CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC TRONG MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4
4.2. Các biện pháp sƣ phạm
4.2.1. Tạo ra một môi trường HTHT
Xây dựng môi trường HTHT cởi mở, tôn trọng nhau giúp cho HS phát triển năng lực HT của bản thân, cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
4.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Môi trường học tập là nơi diễn ra quá trình học tập của trẻ em, bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinh thần
+ Môi trường vật chất là không gian diễn ra quá trình học tập của trẻ, có thể ở trong hoặc ngoài phòng học, ở gia đình và cộng đồng
+ Môi trường tinh thần là thái độ ứng xử giữa người với người, được thể hiện trong mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên, bố mẹ, anh chị, bè bạn và mọi người trong cộng đồng
Môi trường học tập có vai trò quyết định mức độ tập trung của HS. Nó không có sẵn mà cần được GV tạo lập, duy trì trong suốt quá trình dạy học. Đây là môi trường GV khơi gợi niềm hứng thú học tập của HS, tạo điều kiện cho tất cả HS cùng tham gia vào quá trình khám phá kiến thức. Từ đó, HS có nhiều cơ hội để trình bày, trao đổi, thể hiện những năng lực HT vốn có của mình..
Muốn tạo lập một môi trường HTHT thích hợp, GV cần lưu ý những khía cạnh sau:
*Bố trí không gian lớp học
- Bàn ghế HS cần được bố trí sao cho mỗi nhóm có một không gian riêng để trao đổi, thảo luận với nhau mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các nhóm khác, đồng thời cũng phải có khoảng trống cho GV đi lại quản lý các nhóm. Trên thực tế, đa số các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều có sĩ số HS đông nên gặp khó khăn khi sắp xếp chỗ ngồi theo nhóm. GV cần phải tuỳ thuộc vào không gian lớp học, số lượng HS thực tế để bố trí hợp lý. GV cần kê sẵn bàn ghế, vẽ sơ đồ vị trí ngồi của các nhóm lên bảng để HS dễ dàng tìm được chỗ ngồi mà không mất nhiều thời gian..
- Các thành viên trong nhóm nên được bố trí ngồi gần nhau cho các em dễ dàng chia sẻ tài liệu học tập cũng như trao đổi, duy trì được sự liên hệ với nhau bằng ánh mắt, cử chỉ, nụ cười…
- Cần bố trí thêm giá sách, tủ sách hay góc học tập ở nơi rộng rãi với đầy đủ các tài liệu học tập (sách khám phá thiên nhiên, khoa học, sách bài tập nâng cao, sách kĩ năng sống,...), dụng cụ học tập phục vụ cho hoạt động nhóm (giấy, bút lông, bảng phụ, tranh ảnh, bản đồ, giấy ghi nhớ,...), dụng cụ thực hành cho tất cả các môn học (ê ke, thước, giấy
màu, hồ dán,...) để HS dễ sử dụng trong quá trình học tập nói chung và hoạt động nhóm nói riêng.
- Việc trang trí góc học tập sao cho tươi tắn, mới lạ, kích thích được sự hứng thú của HS cũng là một trong những yêu cầu quan trọng.
- GV, phụ huynh cần tích cực trong việc sưu tầm tư liệu, làm các đồ dùng cho hoạt động nhóm như: thẻ ý kiến, bảng nhóm, các hình vẽ…, từ đó, khuyến khích các em tham gia sưu tầm, tạo cho các em thói quen chủ động tìm kiếm các tranh ảnh, thông tin, sáng tạo những đồ dùng mới lạ.
Việc sắp xếp vị trí bàn ghế là một trong những yêu cầu cơ bản nhằm tạo ra một môi trường học tập mới lạ cho HS. Với sự linh hoạt trong việc sắp xếp lại chỗ ngồi, không chỉ mang lại sự mới mẻ giúp các em hứng thú hơn, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để các em trao đổi bằng lời nói, ánh mắt, cử chỉ,…từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm.
