CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC TRONG MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4
4.2. Các biện pháp sƣ phạm
4.2.7. Dạy cho HS các kĩ năng HTHT
4.2.7.2. Nội dung của biện pháp
Trong quá trình làm việc của nhóm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện và rèn luyện những KNHT, làm việc cùng với người khác. Cần lựa chọn KN để nhấn mạnh nó trong từng bài học. Việc dạy và hướng dẫn những KNHT trong các nhóm học tập hợp tác nói chung trải qua những bước sau đây :
- Làm cho học sinh thấy được nhu cầu phải có KN, bằng cách giải thích tầm quan trọng của KN trong học tập và đời sống, trong hiện tại và tương lai.
- Học sinh cần hiểu rõ KNHT đó cụ thể là gì. Ví dụ:
+ Mỗi người hãy luôn ở lại và làm việc với nhóm một cách gắn bó.
+ Hãy biết giữ im lặng, nói năng, phát biểu đúng lúc, đúng giọng, ôn hòa.
+ Biết chờ đợi để nghe hết ý kiến người khác và chờ đợi đến lượt mình phát biểu ý kiến cá nhân.
+ Biết sử dụng chính xác tên của tất cả những bạn khác trong nhóm.
+ Chú ý động viên nhau, lắng nghe những lời nhận xét của nhau.
+ Tìm hiểu những khó khăn của người khác và chia sẻ kinh nghiệm.
+ Biết tỏ thái độ phù hợp với quan hệ của các thành viên trong nhóm.
+ Biết chủ động hỗ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ trợ mình một cách tự tin, chân thực, cởi mở.
+ Biết trao đổi ý kiến, thảo luận, hỏi han và trả lời đúng với những tình huống giao tiếp hay học tập.
- Cho học sinh thực hành KN cộng tác qua các nội dung HTHT ở môn Toán nói riêng và ở tất cả các môn học nói chung cũng như thông qua các hoạt động trình diễn, lễ hội, tổ chức tham quan, thi sắm vai và những trò chơi khác, trong đó có cả những thí dụ tích cực lẫn những thí dụ tiêu cực về kĩ năng cộng tác.
- Cần tích hợp KN vào các hoạt động. Ví dụ: Có thể giao nhiệm vụ luân phiên để thay nhau đóng vai trò nhất định, ví dụ, mỗi người trong nhóm phải lần lượt báo cáo sau khi thảo luận, không nên chỉ nhằm vào một cá nhân. Mỗi thành viên nhóm đều có vai trò và công việc rõ ràng, đều có phần đóng góp nhất định vào nhiệm vụ chung.
Mọi thành viên đều thường xuyên hỏi han, quan tâm và cổ vũ nhau, khuyến khích nhau tự tin và tin tưởng vào nỗ lực của mọi người.
- Thường xuyên xử lí các tương tác nhóm, tức là bàn bạc, đánh giá, rút kinh nghiệm về thành công và thất bại của nhóm và của từng thành viên qua các hoạt động, phân tích những nguyên nhân và điều kiện của những thành bại đó, hiệu quả của nhóm trong các dạng hoạt động khác nhau.
- GV cần chú ý khuyến khích các em kiên trì thực hành sử dụng nó trong các tình huống học tập, sinh hoạt ở trường, ở nhà và quan hệ xã hội.
Để đạt được kết quả cao từ hoạt động HT, HS cần có các KN HTHT. Các KN trên rất cần thiết cho cuộc sống của HS trong thực tại và tương lai đặc biệt là các KN giao tiếp học hợp tác. Các KN này được hình thành và rèn luyện một cách tốt nhất thông qua giao tiếp. Trong đó GV nên chú trọng vào các KN:
* Kĩ năng lắng nghe:
HS cần biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng, đồng thời cũng biết thừa nhận ý kiến của người khác.
