Phân tích định lƣợng kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác trong dạy học toán học cho học sinh lớp 4 (Trang 103 - 110)

CHƯƠNG 5. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

5.4. Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm

5.4.2. Phân tích định lƣợng kết quả thực nghiệm

Sau khi dạy thực nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 4 chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng học tập sau các tiết dạy đó. Bài kiểm tra này được triển khai trên cả hai đối tượng: học sinh đã được học tập các giáo án thực nghiệm và học sinh không được học tập giáo án thực nghiệm.

Bảng 5.2 : Kết quả bài kiểm tra số 1

Lớp/Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN (4/1) 1 2 4 7 5 7 7

ĐC (4/4) 1 3 3 3 4 7 6 5

Kết quả :

- Lớp thực nghiệm có 31/33 bài chiếm 93,9% bài đạt điểm trung bình trở lên.

Trong đó có 26/33 bài chiếm 78,7 % bài đạt khá, giỏi.

- Lớp đối chứng có 29/32 bài chiếm 90,6% bài đạt điểm trung bình trở lên.

Trong đó có 23/32 bài chiếm 71,8 % bài đạt khá, giỏi.

Bảng 5.3 : Kết quả bài kiểm tra số 2

Lớp/Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN (4/1) 2 1 5 5 7 5 8

ĐC (4/4) 1 2 3 4 5 5 7 5

- Lớp thực nghiệm có 31/33 bài chiếm 93,9% bài đạt điểm trung bình trở lên.

Trong đó có 24/33 bài chiếm 72,7 % bài đạt khá, giỏi.

- Lớp đối chứng có 28/32 bài chiếm 87,5% bài đạt điểm trung bình trở lên.

Trong đó có 21/32 bài chiếm 65,6 % bài đạt khá, giỏi.

Bảng 5.4 : Bảng tổng hợp số liệu của hai bài kiểm tra Giá trị

(Điểm) xi

Lớp thực nghiệm 4/1 Lớp đối chứng 4/4 Tần số

(Số lượng HS đạt điểm xin)

Tổng điểm xi,ni

Tần số (Số lượng HS đạt điểm ximi)

Tổng điểm xi,mi

0 0 0 0 0

1 0 0 0 0

2 0 0 0 0

3 0 0 2 6

4 4 16 5 20

5 3 15 6 30

6 9 54 7 42

7 12 84 9 63

8 10 80 12 96

9 13 117 13 117

10 15 150 10 100

Tổng N=66 N=64

Mốt(M0) 10 9

Số trung vị (Me)

8 8

Giá trị trung bình x

7.82 7.29

Độ lệch chuẩn (s)

1.79 1.87

Thông qua bảng trên ta nhận xét như sau :

- M0 (TN) = 10 > M0 (ĐC) = 6. Lớp ĐC có số HS đạt điểm 9 nhiều nhất, lớp TN có số HS đạt điểm 10 nhiều nhất

- Me(TN) = 8 = (Me) (ĐC) = 8

- Điểm trung bình của lớp TN cao hơn ĐC.

- Độ phân tán của nhóm TN ít hơn nhóm ĐC, chứng tỏ năng lực của nhóm TN đều hơn.

Từ bảng tổng hợp, chúng tôi thấy: Lớp thực nghiệm, học sinh nắm bắt nhanh hơn và hiểu thấu đáo hơn. Ở lớp đối chứng, khi làm bài, học sinh còn hiện tượng lúng túng, chưa nhớ hoặc chưa nắm rõ các bước thực hiện. Ở lớp đối chứng, hoạt động dạy học chủ yếu vẫn ưu tiên cho việc truyền đạt đầy đủ kiến thức của bài học. Vấn đề phát triển năng lực HT của HS chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, học sinh làm các bài tập của bài kiểm tra còn chậm, gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới trung bình cao hơn lớp thực nghiệm. Ở lớp thực nghiệm, học sinh thực hiện các bài tập tốt hơn và nắm vững cách làm hơn lớp đối chứng, tỉ lệ điểm trung bình trở lên cao hơn lớp đối chứng. Có được kết quả này là do giáo viên ở lớp thực nghiệm đã luôn chú trọng việc phát triển NLHT cho học sinh.

