sinh thái- văn hóa góp phần giải quyết việc

làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Theo thống kê của phòng Nghiệp vụ Du lịch- Sở VHTTDL Vĩnh Long năm 2014:

Bảng 2.5: Thống kê lượt khách đến Vĩnh Long các giai đoạn Giai đoạn

1986- 1990 1991- 1995 2005- 2009 2010- 2014 Tổng lượt khách

(lượt khách) 12.500 235.000 2.275.000 4.285.000 Khách quốc tế

(lượt khách) - 39.871 705.000 962.000

Khách nội địa

(lượt khách) - 195.129 1.570.000 3.323.000

Doanh thu

(Tỷ đồng) - - 360 880

(Nguồn: Báo cáo thống kê lượt khách của phòng Nghiệp vụ Du lịch- Sở VHTTDL Vĩnh Long)

Cụ thể, năm 2014 là 950.000 lượt, doanh thu 200 tỷ. Giải quyết việc làm cho hơn 1000 lao động (theo thống kê năm 2014, lao động trực tiếp tại 81 cơ sở lưu trú du lịch (40 khách sạn, 15 nhà nghỉ du lịch và 26 nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay); 19 doanh nghiệp lữ hành, các khu điểm du lịch là 1457 người).

Ngành du lịch địa phương đã đóng góp 5% GDP của tỉnh (theo thống kê của Sở VHTTDL Vĩnh Long năm 2014).

Theo kết quả điền dã năm 2016, đã thu được một số thông tin như sau : Bảng 2.6. Thống kê nguồn thu du lịch của các hộ dân

Tiêu chí Homestay Vườn trái cây Điểm dừng chân

Giá 12USD- 17USD/

khách

50.000đ/khách/

15.000- 18.000đ/khách Dịch vụ ngủ 01 đêm, ăn 2

buổi. trái cây, ăn, uống trà, trái cây, bánh

Loại khách

chủ yếu khách quốc tế

(lưu trú)

Chủ yếu khách nội địa(tham quan)

Khách quốc tế (tham quan) Thời gian lưu lại

ít nhất 01 đêm ít 01 buổi 20- 25phút

Thời gian hoạt động

Từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau

(cao điểm giữa tháng 8 đến 11 và

tháng 3, 4)

theo mùa trái cây (3 tháng)

Từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau

(cao điểm giữa tháng 8 đến 11 và

tháng 3, 4) Lượt khách trung

bình /năm 2.500- 3000 4000-5000 1.500

Tổng doanh thu (tính bình quân năm)

(đồng) 660.000.000 255.000.000 27.000

(Nguồn: Tác giả, 2016)

Từ thống kê trên cho thấy, du lịch cộng đồng ở Vĩnh Long chưa khai thác hết tiềm năng của mình.Hiện tại chỉ khai thác chủ yếu tại các xã cù lao An Bình (huyện Long Hồ), vài điểm ở cù lao Lục Sỹ Thành (huyện Trà Ôn), còn lại các di tích lịch sử văn hóa chưa thu hút khách du lịch. Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Chính Phủ Võ Văn Kiệt hay Văn Thánh Miếu… chưa được đưa vào chương trình du lịch phục vụ du khách, chủ yếu phục vụ tham quan miễn phí. Tăng sức hấp dẫn tại các điểm tham quan, cộng đồng dân cư lận cận có thể phát triển các dịch vụ phục vụ khách kèm theo. Mức thu từ vườn trái cây phục vụ du khách khá cao, hạn chế là chỉ phục vụ được khoảng thời gian ngắn. Bên cạnh, việc quản lý các cơ sở này về vấn đề an ninh trật tự, giá cả, an toàn vệ sinh thực phẩm thì các nhà quản lý nước đào tạo họ những kiến thức về du lịch, phục vụ khách chuyên nghiệp hơn từ đó có thể tạo ra các sản phẩm đa dạng thu hút khách. Các điểm dừng chân, mang tính chất du lịch, thu từ kinh doanh không cao, tuy nhiên cũng tạo thêm thu nhập cho các gia đình trong thời gian nhàn rỗi.

Hình thức này đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách trên đoạn đường đi và sẽ được duy trì tùy theo nhu cầu của khách. Để có mức thu cao hơn, các nhà vườn cần đa dạng các sản phẩm của mình để thực hiện được điều này thì các nhà quản lý, doanh

nghiệp và nhà vườn cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn, cơ quan quản lý cần đào tạo bày bản cho các nhà vườn cũng như doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ đối tác bình đẳng, tránh chèn ép các nhà vườn. Vấn đề này, Vĩnh Long chưa thực hiện được, một trong những nguyên nhân khách quan đó là chưa có quy định rõ ràng trong việc quản lý chế tài, từ đó hoạt động du lịch này mang tính tự phát chưa thể chuyên nghiệp được. Cần có những quy định tạo điều kiện để loại hình này phát triển cũng như hạn chế tránh hoạt động tự phát, khó quản lý. Thực tế cho thấy, các dịch vụ phục vụ đối tượng khách sang chưa có. Chủ yếu các doanh nghiệp tại Vĩnh Long là vừa và nhỏ, vừa làm vừa đầu tư nên chưa khai thác được thị trường khách cao cấp. Vốn đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng: khai thác sản phẩm hiện sông nước, miệt vườn; di tích lịch sử văn hóa chưa được đầu tư nâng cấp; cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu (chưa có bến tàu du lịch đạt chuẩn, giao thông tại các tuyến du lịch chính chưa thông thoáng). Đây là một hạn chế lớn của ngành du lịch tỉnh. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng của Vĩnh Long còn nhiều, công tác đào tạo nhân lực cũng đã được chú ý hơn, vấn đề đặt ra là phát triển sản phẩm du lịch như thế nào và thu hút kêu gọi đầu tư ra sao.

