Ngành du lịch Vĩnh Long bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, khai thác tiềm năng thế mạnh du lịch sông nước và các vườn cây ăn trái từ các hộ nông dân sinh sống trên đất cù lao, đã thu hút một lượng lớn khách khá lớn đến tham quan.
Nổi bật với các mô hình du lịch xanh trên địa bàn 4 xã cù lao với các chương trình:
“Đi trong màu xanh đồng bằng sông Cửu Long”; “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân”; “Tây ngủ nhà ta” (du lịch homestay), “Một ngày làm nông dân”. Hiện nay, ngành du lịch Vĩnh Long phát huy tốt sản phẩm du lịch đặc thù như “Vĩnh Long Homestay - trải nghiệm của bạn ở đồng bằng sông Cửu Long” với các loại hình du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn - tham quan di tích văn hóa, lịch sử, làng nghề - phát triển du lịch cộng đồng. Sau 35 năm hình thành và phát triển ngành du lịch Vĩnh Long đã tạo dựng nên những dấu ấn riêng, tiêu biểu của du lịch ồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường có những giai đoạn ngành du lịch phát triển mạnh và những lúc chững lại. Vĩnh Long hiện có 46 di sản văn hóa trong đó có 10 di sản văn hóa cấp quốc gia, 25 làng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long công nhận, những cù lao với vườn trái cây xum xuê, sông rạch chằng chịt, sinh hoạt văn hóa Nam Bộ phong phú, người hiền hòa thân thiện, hoạt động du lịch hình thành sớm so với các tỉnh trong khu vực…
Hình 3.1. Bản đồ tuyến điểm du lịch Vĩnh Long
(Nguồn: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Vĩnh Long, 2014) Bảng 3.1: Lượt khách đến Vĩnh Long từ 2008- 2013 Năm/lượng
khách 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Nội địa
(ngàn lượt) 370 450 495 630 700 748
Quốc tế
(ngàn lượt) 200 180 170 200 200 192
Tổng
(ngàn lượt) 570 630 665 830 900 940
(Nguồn: Số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long năm 2014)
Số liệu trên cho thấy, tổng lượt khách đến Vĩnh Long từ năm 2009- 2013 có xu hướng tăng dần đều. Trong đó, tổng số khách nội địa từ năm 2008 đến năm 2013 tăng khoảng 478.000 lượt, khách quốc tế giảm mạnh ở giai đoạn 2009 - 2010 và chững lại ở giai đoạn 2011- 2012 ngược lại khách nội địa thì tăng liên tục trong 5 năm. Đến năm 2014, Vĩnh Long đứng thứ 2 về lượt khách trong Cụm liên kết phát triển du lịch phía đông đồng bằng sông Cửu Long nhưng lại xếp thứ ba về doanh thu, cụ thể: Tiền Giang 1.386.800 lượt khách, Vĩnh Long 950.000 lượt khách, Bến Tre 900.000 lượt khách. Về doanh thu, Bến Tre đạt 560 tỷ đồng, Tiền Giang đạt 376,2 tỷ đồng; Vĩnh Long đạt 210 tỷ đồng; Trà Vinh 320.000 lượt khách, doanh thu 83 tỷ đồng … Năm 2014, lượng khách quốc tế là 200.000 lượt, phần lớn đến từ Pháp, chiếm 14%; tiếp đến là du khách Hà Lan (13%), Australia (11%), cùng một số quốc gia khác như Đức, Đan Mạch, Ý, Singapore, Mỹ, Nhật… và 750.000 lượt khách nội địa. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 210 tỷ đồng5. Để thu hút khách đặc biệt tránh tình trạng bão hòa lượng khách quốc tế, ngành du lịch Vĩnh Long phải nỗ lực rất nhiều trong việc đa dạng hóa các loại sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng
5Tham khảo Báo cáo hoạt động du lịch năm 2014 của Sở VHTTDL Vĩnh Long
dịch vụ phục vụ khách. Thực tế cho thấy, nguyên nhân do bên cạnh sự trùng lắp giữa các sản phẩm du lịch, không có sản phẩm đặc thù, ngành du lịch Vĩnh Long cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thường quen với cách cung cấp những sản phẩm du lịch đã hoàn chỉnh hơn là cung cách quá trình tạo ra các sản phẩm để du khách tự trải nghiệm. Giá trị di sản tại Vĩnh Long là cơ sở để khai thác phát triển tuy nhiên số du khách chưa nhiều chủ yếu là khai thác tự nhiên, cái hiện có bày ra để khách thưởng thức, và nếu có tiếp xúc cộng đồng thì cũng chỉ thông qua hướng dẫn viên chứ du khách chưa được tự thân trải nghiệm, chưa tiếp xúc và đồng cảm với cộng đồng (chưa chạm đến điều kiện du lịch cộng đồng thời hậu hiện đại). Tạo nét riêng, đa dạng sản phẩm thu hút khách du lịch nhiều hơn cần thiết phải xây dựng phương pháp luận và bộ sản phẩm du lịch văn hóa ở Vĩnh Long.