KN này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. Đừng bao giờ cho rằng mọi ý kiến của mình là đúng và mình có thể giải đáp được tất cả các vấn đề. Ai cũng có những hiểu biết giới hạn ở lĩnh vực nào đó, do vậy cần lắng nghe người khác nói. Khi chăm chú lắng nghe, người nghe sẽ học hỏi được nhiều kiến thức từ người khác để bổ sung cho phần kiến thức mà bạn bị thiếu, còn người nói sẽ thấy mình được quan tâm, tôn trọng và cảm giác thoải mái, sẵn sàng bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng hoặc cả những sai sót, lỗi lầm của bản thân, sự hối hận mong được chia sẻ. Đó là cách hoàn thiện những thiếu sót của bản thân, giúp mọi người hiểu nhau hơn, tôn trọng nhau hơn.
Cách lắng nghe: Người nghe ngừng suy nghĩ và làm việc của mình, hoàn toàn tập trung vào người nói để hiểu được họ đang nói điều gì. Lắng nghe với đôi tai, và kể cả với đôi mắt và các giác quan khác. Lắng nghe cẩn thận, chăm chú và có thể tổng kết tóm tắt những gì vừa nghe được.
Nguyên tắc lắng nghe hiệu quả:
- Giữ yên lặng.
- Thể hiện rằng bạn muốn nghe: sử dụng các động tác bằng tay, ánh mắt… để khích lệ và ra dấu sự chú ý của bạn với người nói
- Tránh sự mất tập trung bằng cách ngừng ngay tất cả các hoạt động không liên quan để hướng sự chú ý của bạn vào người nói hoặc chủ đề đang được thảo luận.
- Nhẩm lại trong đầu xem những gì mình đã biết về vấn đề này sắp xếp trước những kiến thức liên quan để sau đó có thể phát biểu.
- Thể hiện sự đồng cảm, tôn trọng.
- Kiên nhẫn.
- Giữ bình tĩnh.
- Đặt câu hỏi, kiểm tra lại thông tin.
Những điều nên và không nên làm khi lắng nghe.
NÊN KHÔNG NÊN
- Tập trung.
- Giao tiếp bằng mắt.
- Sử dụng ngôn ngữ, cử cỉ thích hợp.
- Nghe để hiểu.
- Cãi hoặc tranh luận.
- Cắt ngang lời người khác.
- Diễn đạt phần còn lại trong câu nói của người khác.
- Tỏ thái độ tôn trọng và đồng cảm.
- Không tỏ thái độ phán xét.
- Thể hiện khi xác định được những điểm cơ bản.
- Khuyến khích người nói phát triển khả năng tự giải quyết vấn đề của chính họ.
- Giữ im lặng khi cần thiết.
- Biết ngắt lời một cách hợp lí.
- Đưa ra nhận xét quá vội vàng.
- Đưa ra lời khuyên khi người nói chưa yêu cầu.
- Bị chi phối bởi cảm xúc của người nói tác động quá mạnh đến tình cảm của mình.
- Luôn nhìn đồng hồ.
- Giục người nói kết thúc.
* KN phản hồi:
Lắng nghe không chỉ là sự tiếp nhận thông tin từ người nói mà còn phải biết phân tích, nhìn nhận theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói, dù đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân.
Mục đích của phản hồi là đưa ra nhận xét, đánh giá hoặc lời giải thích cho người khác về ý kiến của mình. Kĩ năng phản hồi của HS được hình thành khi các em đưa ra nhận xét, đánh giá về kết quả học tập hoặc khuyết điểm, hành vi chưa tốt của bạn. Nếu phản hồi không tích cực sẽ dẫn đến những biểu hiện tiêu cực như bè phái, mất đoàn kết hoặc thù hằn cá nhân có thể dẫn đến bạo lực học đường hoặc chán học, bỏ học.
- Người phản hồi.
TÍCH CỰC KHÔNG TÍCH CỰC
- Khen ngợi những điểm tốt trước khi nói đến những điểm cần cải tiến, thay đổi.
