Ví dụ về thiết kế trò chơi phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Toán 4

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác trong dạy học toán học cho học sinh lớp 4 (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC TRONG MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4

4.2. Các biện pháp sƣ phạm

4.2.4. Thiết kế trò chơi mang tính hợp tác trong giờ học Toán lớp 4

4.2.4.3. Ví dụ về thiết kế trò chơi phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Toán 4

* Trò chơi : Sắp xếp thứ tự - Mục đích:

+ Nhận biết được thứ tự các số.

+ Rèn tính nhanh nhẹn, tập trung trong khi làm bài tập.

+ Phát triển năng lực hợp tác, cụ thể là ý thức trách nhiệm, giúp đỡ nhau, KN trao đổi nhanh.

- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các tấm bìa, mỗi tấm bìa có ghi sẵn số đã học trong phạm vi 100 000.

- Luật chơi: Giáo viên chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5-7 em (số lượng đội chơi và số lượng HS tham gia phụ thuộc vào không gian lớp học). GV phát cho mỗi em tham gia chơi một tấm bìa có ghi sẵn số, yêu cầu HS xếp hàng theo đúng thứ tự tương ứng với số mình đang cầm (yêu cầu theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc ngược lại). Các đội được thảo luận trong vòng 2 phút. Khi hết 2 phút thảo luận, HS nghe GV hô : 1, 2, 3 các em lập tức cầm tấm bìa đứng vào vị trí của mình, khi nghe hô dừng thì các em không được thay đổi vị trí nữa.

Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương đội xếp đúng vị trí và nhanh nhất

* Trò chơi : Ra khơi

- Mục đích: Rèn kĩ năng tính nhanh và các năng lực hợp tác (có thể áp dụng cho bài tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân, tìm giá trị biểu thức, bốn phép tính với các số tự nhiên)

- Chuẩn bị: Các tấm bìa hình tứ giác ghi biểu thức hoặc phép tính, các tấm bìa hình tam giác ghi kết quả.

- Cách chơi: GV chia nhóm 6 em. Các nhóm tự đính tấm bìa ghi biểu thức vào giấy khổ to rồi lựa chọn tấm bìa ghi kết quả tương ứng đính lên trên sao cho giống hình một chiếc thuyền căng buồm ra khơi. Trong 4 phút nhóm nào ghép đúng và nhiều thuyền nhất là thắng. Nhóm thắng sẽ được giáo viên thưởng 1 cái cờ đỏ.

- Ví dụ: Trong bài Nhân với 10, 100, 1000,… Chia cho 10, 100, 1000,… (SGK trang 59).

+ Mục đích: Giúp HS thực hành tính nhẩm nhân với 10, 100, 1000,… ; chia cho 10, 100, 1000,… Phát triển năng lực hợp tác cho HS lớp 4.

+ Chuẩn bị: GV chuẩn bị 10 tấm bìa hình tứ giác, 10 tấm bìa hình tam giác ghi sẵn nội dung như sau:

- GV nêu cách chơi, làm mẫu 1 phép tính: 54 x 10 = 540, hướng dẫn HS xếp thuyền:

- Sau 4 phút, GV mời các bạn khác nhận xét kết quả, GV tổng kết trò chơi và tuyên dương đội thắng cuộc.

* Trò chơi : Ai nhanh? Ai đúng

- Mục đích: Rèn luyện kỹ năng nhớ các đơn vị đo, mối quan hệ của chúng, phát triển năng lực hợp tác nhóm cho HS.

Tấm bìa hình tứ giác Tấm bìa hình tam giác

10 x 23 54 x 10 60 x 100 271 x 100 38 x 1000 550 : 10 1300 : 10 400500 : 100

89000 : 100 21000 : 1000

21 890 4005

130 55 38000 27100 6000

540 230

54 x 10 540

- Chuẩn bị: GV yêu cầu HS phải học thuộc các bảng đơn vị đo, mối quan hệ - Luật chơi: Yêu cầu HS 2 đội nói cho nhau nghe về thứ tự của các đơn vị đo Khối lượng (hoặc đo độ dài, đo diện tích) trong bảng và quan hệ của hai đơn vị đo liền kề.

GV nêu một số câu đố; mỗi đội có một lá cờ để giành quyền trả lời. Chẳng hạn: “Đố bạn biết 3 thế kỉ bằng bao nhiêu năm ?”, hoặc “Đố bạn đơn vị đo độ dài nào mà 1 đơn vị đó bằng 100 g ?”; đội giơ cờ trước được quyền trả lời. Nếu trả lời đúng được 1 hoa. Nếu trả lời sai đội còn lại giành quyền trả lời. Cứ chơi như vậy sau 5 phút đội nào nhiều điểm hơn thì thắng cuộc.