* Tăng cường sự tương tác giữa HS với HS
Việc tương tác giữa HS với HS thông qua : lời nói, ánh mắt, hành động, nụ cười,… sẽ thúc đẩy động cơ học tập của từng cá nhân, giúp các em ngày một hoàn thiện hơn về mọi mặt của năng lực hợp tác như : chia sẻ kiến thức, ý tưởng, trao đổi cách giải quyết vấn đề nảy sinh, có thái độ phù hợp khi làm việc nhóm, phát triển cách diễn đạt ngôn ngữ của bản thân, biết quan tâm đến nhau,… Điều này được các thành viên trong nhóm học hỏi từ nhau.
Để tăng cường sự tương tác giữa HS với HS, cần:
- Thành lập các nhóm học tập nhỏ có qui mô 4-6 thành viên, điều này sẽ giúp tăng cơ hội giao tiếp, cọ xát của các em với nhau.
- Tổ chức cho HS ngồi liền kề nhau hoặc đối diện nhau, để các em có thể gioa tiếp với nhau bằng lời nói, cử chỉ, nụ cười, ánh mắt,…một cách dễ dàng.
- Khuyến khích HS tự đặt câu hỏi với nhau, phản hồi lại các ý kiến của bạn cùng nhóm.
- Dạy những kĩ năng xã hội và hợp tác thích hợp khi cần thiết, ứng với quan hệ và hoạt động cụ thể trong nhóm.
* Tạo sự phụ thuộc lẫn nhau giữa HS với HS trong nhóm.
Để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, một cá nhân dù xuất sắc đến đâu cũng không thể nào thực hiện được nếu không có sự giúp đỡ của các thành viên khác. Vì thế, điều quan trọng nhất là phải tạo được sự đồng thuận, đi đến tiếng nói chung giữa các thành viên trong nhóm để cùng nhau làm việc hiệu quả. Mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm với công việc chung của nhóm. Trong hoạt động nhóm, cần phân chia nhiệm vụ, vai trò cho mọi người một cách rõ ràng (báo cáo viên, sưu tầm, nhóm trưởng, thu kí,…) và cần luân phiên thay đổi để ai cũng có cơ hội được thử sức mình với những vai trò khác nhau. Tự các cá nhân phải hiểu rằng không thể dựa dẫm, chờ đợi thành quả lao động của các bạn trong nhóm mà phải biết tự giác cố gắng. Các hoạt động trong học tập theo nhóm góp phần tạo cơ hội cho các em được trình bày ý kiến, ý tưởng của bản thân, tự do khẳng định mình, học cách nhận xét về các bạn và tự nhận xét về bản thân; từ đó, giúp các em tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Qua đó HS phát triển được năng lực hợp tác gắn liền với hoạt động nhóm như: thái độ kiên nhẫn, biết chờ đợi đến lượt; kĩ năng tóm tắt và xử lí thông điệp; biết xây dựng niềm tin như bày tỏ sự ủng hộ qua ánh mắt, nụ cười; yêu cầu giải thích, giúp đỡ và sẵn sàng giải thích giúp bạn; kĩ năng giải quyết mối bất đồng như: kìm chế bực tức, chọn lọc lời nói, tránh xúc phạm bạn khi phản đối... Có thể tạo sự phụ thuộc lẫn nhau bằng cách:
- Tạo ra sự phụ thuộc về mục đích: Cả nhóm chỉ có một phiếu bài tập, mỗi thành viên thực hiện một phần nhiệm vụ nhất định để hoàn thành một sản phẩm chung cho nhóm.
- Tạo ra sự phụ thuộc về phần thưởng: KT, ĐG phải đa dạng phù hợp với phương thức hoạt động nhóm, nhằm phát huy được tính tích cực phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Trong đó có đánh giá năng lực của từng cá nhân, hiệu quả học tập của cả nhóm và đánh giá được hành vi, thái độ tích cực của từng cá nhân trong quá trình học tập hợp tác nhóm. Có khen thưởng cho cả nhóm.