- Chọn lọc và đưa ra gợi ý, hướng khắc phục với lượng thong tin vừa đủ, có thể thay đổi được, phù hợp và có ích cho người nhận..
- Các ý kiến đưa ra cần cụ thể rõ ràng.
- Thái độ chân tình, cởi mở, cảm thông và xây dựng.
- Không khách quan,dựa trên ý kiến, kinh nghiệm chủ quan của mình.
- Áp đặt, ra lệnh.
- Phán xét hành động.
- Mơ hồ, chung chung.
- Thoả mãn cá nhân người đư ra phản hồi không quan tâm đến việc tiếp thu hay thái độ của người nhận phản hồi.
- Người nhận phản hồi.
TÍCH CỰC KHÔNG TÍCH CỰC
- Cởi mở.
- Lắng nghe.
- Chấp nhận.
- Không phán xét.
- Không thanh minh.
- Làm rõ ý kiến đóng góp (nếu cần).
- Xin ý kiến đóng góp về vấn đề cụ thể.
- Sẵn sang thay đổi theo ý kiến phản hồi một cách tích cực.
- Chủ quan, luôn cho là mình đúng.
- Tìm mọi lí lẽ để bảo vệ quan điểm của mình.
- Phản đối không chấp nhận ý kiến của người khác.
- Thái độ căng thẳng không thay đổi quan điểm, ý kiến của mình.
- Im lặng lắng nghe. Không tỏ thái độ phản đối nhưng vẫn làm theo cách của minh, không thay đổi quan điểm /ý kiến của mình.
- GV cần hướng dẫn HS phản hồi theo các bước:
+ Chú ý quan sát, lắng nghe và suy nghĩ xem mình nhìn thấy gì? Nghe thấy gì?
Từ đó đánh giá về những điều đó. Đặt mình vào vị trí của người nhận phản hồi.
+ Đặt câu hỏi để chắc chắn rằng mình đã hiểu đúng ý của người nhận phản hồi.
+ Đưa ra ý kiến đóng góp của mình: xác nhận thừa nhận những ưu điểm (cần giải thích tại sao đánh giá đó là những ưu điểm); đưa ra các gợi ý để hoàn thiện nâng cao (cần giải thích tại sao đưa ra các gợi ý đó).
+ Khi nghe hoặc nói đều phải biết tôn trọng ý kiến người khác, không ngắt lời người khác , diễn đạt lại ý kiến người khác và kiểm tra lại việc hiểu nội dung thông qua những câu hỏi đơn giản như: “ Mình xin có ý kiến. Mình chưa rõ lắm, nên muốn hỏi bạn… hoặc biết nói cảm ơn, xin lỗi trong những tình huống cụ thể.
+ Cần phải sử dụng những lời lẽ mềm mại và tế nhị, không xoáy vào những điểm yếu lên tiếng phê phán hay chê bai để dẫn đến sự tranh luận vô ích. Luôn cởi mở để khuyến khích bạn có thể tiếp nhận những ý kiến trái chiều với quan điểm của mình mà không tự ái.
+ Ngoài việc phải trao đổi, thảo luận, HS cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Khi thuyết phục, HS phải dựa vào chính những ý kiến chung để củng cố hay làm cho nó trở nên hợp lý hơn chứ không chỉ dựa
vào lý lẽ cá nhân. Nhất là không thể dựa vào vị trí hay năng lực của mình để buộc người nghe phải chấp nhận.
Đôi khi sẽ có lúc HS cảm thấy khó khăn khi diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình, hay bế tắc khi tìm hướng triển khai cho hoạt động nhóm. Đây không phải là kỹ năng dễ nhưng nếu HS muốn khả năng của mình được nhìn nhận và trân trọng thì các em nên tự tin vào bản thân, không ngần ngại đề xuất những ý tưởng mới dù có thể ban đầu kết quả không như bạn mong muốn. Nhưng ít nhất bạn cũng không trở thành
“bóng ma vô hình” trong chính nhóm của mình.
