2.1. Di sản văn hóa vật thể
2.1.1. Di tích lịch sử văn hóa
Trong số các di tích lịch sử văn hóa toàn tỉnh có 05 cơ sở thu hút nhiều du khách (khách hành hương) đến tham quan, học tập:
Bảng 2.1: Các di tích tiêu biểu
STT Tên di tích Năm xây
dựng Xếp hạng
Số khách/năm
(lượt)
1 Lăng ông Thống chế Điều Bát
Nguyễn Văn Tồn 1820 Cấp quốc gia 22.000
2 Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng Phạm Hùng 2000 Cấp quốc gia 69.116 3 Khu di tích lịch sử cách mạng
Cái Ngang 2002 Cấp tỉnh 13.843
4 Khu tưởng niệm cố Thủ tướng
Chính phủ Võ Văn Kiệt 2010 Chưa xếp hạng 85.593 5 Khu tưởng niệm cố Giáo sư Viện
sĩ Trần Đại Nghĩa 2015 - -
(Nguồn: Báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long năm 2014) Có thể thấy các di tích văn hóa lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Long thu hút số lượng khá lớn khách tham quan học tập, đa phần là khách trong nước (trí thức, học sinh - sinh viên). Xét dưới góc độ lý thuyết kinh tế - chính trị, những hoạt động văn hóa của con người mang tính lịch sử do vậy để hiểu được sự hình thành, phát triển và các đặc điểm của các hoạt động đó chúng ta phải đặt nó trong bối cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. Đó không chỉ là bối cảnh của từng địa phương mà còn phải gắn chúng trong những bước phát triển kinh tế và chính trị quan trọng của đất nước.
Trong phần phân tích dưới đây chúng tôi đi vào các di tích cụ thể để làm nổi bật các giá trị của di tích.
(1) Lăng ông Tiền quân Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn
Tên thường gọi là Lăng ông, tên chữ Lăng Tiền Quân Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn, tọa lạc tại ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Là một di tích cổ ở Vĩnh Long, có từ thế kỷ XIX đã trải qua một thời gian dài của tiến trình lịch sử, nên có những phần bị hư hỏng và xuống cấp trong di tích.
Nguyên nhân là do thiên nhiên huỷ hoại, tàn phá. Lăng ông tiền quân Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn được xây dựng từ năm 1820 và đã được sắc phong nhưng thất lạc. Đến năm 1944 được vua Bảo Đại sắc phong lại. Lăng được xây dựng với vật liệu hỗn hợp gồm: gỗ quý, gạch, cát, xi măng, vôi ô dước, đường với tổng diện tích 6300m2, diện tích kiến trúc 1125 m2. Các công trình kiến trúc: cổng
tam quan, cổng phụ, hồ sen, cổng chính và hàng rào, cổng phụ, sân khấu, võ ca, chánh điện, lăng mộ, nhà khách, nhà khói, ngoại vi.
Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn sinh năm 1763, là người làng Nguyệt Lãng, huyện Vĩnh Bình (nay là xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) mất năm 1820. Ông là người Khmer, tên thật là Thạch Duồng, quý danh là Duyên, người trong vùng gọi ông là Tà Duồng. Ông được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước xảy ra cuộc chiến giữa các chúa Nguyễn và Tây Sơn và trong giai đoạn nhà Nguyễn thống nhất đất nước mở cõi ở phía Nam. Ông rất mực trung thành và giúp chúa Nguyễn trên đường bôn tẩu trong Nam, có công lớn trong việc khai khẩn vùng đất Trà Ôn, Cầu Kè và tạo được mối đoàn kết giữa các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, ngăn chặn được sự xâm lấn của phong kiến Xiêm La. Có công trong việc đào vét kinh Vĩnh Tế nên chúa Nguyễn phong ông làm chức Điều Bát và được mang Quốc thích là Nguyễn Văn Tồn. Khi ông mất được truy tặng là Tiền Quân Thống Chế Điều Bát, có nghĩa là quan thống quản các đội quân tiên phong, đó có thể là bộ binh cũng có thể là thủy binh.Trong lăng ông Tiền Quân Thống Chế Điều Bát còn phối thờ các nhân vật khác như: phó soái Nguyễn An, Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định, Lê Văn Duyệt.