- Tạo ra sự phụ thuộc về nguồn học tập: Giao cho mỗi nhóm 1 bộ tài liệu buộc HS phải làm việc cùng nhau (mỗi thành viên có một nguồn khác nhau nhưng cần thiết).
- Tạo ra sự phụ thuộc về vai trò - người ghi chép, người nghiên cứu, người hỏi, người động viên, người quan sát…
- Tạo ra sự phụ thuộc về môi trường - tổ chức môi trường vật lí sao cho nâng cao sự hợp tác và phụ thuộc, ví dụ cho mỗi nhóm một bàn làm việc.
- Giao nhiệm vụ để các nhóm tranh đua, đội nào hoàn thành nhanh, có chất lượng tốt sẽ có thưởng. Cách này cũng làm cho các thành viên trong một nhóm xích lại gần nhau nhanh hơn, làm việc hiệu quả hơn.
Khi tạo được sự phụ thuộc tích cực, các thành viên trong nhóm sẽ tự giác nỗ lực để hoàn thành công việc được giao, đồng thời sẽ quan tâm dến tiến độ làm việc của các thành viên khác, giúp đỡ nhau vì mục đích chung.. Chính vì thế các em sẽ chụm đầu bàn bạc, trò chuyện với nhau, cổ vũ lẫn nhau, chia sẻ tài liệu kết quả từ đó phát triển được NLHT của bản thân.
* Thiết lập mối quan hệ thuận lợi khi tương tác với HS.
Hình thức tổ chức học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân thiện, cởi mở trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả GV và HS. Chính vì vậy, bên cạnh việc giáo dục tính mục đích, tính kỉ luật, ý thức về trách nhiệm… cho học sinh, chúng ta phải tổ chức giờ học thật hấp dẫn. Để tạo môi trường hợp tác thân thiện, quá trình dạy học diễn ra một cách nhẹ nhàng tự nhiên không gây căng thẳng cho học sinh, để HS tự tin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình lên lớp với thầy, với bạn và đánh giá đúng về bản thân. GV cần xây dựng mối quan hệ gần gũi và tôn trọng lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh. Mối quan hệ ấy không có sẵn mà cần phải được thiết lập, duy trì dần dần. Chính vì thế khi tương tác với HS, GV cần chú ý:
- Quan sát, tìm hiểu xem HS muốn được học tập trong môi trường như thế nào, nắm được cái gì các em thích hoặc không thích, từ đó, xây dựng các tiết học như các em mong đợi.
- Cần hiểu được rằng: ở độ tuổi tiểu học, em nào cũng chăm học, cũng muốn được khám phá, chỉ là mức độ chăm học và hứng thú học tập của các em không giống nhau mà thôi.
- Luôn dùng lời nói hoặc hành động không lời lịch sự, chân thành để khích lệ, thông cảm, biết tự kiềm chế, đồng cảm với học sinh, làm việc kiên trì tỉ mỉ.
- GV cần phải thấu hiểu được tâm tư của học sinh, biết đặt mình vào vị trí của các em để hình dung được những khó khăn các em gặp phải trong quá trình học tâp hợp tác; từ đó, bình tĩnh trước những lỗi lầm của các em và tìm ra cách giải quyết sáng suốt, tránh nặng lời, gây tổn thương đến các em.
- GV phải đề cao tính sáng tạo của học sinh. Cần phải biết tỏ ra ngạc nhiên, vui sướng, cần phải tôn trọng những sáng tạo của học sinh, dù rất nhỏ. Đừng tỏ ra rằng thầy luôn luôn đúng, mà phải cho các em hiểu rằng bản thân các em cũng có thể làm chủ kiến thức, tìm ra chân lí, cách giải hay.
- GV cần chú ý khai thác vốn sống, vốn kinh nghiệm của HS trong quá trình giao tiếp nhằm tạo môi trường để HS giao tiếp thành công và hiệu quả. Từ đó vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của HS thêm phong phú; năng lực hợp tác của HS được phát triển.