Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác trong dạy học toán học cho học sinh lớp 4 (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Nền giáo dục Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Trong thời kì phong kiến, khi hệ thống nhà trường chưa xuất hiện, việc giáo dục chỉ mới dừng lại ở các lớp học của thầy đồ Nho. Đặc điểm của kiểu giáo dục này là trong một lớp học sẽ bao gồm các đối tượng chênh lệch nhau cả về lứa tuổi lẫn trình độ. Thầy đồ bắt buộc phải thực hiện cách dạy thích hợp với trình độ, năng lực, tính cách của mỗi HS, vai trò chủ động tích cực của người học được đề cao. Tuy nhiên, việc chênh lệch nhiều về trình độ và lứa tuổi khiến cho năng suất dạy và học quá thấp.

Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đã có tổ chức nhà trường với những lớp học có nhiều HS cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều, GV có điều kiện chăm lo cho từng HS. Tuy nhiên trong hoàn cảnh đất nước đang có chiến tranh, GV có thể phải dạy nhiều nhóm HS có trình độ khác nhau trong một lớp (lớp ghép).

Như vậy, hình thức DH nhóm trong thời kì đầu của nền giáo dục Việt Nam vẫn còn mờ nhạt, mang tính chất tự phát là chủ yếu, chưa có một quy trình cụ thể và chưa chú trọng đến mối quan hệ HT giữa các HS cũng như giữa HS và GV.

Trong khoảng thời gian từ những năm 60 đến 80 của thế kỉ XX, phát huy tính tích cực của HS đã được xem là một trong những phương hướng của cải cách giáo dục được triển khai ở các trường phổ thông. Tuy nhiên, những chuyển biến về giáo dục đạt được còn hạn chế vì thời điểm này đất nước đứng trước rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết.

Những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và yêu cầu của xã hội đặt ra cho người lao động, vai trò của việc phát triển năng lực HT cho HS trong giáo dục ngày càng được khẳng định. Chính vì vậy, các nhà giáo dục của Việt Nam cũng đã có

rất nhiều công trình nghiên cứu về DHHT và vấn đề phát triển NLHT cho HS ở các cấp học khác nhau.

Trong bài viết “Những đặc trưng của PP tích cực” trên Tạp chí Giáo dục số 32(6/2002), tác giả Trần Bá Hoành có nêu: “Từ DH thụ động sang DH tích cực, GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để họ tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình”. Theo ông, DHHT là một trong những chiến lược DH theo hướng lấy HS làm trung tâm.[12]

DHHT còn được đề cập đến trong cuốn “Đổi mới nội dung và PP đào tạo giáo viên THCS” của tập thể tác giả Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp. Đây là cuốn sách trợ giúp thường xuyên về mặt PPDH cho giảng viên các trường cao đẳng sư phạm, giúp họ bồi dưỡng chuyên môn để có thể thực hiện tốt chương trình mới ban hành. [13] Theo tác giả Nguyễn Hữu Châu, HHT phức tạp hơn học cá nhân, các thành viên phải biết đưa ra quyết định, xây dựng lòng tin, giải quyết mâu thuẫn và khẳng định rèn kĩ năng học cá nhân, học tranh đua, học tập hợp tác trở thành một mục tiêu kép trong dạy học.

Tác giả Nguyễn Triệu Sơn đã đưa ra được bốn định hướng chủ yếu để vận dụng DH theo hướng phát triển năng lực hợp tác vào việc DH các kiến thức toán sơ cấp cho sinh viên sư phạm toán. Từ đó, xây dựng được hai mô hình tổ chức học tập và đề xuất bốn biện pháp sư phạm khi DH các kiến thức toán sơ cấp sinh viên sư phạm toán một số trường Đại học miền núi thích ứng với DH theo hướng phát triển năng lực hợp tác.

[14]

Trong luận án tiến sĩ của Hoàng Công Kiên (2013) về đề tài “ Vận dụng dạy học hợp tác trong môn Toán ở Tiểu học”; tác giả đã xây dựng được quy trình tổ chức DHHT trong môn Toán ở Tiểu học, đề xuất được một số biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng DHHT trong môn Toán, phù hợp với định hướng đổi mới PPDH môn Toán ở Tiểu học. Luận án cũng góp phần khẳng định sự cần thiết của việc phát triển năng lực HT cho HS trong dạy học toán ở Tiểu học. [11, tr.84]

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn, hội thảo cho đội ngũ GV cốt cán về PPDHHT thông qua các chương trình dự án. Việc nghiên cứu dạy học theo hướng

phát triển năng lực học tập hợp tác đã được quan tâm nhưng làm thế nào để áp dụng có hiệu quả thì còn là một câu hỏi gây nhiều tranh luận.

Vì vậy, vấn đề tổ chức, vận dụng DHHT trong môn Toán ở Tiểu học cần được quan tâm nghiên cứu một cách cụ thể hơn và áp dụng thành công trong điều kiện của Việt Nam.

Tiểu kết chương 1

Như vậy DHHTHT là PPDH đã được nhiều nhà khoa học ở Việt Nam và trên toàn thế giới quan tâm. Đã có nhiều kết quả nghiên cứu lí luận, thực tiễn khẳng định những ưu điểm khi vận dụng DHHT vào dạy học ở trường phổ thông. Việc nghiên cứu dạy học theo hướng phát triển năng lực học tập hợp tác đã được quan tâm đến đối tượng sinh viên, nhưng chưa có ở bậc Tiểu học. Vì vậy vấn đề phát triển năng lực học tập hợp tác cho học sinh TH cần được quan tâm nghiên cứu một cách cụ thể và áp dụng thành công trong điều kiện của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác trong dạy học toán học cho học sinh lớp 4 (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)