* Trò chơi: Hái quả

- Mục đích: Củng cố về kiến thức tìm phân số của một số (áp dụng đối với các btiết học: Tìm phân số của một số, Ôn tập về phân số,…)

- Chuẩn bị: GV vẽ 2 cây và đính mỗi cây 30 quả (sau mỗi quả có đính nam châm). Hai chiếc giỏ để hái quả.

- Cách chơi: GV chia lớp thành 2 đội. GV đính 2 cây và 2 chiếc giỏ lên bảng.

HS hái quả theo yêu cầu của GV và dán vào giỏ. 2 đội lần lượt cử đại diện lên hái quả.

Đội nào hái nhanh và chính xác nhất sẽ là đội chiến thắng.

- Ví dụ: Yêu cầu HS hái

số quả có ở trên cây (lượt 1) Yêu cầu HS hái số quả còn lại trên cây (lượt 2)

* Trò chơi: Cùng leo dốc

- Mục đích : Luyện kĩ năng tính toán (có thể áp dụng trong nhiều bài củng cố kĩ năng thực hiện tính nhân chia, cộng trừ số tự nhiên hoặc phân số), phát triển năng lực HT cho HS.

- Chuẩn bị :

+ 2 bảng phụ hoặc 2 tờ bìa cứng ghi nội dung như sau :

+ Phấn màu hoặc bút dạ - Cách chơi :

+ Chọn 2 đội chơi. Mỗi đội 5 em lên bảng, có nhiệm vụ điền kết quả vào các phép tính. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu, 2 đội bắt đầu nhẩm nhanh rồi ghi kết quả vào từng phép tính một, em này điền xong thì lại đến em khác, từ dưới lên: cứ như vậy đội nào leo lên dốc trước là đội đó thắng cuộc.

+ Nếu đội leo lên đỉnh dốc trước mà làm không đúng hết thì ta tính số bậc ( làm phép đúng) của cả hai đội để lựa chọn.

+ Đội thắng cuộc được thưởng 1 tràng pháo tay. Đội thua cuộc thì phải hát tặng các bạn 1 bài hát.

- Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng chơi trong nhiều bài học nội dung khác nhau, GV chỉ cần thay các phép tính phù hợp là được.

90 : 10 =

1000 x 5 = 3 x 1000 =

78 x 11 =

30900 : 100 11 x 89 =

20400 : 100 =

35 x 11 = 11 x 52 =

5 x 19 + 81 x 5 2 x 34 + 2 x 66

* Một số trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin:

Trò chơi: Rung chuông vàng

- Mục tiêu : Củng cố kiến thức và phát triển năng lực hợp tác cho HS.

- Chuẩn bị: Bài giảng điện tử của giáo viên, học sinh chuẩn bị bảng con.

- Cách chơi: GV chuẩn bị trước 15 câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm. Thời gian để trả lời mỗi câu hỏi là 10 giây. Sau khi nghe GV đọc câu hỏi và các đáp án. HS viết câu trả lời của mình vào bảng và giơ bảng theo hiệu lệnh của GV. HS nào trả lời đúng thì được chơi tiếp, HS nào trả lời sai thì bị loại. Đội nào có nhiều người ở lại sẽ là đội chiến thắng.

Trò chơi: Hộp quà may mắn

- Mục tiêu : Củng cố kiến thức của học sinh và phát triển năng lực HT cho các em.

- Chuẩn bị: Bài giảng điện tử của giáo viên, học sinh chuẩn bị bảng con.

- Cách chơi: Giáo viên có 3 hộp quà, chia cả lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội sẽ lựa chọn một hộp quà. Ở mỗi hộp quà sẽ có một số câu hỏi. Học sinh phải dùng bảng con để ghi câu trả lời của mình vào. Giáo viên sẽ chọn mỗi đội 1 em làm giám sát viên để theo dõi câu trả lời của các đội. Mỗi học sinh trả lời đúng nhận được 1 ngôi sao cho đội mình. Sau khi cả 2 đội đều trả lời, đội nào ghi được nhiều sao hơn thì đội đó giành chiến thắng.

Tóm lại, việc thiết kế các hoạt động học tập giúp HS hứng thú học toán là sự thể hiện tổng hợp các ý tưởng về phương pháp dạy học. Người thiết kế không chỉ xác định đúng đắn mục tiêu học tập mà còn phải chú ý các yếu tố về tâm lý học, về giáo dục học và hiểu rõ vốn kiến thức thực tiễn của HS để phối hợp tốt với các thủ thuật, kỹ thuật thể hiện nội dung toán học, tạo ra các kích thích hợp lí để HS tự học.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác trong dạy học toán học cho học sinh lớp 4 (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)