Qua việc xem xét các lời giải bài toán của học sinh hai lớp và điểm số của hai bài kiểm tra chúng tôi thấy: học sinh lớp thực nghiệm đã chỉ ra được và có cách hiểu rõ ràng, sâu sắc hơn về bản chất nội dung kiến thức cũng như mối liên hệ kiến thức với thực tiễn, ý thức lựa chọn phương án tối ưu tốt hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ việc thực hiện các biện pháp đề xuất trong luận văn đã tạo cho học sinh có hứng thú, có thái độ HT tích cực, phát huy toàn diện các NLHT của bản thân để cùng nhau giải quyết các bài tập trong chương trình học.

Qua thực nghiệm, chúng tôi cũng thấy có một số khó khăn nhất định. Thứ nhất, trong ý thức của giáo viên vẫn coi vấn đề phát triển NLHT cho HS là thứ yếu, tập trung hơn vào những phần lí thuyết, luyện giải nhiều bài toán phục vụ cho nội dung của các kì thi trong năm học. Thứ hai, học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng việc hợp tác nên việc hình thành và phát triển NLHT cho các em còn khó khăn. Tuy nhiên, với những kết quả đạt được có thể kết luận: các biện pháp đề ra trong chương 4 có tác dụng phát triển NLHT trong dạy học Toán cho học sinh lớp 4.

Từ đó có thể thấy mục đích của thực nghiệm đã hoàn thành, tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đã được khẳng định. Việc thực hiện phát triển NLHT cho học sinh lớp 4 trong dạy học môn Toán chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả trong dạy và học.

Tiểu kết chương 5

Trong chương 5, chúng tôi đã thực nghiệm sư phạm hai bài học đều trong chương trình Toán 4. Thông qua thực nghiệm chúng tôi nhận thấy những giáo án thiết kế nhằm mục đích phát triển NLHT cho HS mà đề tài xây dựng đã đem lại hiệu quả trong dạy học Toán 4 như sau :

1. Qua phân tích số liệu của các lần thực nghiệm cho thấy kết quả học tập của nhóm thực nghiệm được nâng cao, bước đầu thấy dạy học áp dụng các biện pháp phát triển NLHT trong môn Toán ở Tiểu học có tính khả thi và được GV và Ban giám hiệu nhà trường dạy thực nghiệm rất ủng hộ.

2. Dạy học áp dụng các biện pháp phát triển NLNL tạo điều kiện cho HS được tham gia vào quá trình học tập chủ động, sáng tạo hơn, tránh được việc hoạt động nhóm theo kiểu hình thức. Các em thích làm việc theo nhóm, thích trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, thấy mình tự tin hơn, gắn bó với bạn bè và luôn có ý thức trong công việc vì thành tích của nhóm và của bản thân.

3. Ngoài mục đích hình thành cho HS những kiến thức, kĩ năng của Toán học, HS còn được hình thành và phát triển những kĩ năng xã hội, kĩ năng sống rất cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn khi mô hình trường học mới đang ngày càng được triển khai rộng rãi ở cả bậc Tiểu học và THCS, ở các tỉnh thành (trong đó có Đà Nẵng) nhằm hướng tới mục tiêu lớn của giáo dục thế kỉ 21 mà USESCO đề ra đó là: Học để biết;

học để làm; học để cùng chung sống; học để tự khẳng định mình.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực trạng việc phát triển NLHT trong dạy học môn Toán cho HS lớp 4; đề xuất các biện pháp phát triển NLHT trong dạy học môn Toán cho HS lớp 4 và tổ chức thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả sau đây:

1. Làm rõ, hệ thống hóa cở sở lý luận để định hướng cho việc hình thành các biện pháp phát triển NLHT trong dạy học môn Toán cho HS lớp 4.

2. Làm rõ thực trạng phát triển NLHT trong dạy học môn Toán cho HS lớp 4.

Chỉ ra được một số khó khăn của giáo viên dạy Toán ở trường Tiểu học khi thực hiện các định hướng phát triển NLHT trong dạy học môn Toán, khó khăn đầu tiên là giáo viên chưa được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về phương diện này.