* KN chia sẻ:
Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình huống tương tự trước đó. Trong nhóm đang thảo luận, người nào càng chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt cho nhóm, thì sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại. Và một khi, mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn.
- Chia sẻ trách nhiệm: Mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm với kết quả chung của nhóm, không chỉ đặt lên vai một người (nhóm trưởng, hoặc chỉ một vài bạn có năng lực tốt ở trong nhóm). Điều này được biểu hiện bằng những hành động như:
san sẻ công việc, tự nhận một phần công việc của nhóm và cố gắng hoàn thành tốt;
tích cực trao đổi, thảo luận, nghiên cứu nhằm đưa đến một sản phẩm cuối cùng tốt nhất có thể của cả nhóm.
- Chia sẻ thông tin: đây là một kỹ năng cần thiết, có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của học tập theo nhóm, bởi đã là một nhóm học tập thì các thành viên trong nhóm sẽ phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình cũng như hoàn thành mục tiêu chung của nhóm. Vì vậy, khi có bất cứ một thông tin, một ý tưởng gì, mỗi thành viên đều cần chia sẻ với các thành viên khác. Việc chia sẻ thông tin có thể được thực hiện bằng các cách: truyền đạt bằng lời nói, cung cấp phần tài liệu sưu tầm được hoặc phần ghi chép của cá nhân.
Sự phối hợp và tương tác giữa các thành viên trong nhóm chỉ diễn ra một cách hiệu quả khi các thành viên trong nhóm hiểu mình, hiểu người, cùng chia sẻ mục tiêu và trách nhiệm, mong muốn được lắng nghe người khác và tôn trọng sự nỗ lực của mỗi
thành viên, nhất là luôn tin rằng mỗi thành viên đều có một đóng góp quan trọng trong hoạt động nhóm.
* Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn :
Đây là kỹ năng giúp học sinh tránh những từ ngữ dễ gây mất lòng nhau .Vì thế, trong thảo luận cần tránh những từ ngữ như đúng, sai mà cần thay vào đó những cụm từ như: thế này sẽ tốt hơn, tìm một giải pháp hợp lý hơn…
Tránh cảm xúc tiêu cực, đố kỵ hoặc ác ý. Không nên tham gia vào những cuộc thảo luận không hiệu quả hoặc không lành mạnh.
Khuyến khích những sáng tạo, đổi mới và các quan điểm khác nhau. Không nên sử dụng những ngôn từ mang tính chỉ trích, đổ lỗi cho người khác.
Cách để giải quyết tranh cãi một cách êm thấm nhất là để cả 2 bên:
- Làm việc với nhau một cách tự nguyện; hợp tác giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của một người có kinh nghiệm
- Tập trung vào vấn đề, chứ không phải ai đã gây ra lỗi . Không luận tội, bới móc, hay gọi tên để cãi nhau. Mỗi bên đều phải nói rõ quan điểm của mình và xem điều đó ảnh hưởng đến họ như thế nào; Những người khác lắng nghe một cách tập trung và tôn trọng, nhất là không được ngắt ngang
- Tất cả mọi người nên cố gắng nhìn vấn đề từ các quan điểm khác, ngoài quan điểm của 2 bên
- Các bên suy nghĩ, bàn bạc để tìm ra những điểm chung, ý kiến trung hòa nhất, các phương án sáng tạo hơn….
- Mỗi bên tự nguyện làm những gì mình có thể để giải quyết mâu thuẫn.
- Việc rèn luyện sẽ giúp HS:
+ Chấp nhận sự khác nhau
+ Nhận ra những lợi ích cả hai bên + Trau dồi kỹ năng thuyết phục + Tăng khả năng lắng nghe
+ Học cách phản bác ý kiến của người khác mà không phải căng thẳng hay gây sự
+ Tạo sự tự tin trước những tình huống bạn có thể thắng
+ Nhận ra/ Chấp nhận và từ từ giải quyết sự tức giận và các trạng thái tình cảm khác
+ Giải quyết vấn đề!
