CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC TRONG MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4
4.2. Các biện pháp sƣ phạm
4.2.5. Biến công tác chuẩn bị bài mới thành hoạt động nhóm
Việc áp dụng hình thức hợp tác nhóm cho khâu chuẩn bị bài mới sẽ giúp cho các em chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học, nhờ đó, các em có cơ sở để tìm hiểu kiến thức mới một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, rèn luyện thói quen hợp tác và phát triển những năng lực HT vốn có của bản thân.
4.2.5.2. Nội dung của biện pháp
* Đối với giáo viên
Sau kết thúc một giờ học, giáo viên thường dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài mới cho giờ học tiếp theo. Vì vậy, tổ chức phân công vấn đề cho học sinh chuẩn bị trước là bước đệm rất quan trọng cho bài học mới đạt kết quả.
Để làm việc này có chất lượng giáo viên phải thực hiện những bước sau:
- Giáo viên chuẩn bị trước các vấn đề.
- Chia nhóm.
- Phân công vấn đề cụ thể cho từng nhóm
- Giáo viên dành khoảng 5 phút cuối mỗi tiết học để làm việc này.
Ví dụ: Trước tiết dạy bài Hình bình hành (SGK trang 102), ngoài việc nhắc nhở học sinh đọc trước nội dung trong SGK, giáo viên có thể chuẩn bị trước các yêu cầu sau giao cho mỗi nhóm học sinh: “Em hãy tìm các ví dụ về hình bình hành có trong cuộc sống hằng ngày. Sưu tầm một số đồ vật có dạng hình bình hành”.
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm đều có nhóm trưởng, nhóm phó, thu kí để đôn đốc các thành viên và chịu trách nhiệm chung cho cả nhóm của mình.
Nếu làm công việc này một cách đều đặn và tâm huyết thì khả năng tự học, tự nghiên cứu và năng lực HT của học sinh sẽ được nâng cao. Đây cũng là một trong những hình thức tốt để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường Tiểu học.
* Đối với học sinh
Khâu chuẩn bị bài mới không chỉ phụ thuộc vào cách đưa ra vấn đề, phân công nhiệm vụ cho các nhóm của GV mà còn phụ thuộc phần nhiều vào cách thức thực hiện của HS.
Thông qua việc chuẩn bị bài mới sẽ mang lại nhiều lợi ích cho HS:
- Tận dụng tối đa thời gian trên lớp: Việc chuẩn bị bài mới giúp HS nắm được cấu trúc bài học, nhận biết được phần nội dung chính của bài, từ đó, các em có thể tập trung vào ý chính của bài một cách hiệu quả.
- Tự tin tham gia vào các hoạt động chung của lớp: Chuẩn bị bài mới ở nhà giúp HS nắm được phần nào nội dung của bài học và dự kiến được các hoạt động sẽ diễn ra trong tiết học sau. Các em có thời gian để suy nghĩ về những điều mình chưa hiểu và
chuẩn bị trước những câu hỏi về nội dung bài học. Tiết học sẽ đạt được hiệu quả cao nếu như HS có sự chuẩn bị chu đáo, nhiệt tình và chủ động khai thác kiến thức mới.
- Làm việc theo nhóm có hiệu quả: Việc HS chuẩn bị bài kĩ sẽ giúp các em tham gia vào bất kì nhóm nào mà không phải e ngại điều gì. Đồng thời, HS cũng sẽ biết đi đúng hướng để tìm ra cách hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Khâu chuẩn bị bài mới này thường được diễn ra ở phạm vi ngoài lớp học và sau giờ học ở trường nên GV có thể cân nhắc việc để HS tự chọn nhớm, GV chỉ cần đưa ra số lượng thành viên của mỗi nhóm. Việc chọn lựa các thành viên cho nhóm học tập ở nhà sẽ phụ thuộc vào một số đặc điểm như: tương đồng về tính cách, ở gần nhà, cùng sở thich,… Được làm việc chung với những người bạn thân thiết, gần nhà, HS sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin, hứng thú chia sẻ vốn sống, vốn kiến thức và thuận tiện cho việc đi lại.
*Lưu ý: Khi đưa ra nội dung chủ đề cho các nhóm học tập ở nhà, GV cần chọn những nội dung ở mức độ rộng, phức tạp, sao cho khó hoàn thành với khả năng của một HS khá giỏi, nhưng lại vừa sức đối với một nhóm HS. Có như vậy mới tránh được tình trạng các thành viên giao phó trách nhiệm cho những bạn khá giỏi, ỷ lại vào thành quả tìm tòi của bạn; đồng thời, cũng kích thích HS hợp tác với nhau tìm ra câu trả lời cho vấn đề được đưa ra.
Biện pháp này được thực hiện xuyên suốt từ cuối tiết học trước (trong hoạt động Củng cố - dặn dò) và GV kiểm tra, đánh giá hiệu quả làm việc nhóm trong một hoạt động của tiết học sau:
- Ví dụ: Bài Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (tiếp theo) (SGK trang 157) Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (3 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS chuẩn bị bài mới: Thực hành – Thực hành (tiếp theo) (SGK trang 158,159). GV chia lớp thành 8 nhóm (4- 5HS/nhóm). Lưu ý HS có thể chọn những bạn ở gần nhà để tiện cho việc học nhóm.
- GV đưa ra yêu cầu:
+ Có những cách nào để đo độ dài của đoạn
- HS tự chọn các thành viên trong nhóm.
- HS ghi chép vào vở dặn dò và lên kế hoạch về địa điểm, thời gian thực hiện
thẳng trên mặt đất?
+ Tiến hành đo một số đoạn thẳng bất kì có trong thực tế. Sau đó vẽ các đoạn thẳng đó trên giấy theo tỉ lệ 1: 50.
học nhóm.