3. Đề ra được một số biện pháp phát triển NLHT trong dạy học môn Toán cho HS lớp 4, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.

4. Kết quả thực nghiệm sư phạm là một minh họa, xác nhận tính khả thi của sự vận dụng các biện pháp phát triển NLHT trong dạy học môn Toán cho HS lớp 4.

5. Kết quả luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Tiểu học trong quá trình dạy học Toán góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn học này ở trường Tiểu học.

Những kết quả nghiên cứu thu được trong luận văn cho phép kết luận:

- Việc vận dụng các biện pháp phát triển NLHT trong dạy học môn Toán cho HS lớp 4 là có cơ sở khoa học vững chắc, có tính khả thi.

- Khi vận dụng các biện pháp đòi hỏi người giáo viên cần linh hoạt và sáng tạo trong mỗi bài dạy, mỗi nội dung kiến thức cụ thể. Kết quả có thể nhân rộng cho việc vận dụng trong dạy học môn Toán ở các khối lớp trong trường Tiểu học để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. John Dewey (1938), The school and Society, The University of Chicago.

2. Roger Cousinet (1945), Phương pháp của các nhóm học tập, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. David A.Kolb (2011), Experiential Learning: Experience as the Source of Learning and Development, Prentice Hall PTR.

4. Geoffrey Petty (1993), Teaching today, Stanley Thornets Ltd Ellenborough House.

5. David Johnson (1966), Đào tạo giáo viên dạy hợp tác, NXB Trẻ.

6. Wilbert J. McKeachie (1950), McKeachie’s teaching tips, Houghton Mifflin Company.

7. Lawrence Holpp (1998), Quản lí nhóm, NXB Giáo dục.

8. John C. Maxwell (2008), 17 nguyên tắc vàng trong làm việc theo nhóm, Nxb Lao động - xã hội

9. David W.Johnson, Roger T.Johnson (1999), Learning Together and Alone, Allyn and Bacon.

10. Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2011), Thực trạng kĩ năng học hợp tác của sinh viên cao đẳng sư phạm, Tạp chí Tâm lí học

11. Hoàng Công Kiên (2013), Vận dụng dạy học hợp tác trong môn Toán ở Tiểu học, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.

12. Trần Bá Hoành (2002), Những đặc trưng của phương pháp tích cực, Tạp chí Giáo dục (số 32).

13. Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp, Đổi mới nội dung và PP đào tạo giáo viên THCS, NXB Trẻ.

14. Nguyễn Triệu Sơn (2007). Phát triển khả năng học hợp tác cho sinh viên sư phạm toán một số trường Đại học miền núi nhằm nâng cao chất lượng của người được đào tạo, Luận án tiến sĩ, Viện chiến lược và chương trình giáo dục.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chương trình tiểu học, NXB Giáo dục.

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo Dự án Việt-Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học sư phạm.

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Hướng dẫn chung về điều chỉnh nội dung dạy học các môn học.

18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng các môn học lớp 4, NXB giáo dục, Hà Nội.

19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Nxb ĐHSP Hà Nội.

20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Phương pháp dạy học các môn học, Nxb Giáo dục.

21. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo viên Toán 4, NXB Giáo dục, Hà Nội 2005.

22. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách Toán 4, NXB Giáo dục, Hà Nội 2005.

23. Đảng cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Hoàng Phê (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 25. Nguyễn Như Ý (1999), Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin.

26. Lê Thị Thu Hiền, Đánh giá năng lực học tập của học sinh trong dạy học ở trường THPT, Tạp chí Giáo dục (số 360).

27. Hoàng Lê Minh (2007), Tổ chức dạy học hợp tác môn Toán ở trường THPT, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.

28. Nguyễn Thành Kỉnh (2010), Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên THCS, Luận án tiến sĩ, ĐH Thái Nguyên.

29. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2005), Sách giáo khoa Toán 4, 5, Nxb Giáo dục

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác trong dạy học toán học cho học sinh lớp 4 (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)