Năng lực học tập hợp tác

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác trong dạy học toán học cho học sinh lớp 4 (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Năng lực học tập hợp tác

2.1.1. Năng lực

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, NL là đặc điểm của cá nhân, thể hiện mức độ thông thạo, tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chín chắn một số dạng hoạt động nào đó. Như vậy, NL là hội tụ của 3 yếu tố : kiến thức, kĩ năng, thái độ. Các yếu tố này không tồn tại riêng lẻ mà chúng hòa quyện, đan xen vào nhau, nhờ vậy NL được hình thành thông qua quá trình kiên trì học tập, hoạt động, rèn luyện và trải nghiệm của mỗi người.

Theo PGS.TS. Nguyễn Công Khanh, NL của người học là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ,…phù hợp với lứa tuổi và vận hành chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. NL của HS là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng,…mà còn có cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội, thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập và những điều kiện thực tế đang thay đổi.

Từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1997) có giải thích: Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. [24]

Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định Có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.

Định hướng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã xác định các nhóm năng lực cốt lõi mà HS cần phải có như sau:

– Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo;Năng lực quản lí bản thân.

– Năng lực xã hội, bao gồm: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.

– Năng lực công cụ, bao gồm: Năng lực tính toán; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin(ICT).

2.1.2. Hợp tác

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, hợp tác là “chung sức, giúp đỡ qua lại với nhau”

[24; tr 848]. Hợp tác là sự kết hợp giữa hai hay nhiều người thành một nhóm, trong đó mỗi người đảm nhận một vai trò khác nhau và cùng phối hợp, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ chung nào đó. Trong quá trình đó, HS sẽ dần rèn luyện được các kĩ năng độc lập làm việc trên tinh thần đồng đội, qua đó hoàn thành mục tiêu đặt ra đồng thời từng bước hoàn thiện kiến thức, kĩ năng của bản thân.

Trong bài viết “Đánh giá NLHT của HS trong dạy học ở trường THPT” trên Tạp Chí Giáo Dục số 360 của TS.Lê Thị Thu Hiền cũng cho rằng HT là sự tự nguyện của các cá nhân cùng nhau làm việc một cách bình đẳng. Hoạt động của từng cá nhân trong quá trình tham gia công việc phải tuân theo những nguyên tắc nhất định và có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong nhóm. [26]

2.1.3. Năng lực học tập

Năng lực học tập là khả năng vận dụng, chuyển biến các thành phần kiến thức, kĩ năng, thái độ và các yếu tố cá nhân khác theo một cơ chế nào đó để thực hiện đạt chuẩn những nhiệm vụ học tập thiết yếu của một môn học.

2.1.4. Năng lực hợp tác

Năng lực hợp tác (NLHT) là NL cá nhân được dùng để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong điều kiện được trao đổi cùng với các thành viên khác trong nhóm. Các thành tố của NLHT bao gồm:

- Xác định được mục đích và phương thức HT.

- Xác định được các hoạt động của bản thân.

- Biết được khả năng của những người cùng HT.

- Thuyết phục người khác cùng hoàn thành công việc.

- Đánh giá được kết quả hoàn thành của cả nhóm và của bản thân.

- Rút ra bài học kinh nghiệm sau khi hoạt động nhóm.

Mỗi thành tố trên đều gắn liền với các tiêu chí về hành vi cần đạt được của HS:

Bảng 2.1. Bảng thành tố và tiêu chí chất lượng hành vi cần đạt được của HS

Thành tố Tiêu chí chất lƣợng hành vi

Xác định được mục đích và phương thức HT

Xác định mục đích HT Xác định phương thức HT

Xác định được các hoạt động của bản thân

Xác định được trách nhiệm của bản thân Xác định được khả năng đóng góp của bản thân

Biết được khả năng của những người cùng HT

Xác định được khả năng của các thành viên trong nhóm

Phân công nhiệm vụ cho các thành viên một cách phù hợp

Thuyết phục người khác cùng hoàn thành công việc

Thực hiện tốt nhiệm vụ của bản thân Theo dõi, đưa ra nhận xét và giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm

Rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả hoạt động

Báo cáo kết quả thực hiện của cá nhân Tự rút kinh nghiệm trong HT của bản thân và đóng góp rút kinh nghiệm cho nhóm

2.1.5. Năng lực học tập hợp tác

Từ cơ sở phân tích các khái niệm trên, năng lực học tập hợp tác (NLHTHT) chính là khả năng thực hiện các hành vi, kĩ thuật học tập một cách đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo, có hiệu quả trên cơ sở vận dụng những tri thức, kinh nghiệm học tập hợp tác với GV và bạn học trong môi trường nhóm nhằm thực hiện mục tiêu học tập đề ra.

Người có NLHTHT vừa là người hoàn thành tốt nhiệm vụ cá nhân trong nhóm khi được giao, vừa biết phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm hợp tác.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác trong dạy học toán học cho học sinh lớp 4 (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)