Hàng năm, vào ngày vía Ông mùng 3, mùng 4 tháng Giêng âm lịch bà con khắp nơi về đây thắp nén hương để tỏ lòng tôn kính đối với bậc tiền nhân đã có công khai khẩn vùng đất này, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và tinh thần đoàn kết của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer.
(2) Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng
Xây dựng ngày 02/10/2000 và khánh thành ngày 11/6/2004 nhân dịp 92 năm ngày sinh của ông tại ấp Long Thuận A, xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Quần thể di tích Khu lưu niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng chia ra làm hai khu vực: 1. Khu lưu niệm là nơi đồng chí Phạm Hùng sinh ra, lớn lên; 2. Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Long xây dựng, khánh thành năm 2004. Quần thể di tích Khu lưu niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng mang giá trị lịch sử, văn hóa hết
sức đậm nét, ghi dấu nơi sinh ra và lớn lên của đồng chí Phạm Hùng, một nhà cách mạng kiên trung, mẫu mực của dân tộc. Hiện tại Khu di tích này là điểm học tập lịch sử của cộng đồng, của các thế hệ học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh. Trong các tuyến du khảo tại Vĩnh Long, quần thể khu di tích này là một điểm dừng chân quan trọng dành cho những ai muốn tìm hiểu về vùng đất và con người Vĩnh Long.
(3) Khu di tích lịch sử cách mạng Cái Ngang
Khu di tích lịch sử cách mạng Cái Ngang thuộc ấp 4, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, cách trung tâm thành phố Vĩnh Long 30km về hướng Bắc.
Đây là căn cứ của Tỉnh ủy Vĩnh Long qua nhiều thời kỳ, từ đây Tỉnh ủy đã lãnh đạo cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Khu di tích căn cứ cách mạng Cái Ngang tỉnh Vĩnh Long với diện tích 5,2ha, tổng vốn đầu tư 7.501 tỷ đồng, công trình được khởi công năm 2002 và khánh thành giai đoạn 2 vào năm 2006. Năm 2008, hoàn thiện nhà bia của di tích.
Toàn bộ khu di tích cách mạng Cái Ngang có diện tích 5,2ha chia hai phần: (1) cánh đồng di tích và (2) vườn cây di tích.
Nếu biết cách thiết kế và khai thác,di tích này sẽ đóng góp thêm vào con đường di sản lịch sử văn hóa quan trọng của tỉnh nhà.
(4) Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt
Khu tưởng niệm được xây dựng (6/9/2010- 23/11/2012) tại Thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt với diện tích hơn 1,7ha, kinh phí xây dựng trên 40 tỉ đồng.Khu tưởng niệm là một công trình văn hóa mở, kiến trúc cảnh quan hài hòa gần gũi, thân thiện như thể hiện phần nào tính cách của ông. Khu tưởng niệm với không gian văn hóa bao gồm Tượng đài Lê Cẩn - Nguyễn Giao, Bia NamKỳ khởi nghĩa, trong tương lai là Bảo tàng Nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ tạo nên một điểm nhấn văn hóa ở quê hương Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt. Cũng giống như khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, khu tưởng niệm cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt cũng là một trạm dừng chân quan trọng đối với du khách hành hương, trí thức, học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh.
(5) Khu tưởng niệm cố Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa
Khu tưởng niệm Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (24/11/2013- 18/5/2015) tọa lạc tại ấp Mỹ Phú 1, xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.Khu tưởng niệm có diện tích 16.080 m2, bao gồm các hạng mục: nhà tưởng niệm: 150 m2,nhà trưng bày: 395 m2, thư viện, trung tâm tích hợp dữ liệu về khoa học và công nghệ:
379 m2, phòng hội thảo 200 chỗ ngồi: 395 m2, quảng trường: 2000 m2. Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa là nhà khoa học đầu tiên được phong quân hàm cấp tướng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng thời có những công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đóng góp lớn trong hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc.
Nhìn chung các di tích lịch sử - văn hóa nói trên có giá trị hết sức quan trọng không chỉ trong giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tiếp nối truyền thống lịch sử - văn hóa của cư dân địa phương mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc giới thiệu hình ảnh vùng đất, con người và văn hóa Vĩnh Long đối với du khách gần xa.