CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC TRONG MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4
4.2. Các biện pháp sƣ phạm
4.2.8. Đánh giá thường xuyên kết quả HT của nhóm và NLHT của học sinh
- Giúp HS đánh giá kết quả HT nhóm, kiến thức, kĩ năng, thái độ khi tham gia HT nhóm của bản thân và của các thành viên khác trog nhóm. Từ đó, rút kinh nghiệm để phát triển NLHT của mình.
4.2.8.2. Nội dung của biện pháp
Khi hoạt động đã hoàn thành, giáo viên phải yêu cầu học sinh tự đánh giá những đóng góp của mình cũng như của những thành viên khác trong nhóm, để có những điều chỉnh cần thiết cho các hoạt động tiếp theo. Cuối cùng, GV đánh giá chính xác về sự thể hiện của mỗi học sinh, đóng góp của mỗi cá nhân cũng như hoạt động chung của cả nhóm. GV cần phải đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo một chiến lược dạy học lạc quan - đó là nhấn mạnh vào mặt thành công của học sinh. Việc nghiêm túc trong giảng dạy và đặt ra yêu cầu cao với học sinh không có nghĩa là chúng ta phải khắt khe trong đánh giá. Một trong những nguyên nhân khiến học sinh không thích học là do cách đánh giá bằng lời và nhận xét của GV không thỏa đáng.
Để đánh giá HS thì ta có thể đánh giá kiến thức mà HS thu nhận được, các kĩ năng và thái độ mà HS đạt được trong quá trình thực hiện các hoạt động trong nhóm học tập.
- Đánh giá kiến thức HS thu nhận được: Đảm bảo tính đúng đắn, chính xác, không gây những hiểu biết sai lệch.
- Đánh giá về thái độ học tập và hoạt động trong nhóm: trước hết là thái độ nghiêm túc trong quá trình thực hiện kế hoạch của nhóm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Trong kiểm tra, đánh giá các hoạt động cần quan tâm đánh giá kỹ năng giao tiếp của HS: kỹ năng nói; kỹ năng nghe; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi, nói lời từ chối vv...
Ngoài ra, trong đánh giá HS khi tổ chức DHHT, GV nên chú ý đánh giá HS về một số mặt sau:
- Sự hứng thú với các công việc được giao - Sự tham gia nhiệt tình trong các hoạt động - Trách nhiệm của người học trong nhóm học tập
GV cần đánh giá sản phẩm của nhóm - cả kết quả cuối cùng và hành vi hợp tác.
Đồng thời GV cũng phải đánh giá sự đóng góp của từng thành viên với thành quả cuối cùng của cả đội.
Để đảm bảo được mục đích, yêu cầu và nội dung của đánh giá trong DHHT thì GV cần phải kết hợp các phương pháp đánh giá sau:
- Định tính: Quan sát hành vi của HS, ghi chép bằng sổ theo dõi (thời điểm, quá trình học tập).
- Định lượng: Đánh giá sản phẩm của nhóm.
- Kết hợp tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
* Một số hình thức tổ chức đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực HT cho HS
- Tổ chức đánh giá thông qua bài kiểm tra Các bước tiến hành như sau:
+ HS chuẩn bị cho bài kiểm tra theo các nhóm học tập thông qua những câu hỏi ôn tập cho trước. Nhiệm vụ của HS là trao đổi từng câu hỏi ôn tập và đi đến thống nhất câu trả lời. Mục tiêu là để đảm bảo các thành viên trong nhóm nắm bắt được đáp án một cách chính xác.
+ Mỗi HS tự làm bài kiểm tra riêng. Sau đó, HS trình bày trước nhóm để tìm câu trả lời chính xác nhất. Như vậy, mọi thành viên của nhóm sẽ nắm được kiến thức và cách giải quyết các bài tập trong bài kiểm tra.
+ GV sửa bài, đánh giá sản phẩm của nhóm. HS lắng nghe, tự đánh giá bài làm của mình và đối chiếu kết quả đánh giá của GV.
- Tổ chức đánh giá thông qua thuyết trình, trình bày báo cáo
Trình bày kết quả thảo luận bằng lời không chỉ là một cách đánh giá nhanh, hiệu quả quá trình hợp tác của HS mà còn góp phần phát triển kĩ năng thuyết trình trước đám đông, rèn luyện bản lĩnh tự tin, chủ động của các em. Các bước tiến hành như sau:
+ Phân chia HS trong lớp vào các nhóm. Đưa ra yêu cầu, đề bài cho từng nhóm.
Quy định thời gian và tài liệu được sử dụng (nếu cần) để HS thảo luận.
+ Trong quá trình HS làm việc nhóm, GV quan sát, đến từng nhóm để hướng dẫn, giúp đỡ nếu các nhóm gặp khó khăn trong khi thảo luận.
+ Hết thời gian, khi nghe hiệu lệnh hết giờ, HS tự di chuyển về vị trí chỗ ngồi của mình.
+ GV chỉ định HS bất kì trong các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
+ Sau khi HS trình bày xong, các thành viên sẽ đánh giá và nộp phiếu đánh giá.
+ Các thành viên trong nhóm cùng xem các phiếu đánh giá và thống nhất kết quả đánh giá. Thư kí chịu trách nhiệm ghi chép lại kết quả đánh giá và nộp về GV.
Tiểu kết chương 4
1. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện KN HTHT cho HS, chúng tôi đề xuất 4 biện pháp rèn KN HTHT cho HS .
2. Các biện pháp đều được xây dựng có kế thừa chọn lọc tư tưởng của các nhà nghiên cứu đi trước, thể hiện rõ sự đổi mới theo hướng lấy HS làm trung tâm trong quá trình dạy học.
3. Để thực hiện rèn luyện KN HTHTcho HS có hiệu quả chúng tôi thấy GV cần phối hợp đồng bộ các biện pháp dựa trên các điều kiện về cơ sở vật chất, nội dung chương trình, bài học, KN HTHT hiện có của HS để vận dụng cho phù hợp.