CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2. Dạy học hợp tác
2.2.2. Tầm quan trọng, ƣu thế và hạn chế trong dạy học hợp tác
2.2.3.8. Các loại hình hoạt động cơ bản của nhóm học hợp tác
* Những kiểu hoạt động nhóm và vai trò của giáo viên
Trong dạy học hợp tác nhóm nhỏ, cho dù các hoạt động của học sinh đa dạng như thế nào thì vai trò của giáo viên vẫn có xu hướng chuyển dịch từ chỗ là người thiết kế và chỉ đạo sang vị trí người tạo thuận lợi và làm nguồn hoạt động cho học sinh, nhiều chức năng lãnh đạo chuyển từ giáo viên sang học sinh xét theo nghĩa tương đối, tức là sự lãnh đạo của giáo viên chỉ có tính chất gián tiếp và có những hình thức dân chủ. Xét theo chức năng của chúng, các hoạt động nhóm gồm một số kiểu sau:
1. Kiểu hoạt động nhóm giúp giáo viên ứng xử và giải quyết những vấn đề về khác biệt cá nhân của người học - nhờ hoạt động nhóm mà giáo viên phân hóa dạy học, cá nhân hóa dạy học, tiếp cận cá nhân, dạy phụ đạo cho những trường hợp đặc biệt…
2. Kiểu hoạt động nhóm tạo ra những cơ hội để học sinh hoạch định và phát triển những dự án hay công việc chuyên biệt cho phép nhóm có thể làm việc cùng nhau - chẳng hạn những trò chơi didactics, những chủ đề thảo luận, những bài thực hành theo nhóm… thuộc kiểu này.
3. Kiểu hoạt động nhóm nâng cao tương tác và trình độ xã hội hóa của học sinh - chẳng hạn các nhóm thảo luận, nghiên cứu thực nghiệm, hoạt động học tập dưới hình thức lao động công ích, lễ hội,…
Xét về tính chất của hoạt động, có thể phân chia hoạt động nhóm thành các kiểu sau:
1. Kiểu nhận thức - chủ yếu là các dạng thảo luận, thực nghiệm, nghiên cứu…
nhằm các mục tiêu nhận thức bài học.
2. Kiểu quan hệ giao tiếp - nhấn mạnh sự phát triển cảm xúc và tình cảm, các kĩ năng cộng tác và ứng xử, nhu cầu và ý chí…
3. Kiểu xã hội hóa - tập trung vào phát triển nhận thức xã hội và kĩ năng xã hội.
4. Kiểu thể chất - nhằm phát triển các hành vi vận động cơ thể, nâng cao sức khoẻ thể xác và tâm lí.
Vấn đề hoạt động nhóm và kiểu của chúng không nên được hiểu đơn giản như các hình thức tổ chức dạy học hay là những biện pháp quản lí dạy học của giáo viên.
Hoạt động nhóm từ bản chất là hoạt động của học sinh và quan hệ xã hội của các em do chính các em tự quản lí.
* Các kĩ thuật hoạt động nhóm hợp tác trong nhà trường
+ Tiểu ban là hoạt động nhóm nhỏ được thực hiện có kì hạn hay nhiệm kì, nhằm xem xét, giải quyết nhiệm vụ nhất định có tính chất cộng đồng - tiểu ban báo tường, tiểu ban thể thao, tiểu ban ca nhạc, tiểu ban hoa và cây cảnh…Hoạt động này giúp học sinh trưởng thành về mặt xã hội và tự điều hành các nhiệm vụ nhận thức của mình mà không quá phụ thuộc và sự chỉ đạo trực tiếp chặt chẽ của giáo viên. Đại diện của nhóm được chọn để báo cáo
+ Nhóm động não là hoạt động nhóm dựa vào các kĩ thuật huy động, gợi mở, khai thác thật nhiều ý tưởng hay giải pháp đa dạng về những vấn đề có kết thúc mở.
Học sinh được khuyến khích mở mang tối đa suy nghĩ của mình, đề xuất càng nhiều ý tưởng càng tốt. Những đề xuất này đều được chấp nhận mà không cần được phán xử đúng hay sai, tốt hay không tốt, mà được rà soát, làm sáng tỏ thêm như là những phương án có thể có. Học sinh qua đó được thử thách và rèn luyện về hoạt động trí tuệ.