- Các bước giải quyết mâu thuẫn:
+ Lắng nghe;
+ Ra quyết định chấm dứt ngay xung đột;
+ Tìm kiếm các bên liên quan tìm hiểu thông tin;
+ Tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề;
+ Lựa chọn các cách để giải quyết xung đột.
Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể và loại xung đột riêng biệt để lựa chọn chiến lược giải quyết phù hợp. Các loại chiến lược gồm: chiến lược thắng – thua (tạo cho người nào đó bị thua), chiến lược thua – thua (mỗi bên đều phải đầu hàng cái mà họ muốn), chiến lược thắng – thắng (chỉ ra vấn đề gốc rễ tạo ra xung đột).
Khi giải quyết xung đột, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
+ “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”;
+ Không cằn nhằn, nói dài và cố chấp; không hung dữ, áp chế hoặc làm mất mặt người khác;
+ Không cố dành phần thắng;
+ Cố gắng hiểu quan điểm của người khác;
+ Không nhắc lại chuyện cũ, chỉ giải quyết xung đột hiện tại;
+ Lắng nghe người khác;
+ Cố gắng bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc.
Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có người sẽ mạnh lĩnh vực này, nhưng người khác lại mạnh lĩnh vực khác. Và nhiều khi, vấn đề mà nhóm đang phải giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi các kỹ năng khác nhau. Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm.
* KN Có tinh thần trách nhiệm với công việc đƣợc giao
Không chỉ có trách nhiệm với phần công việc được giao mà bản thân mình cần có trách nhiệm với công việc của cả nhóm. Làm việc nhóm cần phối hợp với các thành viên khác để hiệu quả công việc đạt cao nhất và đúng tiến độ. Nhưng nếu thiếu đi sự
trách nhiệm, nếu bạn ỷ lại hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể. Khi đó, chỉ 1 cá nhân có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ của tất cả mọi người.
Giao tiếp trong làm việc nhóm không hề khó, nhưng làm thế nào giúp mọi người phát huy thế mạnh của từng cá nhân để đóng góp hiệu quả nhất cho công việc chung lại là điều không phải ai cũng làm được. Nếu bạn thực sự nắm được những kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong làm việc nhóm, bạn sẽ ngạc nhiên với những bước tiến mà bạn đạt được trong công tác xây dựng phong cách làm việc nhóm chuyên nghiệp.
* KN tôn trọng nhau:
Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên trong nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau là động lực lớn nhất để nhóm phát huy được thế mạnh của mỗi người, đóng góp hiệu quả nhất cho công việc chung. Bởi khi thành viên đó thấy được ý kiến của mình được tôn trọng, họ sẽ cố gắng hơn trong công việc và thấy giá trị của bản thân được nâng cao.
* Kỹ năng xây dựng niềm tin :
Khi làm việc nhóm HS cần bỏ qua hết sự ích kỷ cá nhân, không chấp nhất những chuyện nhỏ, tỵ nạnh với bạn của mình, trách va chạm, mâu thuẫn… Hãy thẳng thắn nêu quan điểm cá nhân của bản thân mình, góp ý cho bạn sửa đổi. Có như thế, người khác hay chính bản thân mình mới nhận biết được những lỗi lầm cần sửa chữa.
Tránh việc nói xấu, tỵ nạnh sẽ làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết của cả nhóm. Đây là kỹ năng tránh đi sự mặc cảm nhất là đối tượng học sinh có khó khăn về học.
* KN Động viên khen ngợi người khác một cách thật lòng
Đừng tiết kiệm những lời khen với cố gắng và nỗ lực của các thành viên trong nhóm. Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào cũng đều khiến cho các thành viên cảm thấy công sức của mình được trân trọng, cởi mở hơn trong việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như cuộc sống.