Phân tích sơ đồ SWOT trong phát triển du lịch văn hóa - cộng đồng

Một phần của tài liệu Giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng tỉnh vĩnh long (Trang 100 - 104)

3.2. Định hướng phát triển du lịch văn hóa – cộng đồng tỉnh Vĩnh Long

3.2.1. Phân tích sơ đồ SWOT trong phát triển du lịch văn hóa - cộng đồng

SWOT là công cụ/phương pháp phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hộivà những đe dọa (trong tiếng Anh được viết tắt từ: Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats). Đây là một khung lập kế hoạch mà thông qua đó thấy được những ưu tiên, xác định mối quan tâm về du lịch, những hoạt động triển vọng cho việc phát triển du lịch, sự sẵn sàng củacộng đồng cho việc phát triển và họ có thể thể hiện những lo lắng về việc phát triển du lịch. Sự tham gia và hỗ trợ của cộng đồng trong việc thiết kế và thực hiện kế hoạch du lịch bền vững là điều cần thiết cho sự thành công lâu dài của chương trình.Một chương trình du lịch bền vững cần phải quan tâm cả những giá trị du lịch cho cộng đồng như về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa và môi trường. Sự tham giacủa cộng đồng sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc phát triển chương trình bền vững, nhưng cần phải có những chia sẻ lợi ích cho cộng đồng để đảmbảo được sự hỗ trợ dài lâu cho chương trình. Khi sử dụng biểu đồ SWOT, chúng ta có thể biểu diễn được những điểm mạnh và yếu từ nội tại và những cơ hội, đe dọa từ ngoại cảnh mà có thể sẽ tác động đến sự thành công khi phát triển du lịch trong cộng đồng.

Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng giúp nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược sau: Chiến lược S-O, chiến lược S-T, chiến lược W-O và chiến lược W-T.

Bảng 3.2: Ma trận SWOT

CƠ HỘI (O)

O1: chính sách mở cửa, hội nhập của nhà nước O2: Kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định

O3: Ngành du lịch được các cấp lãnh đạo quan tâm phát triển thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

O4: Khách du lịch quốc tế thích đến những điểm đến an toàn

O5: Nằm trong vùng kinh tế năng động

THÁCH THỨC (T) T1: Ảnh hưởng tình hình chung của thế giới ứng phó với khủng hoảng kinh tế, bất ổn an ninh, chính trị trên bình diện quốc tế.

T2: Khả năng liên kết giữa các ngành còn yếu.

T3: Môi trường tự nhiên có khả năng bị khai thác cạn, nguy cơ ô nhiễm cao.

T4:Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, phạm vi quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là cạnh trạnh giữa các điểm đến tại Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Philiphines.

Trong khu vực ĐBSCL, sự cạnh tranh thị trường du lịch giữa các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre…

T5: Thiếu kinh phí để xây dựng hạ tầng, đào tạo đội ngũ lao động làm du lịch, thiết kế sản phẩm và tiếp thị điểm đến còn yếu.

ĐIỂM MẠNH (S) S1: Hầu hết các di tích

Chiến lược S-O

1. Kết hợp S1, S2, S3, S4

Chiến lược S-T

1. Kết hợp S1, S2, S3, S4

đều nằm gần sông, rạch thuận lợi cho giao thông đường thủy kết hợp với phát triển du lịch sinh thái hiện có tại địa phương.

S2: Tài nguyên du lịch văn hóa, nhân văn đa dạng, đặc sắc: các đình, chùa, các khu tưởng niệm lớn. Các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc tập trung nhiều ở khu vực nội ô Tp.Vĩnh Long tương đối thuận lợi cho tham quan, di chuyển.

Tận dụng loại hình đờn ca tài tử tại địa phương trong phát triển sản phẩm du lịch.

S3: Các hộ dân (đặc biệt các hộ gia đình kinh doanh du lịch homestay ở cù lao An Bình, huyện Long Hồ) được đào tạo tập huấn thường xuyên các kiến thức về giao tiếp ứng xử, vệ sinh môi trường, thực phẩm, an ninh trật tự. Thuyết minh viên ở một số di tích đã được đào tạo bài bản.

S4:Môi trường xã hội tại các điểm du lịch an toàn S5:Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của tỉnh.

với O1, O2, O4, O5: Lựa chọn chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng xâm nhập thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế.

2. Kết hợp S1, S2, S3, S5 với O1,O3: Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển sản phẩm du lịch.

với T1, T2: Lựa chọn chiến lược thu hút khách nội địa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

2. Kết hợp S1, S2, S3, S5 với T2, T4, T5: lựa chọn chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng lợi thế cạnh tranh, nâng cao công tác quảng bá hình ảnh cho du lịch địa phương.

ĐIỂM YẾU (W)

W1: Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, nhìn chung vẫn còn nghèo nàn, chưa phong phú đa dạng.

W2: Các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch chậm đổi mới, đầu tư thấp chủ yếu xuất phát từ hộ cá nhân, doanh nghiệp nhỏ.

W3: Việc đánh giá các tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn mới chỉ qua thống kê chưa có kế hoạch quản lý, khai thác một cách bền vững, hiệu quả.

W4: Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn hạn chế.

W5: Phát triển sản phẩm và thị trường du lịch: sự nghèo nàn, thiếu đồng bộ, thiếu liên kết, ít sáng tạo là hạn chế của sản phẩm du lịch của tỉnh.

W6: Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch còn yếu.

W7: Các chính sách thu hút đầu tư vào du lịch chưa phát huy được hiệu quả.

Chiến lược W-O

1. Kết hợp W1, W2, W3, W5, W6 với O3, O4, O5;

lựa chọn chiến lược tăng cường đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù thu hút khách quốc tế.

2. Kết hợp W4 với O1, O2, O3: Thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chiến lược W-T

1. Kết hợp W2, W7 với T2, T5: Lựa chọn chiến lược nâng cao chất lượng quản lý, chính sách thu hút đầu tư, đào tạo nhân lực du lịch.

2. Kết hợp W3, W5, W6 với T3, T4: Lựa chọn chiến lược đa dạng hóa, phong phú tài nguyên nhân văn, phát triển du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu Giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng tỉnh vĩnh long (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)