+ Cuộc họp thân thiện là hoạt động trong môi trường mở, trong đó học sinh có thể tự do thảo luận về những ý kiến của nhau mà không ngại gì xấu tốt, lạc lõng hay gàn dở, một cách chân thành, bộc trực nhất. Nó tương tự như quá trình xử lí tương tác nhóm trong học tập hợp tác, mang lại những thông tin mới bổ ích, làm sáng tỏ hơn những quan điểm cá nhân và giúp nhóm cũng như từng người điều chỉnh quan niệm của mình.
+ Tranh luận và giải đáp là hình thức hoạt động được tổ chức tương đối chặt chẽ hơn so với nhiều hoạt động nhóm khác. Học sinh trình bày hai lập trường khác nhau về một vấn đề nan giải (song đề), tương phản và mỗi người phải giải thích lập
trường của mình trong một thời hạn nhất định, trả lời những câu hỏi của mọi người trong nhóm và đặt câu hỏi cho những người khác. Người giải đáp (Panel) trình bày thông tin về vấn đề nhằm hướng tới sự nhất trí của nhóm. Có thể có từ 3-8 người làm nhiệm vụ này, nhưng họ không tiến hành thảo luận, tranh luận, mà chỉ luân phiên thông báo, cung cấp sự kiện và đưa ra những nhận định có tính chất mở, khuyến khích tranh luận.
+ Hội nghị là dạng hoạt động không được tổ chức chặt chẽ và không có tính chất tung - hứng, trao đổi vu vơ như Tranh luận - Giải đáp, mà sự thảo luận, bàn bạc được tiến hành dựa trên những đề tài được phân chia thành những phạm trù hoặc quan điểm rạch ròi. Những người tham gia trình bày quan điểm riêng và cố gắng thuyết phục những người khác, song cách thức tương tác ngẫu hứng hơn và không ấn định chỉ có một lần phát biểu như tranh luận - giải đáp.
+ Chơi sắm vai và ứng tác là những kĩ thuật dùng để khai thác những giá trị và thái độ bên trong nhóm, phân tích từng bước một vai trò và những cảm xúc của con người và đặt người đó vào tình thế của người khác.
+ “Chậu cá” là kĩ thuật trong đó các thành viên của nhóm tập trung toàn bộ chú ý để xem một người đang muốn diễn đạt điều gì. Cả nhóm ngồi thành vòng tròn, ở giữa vòng tròn đặt hai chiếc ghế. Người muốn diễn đạt quan điểm ngồi trên một ghế và nói quan điểm của mình. Một người khác muốn thảo luận quan điểm này ngồi trên một ghế khác và hai người ngồi đối diện trong khi nghe nhau nói. Để tham gia thảo luận, học sinh phải chờ khi nào một ghế được bỏ trống.
+ Cuộc họp phê bình là hoạt động của nhóm nhằm kiểm tra, sát hạch công việc của các thành viên. Nhóm đưa ra những nhận định và kiến nghị có tính xây dựng về các biện pháp cải thiện công việc.
+ Bàn tròn là hình thức hoạt động trầm lặng của nhóm không chính thức, gồm 4-5 học sinh, ngồi quanh bàn nói chuyện với nhau hoặc với cử tọa.
+ Hội nghị bạn bè là hình thức hoạt động thảo luận giải đáp, trong đó các thành viên tương tác với cử tọa.
+ Hội thẩm là kĩ thuật dành để thực hiện những vấn đề đánh giá, trong đó lớp học được phóng tác như là phòng xử án.
+ Biểu quyết theo nguyên tắc số đông là kĩ thuật đi tới sự nhất trí hoặc tuyển chọn người thực hiện nhiệm vụ khi các thành viên của nhóm giữ những ý kiến khác nhau. Nó bao gồm thảo luận, thương lượng, đưa ra những kết luận hay quyết định trên cơ sở ý muốn của đa số.
+ Biểu quyết nhất trí là hoạt động đòi hỏi các thành viên của nhóm phải nhất trí.
Sự nhất trí đòi hỏi những quan điểm của mọi thành viên đều được xem xét để nhóm tiến tới kết luận hoặc sự tán thành về kế hoạch hành động.
+ Báo cáo phối hợp là hoạt động tổng hợp và tổng kết những quan điểm hoặc thông tin từ tất cả những thành viên của nhóm. Thay cho hàng loạt báo cáo lẻ tẻ của từng người, nhóm trình bày trước lớp hoặc giáo viên một báo cáo có văn bản viết hay nói.
+ Chương trình nghị sự là phương pháp chính thức để tổ chức nhiệm vụ nhóm.
Học sinh hoặc giáo viên có thể dự kiến chương trình, còn các thành viên phải xem xét nó để hoàn thiện.