CHƯƠNG 5. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
5.3. Tổ chức thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành theo hình thức thử nghiệm song song. Trong đó, có một lớp đối chứng và một lớp thử nghiệm. Trong hai lớp này do hai giáo viên thực hiện hai phương pháp dạy khác nhau:
- Ở lớp thực nghiệm giáo viên dạy theo hướng phát triển năng lực HTHT cho HS. Giáo viện dạy lớp thực nghiệm được chúng tôi chia sẻ về phương pháp tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm; Các bước lên lớp của cách thức dạy học hợp tác; Các năng lực học tập hợp tác cần hình thành và rèn luyện cho HS; Các biện pháp phát triển năng lực HTHT cho HS ... Bằng việc giảng dạy các bài toán theo giáo án mẫu mà người thực hiện luận văn thiết kế, GV dạy thực nghiệm đã giảng dạy đủ các giáo án thuộc chương trình thực nghiệm. Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi đều tiến hành kiểm tra để đánh giá hiệu quả của phương pháp. Cuối đợt thực nghiệm, chúng tôi tập hợp toàn bộ các thông tin về kết quả thực nghiệm trên hai phương diện định tính và định lượng. Đồng thời, qua quan sát, trao đổi, chúng tôi thu thập thông tin để bổ sung thêm những căn cứ để đánh giá thực nghiệm.
- Ở lớp đối chứng giáo viên giảng dạy bình thường theo trình tự nội dung trong sách giáo khoa, sách giáo viên hiện hành và phương pháp mà giáo viên đó đã dự định.
Trong quá trình giáo viên giảng dạy chúng tôi dự giờ theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu, các chuẩn đã xác định và sau đó xử lí các kết quả thu được.
Để đánh giá khách quan, chúng tôi ra đề kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận nhằm mục đích chẩn đoán, kiểm tra về kiến thức, kĩ năng của HS về nội dung đã học. Bài kiểm tra được phô tô sẵn cho từng HS. Khi HS làm bài, chúng tôi coi kiểm tra nghiêm túc để các em tự lực làm bài, không trao đổi với nhau.
Chúng tôi tổ chức chấm bài theo hướng dẫn chấm đã được xây dựng kèm theo đề kiểm tra.
Đánh giá phân loại kết quả bài làm của HS(Sau khi đánh giá, phân loại điểm, chúng tôi tổng hợp được kết quả ở hệ thống thực nghiệm (TN) và hệ thống đối chứng (ĐC))
Sau khi thử nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra đối chứng hai lớp cùng một cách thức, một đề kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh hai lớp.
5.3.2. Phương pháp thực nghiệm
- Kiểm tra tự luận: Nhằm đánh giá mức độ tiếp thu bài học của học sinh qua các tiết học, chúng tôi tiến hành kiểm tra kiến thức của từng cá nhân lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua bài kiểm tra tự luận. Nội dung bài kiểm tra dựa vào các bài tập trong sách giáo khoa và có thêm một số câu hỏi thuộc phần nội dung bài học lồng ghép phát triển NLHT. Các bài kiểm tra sau được đánh giá bằng thang điểm 10, kết quả điểm xếp loại như đánh giá hiện hành.
- Quan sát trong lớp học : Việc quan sát nhằm mục đích tiếp nhận thông tin phản hồi của học sinh về việc tiếp thu kiến thức và những tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh và học sinh. Dữ liệu thu thập trong quan sát được phân tích cùng với phỏng vấn để đưa đến kết luận định tính.
- Phỏng vấn: Để đánh giá được sự tác động của việc dạy học phát triển NLHT cho HS trong dạy học Toán 4, chúng tôi đã phỏng vấn giáo viên và học sinh. Những phỏng vấn này được tiến hành theo cách trò chuyện, hỏi qua phiếu thăm dò với những câu hỏi định hướng, kết hợp quan sát những biểu hiện bên ngoài của đối tượng. Kết quả phỏng vấn được xử lí và được phân tích định tính.
- Để xử lý kết quả thử nghiệm chúng tôi đã xử dụng phương pháp thống kê toán học như:
+ Tỉ lệ %: Để phân loại kết quả thử nghiệm làm cơ sở so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
+ Điểm trung bình:
k
i i iX n n
X
1
1
Trong đó: X : điểm trung bình.
Xi : điểm đạt được.
ni : số bài (số học sinh) đạt được điểm Xi tương ứng ở mỗi lần kiểm tra.
k: số nhóm điểm khác nhau.
n: là kích thước mẫu (tổng số học sinh được kiểm tra).
+ Phương sai được tính theo công thức: 2
1 2
1 1
k
i i
i X X
n n S
+ Độ lệch chuẩn:
k
i i
i X X
n n S
1
2
1 1
- Phương sai và độ lệch chuẩn đều được dùng để đánh giá mức độ phân tán kết quả học tập của học sinh so với giá trị trung bình cộng giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Khi hai lớp có số trung bình cộng bằng nhau hoặc xấp xỉ nhau, nếu lớp nào có phương sai càng nhỏ thì mức độ phân tán càng ít, tức là kết quả học tập của lớp đó có tính ổn định, và ngược lại.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm về các mặt: định tính, định lượng, giải thích kết quả và làm rõ nguyên nhân.
5.3.3. Thời gian và địa điểm thực nghiệm
* Thời gian thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm trong vòng gần 3 tháng từ tuần 8 đến tuần 17 với nội dung các bài học trong chương trình toán lớp 4 hiện hành.
* Địa điểm thử nghiệm:
Để đánh giá việc rèn luyện kĩ năng vận dụng Toán học vào thực tiễn cho học sinh, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở hai lớp có chất lượng học Toán tương đương nhau ở trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng với số lượng học sinh và giáo viên như trong bảng 3.1
Bảng 5.1: Thống kê số học sinh và giáo viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Nhóm Lớp Số học sinh Giáo viên Trình độ giáo viên
Lớp thực nghiệm 4/1 34 Đinh Thị Lắm Đại học
Lớp đối chứng 4/4 32 Lê Thị Hoa Đại học
* Chúng tôi chọn các bài sau trong chương trình Toán lớp 4 để tiến hành kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm:
- Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo) (trang 109) - Diện tích hình thoi (trang 142)