Tiểu kết chương 2

Những thế mạnh về di sản văn hóa được thống kê cũng như những giá trị của nó trong phát triển du lịch cộng đồng tại Vĩnh Long, chúng ta thấy được sự cần thiết phải chú ý đến những giá trị di sản đó làm sao để nó tồn tại trong bị mai một, chẳng những được biết đến bởi người địa phương mà cả những du khách quốc tế. Nâng cao ý thức bảo vệ di sản của người dân, mỗi người dân là “chủ”, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa. Đồng thời, cũng sẽ được thu hưởng những giá trị vật chất, tinh thần mà nó đem lại. Vĩnh Long tập trung sự đa dạng, đặc trưng của vùng châu thổ mới hình thành, trải quá trình cộng cư của các tộc người Kinh - Hoa - Khmer, và một số tộc người khác hình thành nên đời sống văn hóa phong phú. Đặc điểm môi trường sinh thái, quá trình lao động đấu tranh cải biến tự nhiên, xã hội đã hình thành “cá

tính, bản địa Vĩnh Long” người dân sống “mộc mạc”, “ưa chuộng sự thật thà…”. Sự ưu đãi của thiên nhiên, tính cách con người bộc trực, trọng nghĩa, nặng tình, năng động, hòa hiếu, mến khách, hiếu học luôn là sự hấp dẫn với du khách. Bên cạnh đó, các tộc người đã tạo nên một kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian phong phú và đa dạng như ca dao, dân ca hò vè, đơn ca tài tử…Vùng đất Vĩnh Long còn được mệnh danh là vùng “địa linh nhân kiệt”, truyền thống hiếu học; triều Nguyễn đã có nhiều người sáng danh khoa bảng học thức uyên thâm, nhiều thầy giáo đức tài nghĩa khí, mẫu mực kiệt xuất như: Phan Thanh Giản (1796- 1867), Nguyễn Thông (1827- 1884)… Hơn 300 năm từ khi người Việt đến khai phá và định cư trên vùng đất mới, cùng với những biến cố thăng trầm lịch sử người dân Vĩnh Long luôn đoàn kết, phát huy truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, xây dựng cuộc sống đã để lại những trang sử đáng tự hào. Các sự kiện lịch sử, trận đánh luôn gắn liền với những tên đất, tên người: di tích lịch sử Cái Ngang, Lăng ông Tiền quân Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn...

Sự ưu đãi của thiên nhiên, tính cách con người bộc trực, trọng nghĩa, nặng tình, năng động, hòa hiếu, mến khách, hiếu học luôn là sự hấp dẫn với du khách.

Nhờ phù sa hằng năm bồi đắp, hình thành nên những cánh đồng lúa mênh mông, xanh tốt, những vườn cây trái sai quả quanh năm, không chỉ tạo cho Vĩnh Long có thế mạnh về nông nghiệp mà còn phát triển du lịch. Tài nguyên tự nhiên được khai thác phục vụ phát triển du lịch của Vĩnh Long chính là cảnh quan sông nước miệt vườn. Từ lâu, Vĩnh Long đã nổi tiếng với thương hiệu “Du lịch sinh thái - sông nước miệt vườn”, tuy nhiên gần đây sản phẩm du lịch này trùng lắp với các tỉnh lân cận, lượng khách không tăng. Khai thác chủ yếu dừng lại ở cảnh quan sông nước, hay môi trường sinh thái, các sản phẩm loại hình đờn ca tài tử, điệu hát câu hò...

cùng những di tích lịch sử văn hóa như khu tưởng niệm, những ngôi chùa cổ xưa...

chưa chú ý khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả. Trong thời gian gần đây, mối quan tâm chính của du khách là trải nghiệm chứ không phải là tiêu dùng sản phẩm du lịch, trong đó họ mong muốn tìm kiếm các điểm đến cung cấp văn hóa, bức tranh sinh hoạt cộng đồng, hòa nhập cộng đồng và có thể là đóng góp gì đó cho cộng

đồng tại điểm đến, cùng với những trải nghiệm tinh thần phiêu lưu, khám phá.

Tóm lại, du lịch cộng đồng phát triển đúng hướng đi theo con đường du lịch bền vững đảm bảo cân bằng giữa khai thác và bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa.

Tài nguyên du lịch nhân văn phải thực sự tham gia hữu hiệu vào quá trình phát triển chung vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách vừa đạt mục tiêu phát triển bền vững của du lịch, chúng ta phải tạo được nét riêng và tận dụng giá trị truyền thống (giữ gìn và phát huy giá trị) đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc gìn giữ và khai thác tài nguyên văn hóa này.

Một phần của tài liệu Giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng tỉnh vĩnh long (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)