CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC TRONG MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4
4.2. Các biện pháp sƣ phạm
4.2.3. Xây dựng các tình huống học tập hợp tác ở môn Toán cho HS lớp 4
4.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Khi thiết kế bài học có nội dung HT, giáo viên cần nghiên cứu chương trình SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu bài học,… nhằm tăng cường hoạt động giao tiếp, tự nhận thức, xử lý tính huống, giải quyết vấn đề vv... để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. Tuỳ từng đối tượng HS mà GV có những mục tiêu phát triển năng lực hợp tác phù hợp, xác định kiến thức cơ bản của bài học và nội dung phát triển năng lực hợp tác.
GV cần căn cứ vào chương trình, kế hoạch dạy học, nội dung môn học GV lựa chọn bài dạy có ưu thế trong việc thiết kế các nhiệm vụ HT cho HS. Muốn thực hiện được điều này, GV cần :
- Phải đảm bảo mục tiêu kép đó là mục tiêu của bài học và mục tiêu phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học.
- Xác đinh rõ những năng lực hợp tác nào cần phải rèn luyện cho học sinh trong giờ học, cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
- GV cần cụ thể hóa mục tiêu nội dung phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua nội dung, kế hoạch bài học, thông qua từng hoạt động của bài học và từng khâu trong tiến trình bài học ở mỗi giờ học cho từng đối tượng HS, tích hợp với mục tiêu của việc dạy học các kiến thức, kĩ năng của môn Toán, không tách rời, biệt lập.
- Xây dựng quá trình phát triển năng lực hợp tác cho học sinh sao cho linh hoạt, mềm dẻo, học sinh dễ tiếp cận và tiếp thu nội dung GD, bao gồm cả kiến thức bài học và nội dung phát triển năng lực cho HS.
Việc tạo lập một môi trường học hỏi thân thiện, tích cực, thúc đẩy việc chia sẻ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh vv.. là biện pháp hữu hiệu để phát triển năng lực hợp tác cho HS. GV cần lựa chọn, thiết kế nội dung hoạt động nhóm trên nguyên tắc dựa vào người học và hoạt động của người học. Thiết kế các hoạt động của người học là trọng tâm và điểm quyết định chất lượng của thiết kế bài học. Từ hoạt động của người học mới dự kiến cách thức hoạt động của người dạy.
Hoạt động của người học gồm các kiểu: Các hoạt động tìm tòi – phát hiện; các hoạt
động xử lí, biến đổi và phát triển sự kiện, vấn đề; các hoạt động ứng dụng, củng cố;
các hoạt động đánh giá và điều chỉnh.
Các hoạt động nhóm phải được thiết kế sao cho các cá nhân thể hiện được trách nhiệm của mình đối với công việc được giao. Khối lượng công việc phải tương ứng với số lượng thành viên của nhóm. GV cần bao quát lớp để chắc chắn rằng không có tình trạng học sinh ỷ lại vào kết quả hoạt động của các bạn khác trong nhóm. Muốn được như vậy, GV cần khơi gợi ở HS niềm hứng thú say mê học tập, giúp các em tìm thấy động lực và nhu cầu học tập. Có như vậy thì hoạt động học tập hợp tác mới mang lại hiệu quả cao nhất.
Vì thế việc thiết kế nội dung hoạt động nhóm cần chú ý:
- Tạo ra những tình huống có vấn đề. Vấn đề đó phải là vấn đề mà HS quan tâm, từ đó nảy sinh nhu cầu hợp tác, trao đổi, thảo luận để cùng nhau giải quyết vấn đề.
- Có thể thiết kế dưới dạng trò chơi hoặc mang yếu tố vui chơi.
- Đối với những bài học có nhiều nội dung, GV có thể tích hợp phát triển năng lực hợp tác cho HS thông qua các phiếu bài tập, phiếu giao việc. Khi có nhiều công việc trong phiếu giao việc thì HS sẽ càng có nhiều nhu cầu hợp tác với nhau để hoàn thành công việc.
- Toán học hóa những tình huống thực tế và thực tế hóa các vấn đề Toán học để tạo hứng thú ngay từ đầu khi HS thâm nhập vấn đề. Khi HS có kiến thức và những kỹ năng nhất định của phần nội dung nào đó thì có thể nhóm HS này sẽ tự ra đề toán cho nhóm kia thực hiện giải bài toán đó và tất nhiên nội dung của nó sẽ gắn liền với thực tiễn đời sống của các em. Rõ ràng làm như vậy các em rất hứng thú và qua đó ngoài việc ôn luyện kiến thức còn rèn được nhiều kĩ năng cần thiết (sử dụng tiếng Việt, Toán học hóa những tình huống thực tế, kĩ năng giao tiếp...) mà hợp tác nhóm chiếm ưu thế.
Việc xác định nội dung cho hoạt động hợp tác nhóm nhưng cần đảm bảo:
- Nội dung vấn đề phải rõ ràng, cụ thể, có tính gợi mở, không gò bó, có độ khó, phức tạp nhất định đối với cá nhân có năng lực, nhưng vừa sức đối với sự hợp tác của nhóm và đòi hỏi phải phát huy cao độ tính tương trợ, phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên, sao cho nhóm học sinh phải cùng hợp tác với nhau mới có thể giải quyết được. Đồng thời phù hợp với thời gian, không gian và kế hoạch học tập.
- Nội dung của hoạt động nhóm cần được viết rõ ràng trong phiếu học tập hoặc viết bảng nhóm. Các phiếu được biên soạn đơn giản, nêu rõ yêu cầu, có tính trực quan cao, không rườm rà, gây khó hiểu, mất thời gian.
- GV phải xác định được đồng nhất hay khác nhau giữa các nhóm và dự kiến các tiêu chí đánh giá để đảm bảo tính công bằng, khách quan và tạo động lực cho các nhóm hợp tác hoạt động.
- Xác định thời gian duy trì nhóm: Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của GV quy xác định thời gian tồn tại của nhóm.
* Minh hoạ việc thực hành phát triển NLHT cho HS trong một số tình huống dạy học.
Dạy học bài mới
Tiết: Tính chất kết hợp của phép cộng; SGK Toán 4 trang 45 1. Mục tiêu : Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
2. Chuẩn bị : - GV : lựa chọn nội dung HHT, phiếu HT, bảng nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP
Tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) trong bảng sau :
a b c (a + b) + c a + (b + c)
5 4 6 (5 + 4) + 6 = 9 + 6 = 15 5 + (4 + 6) = 5 + 10 = 15
35 15 20
28 49 51
(a + b) + c ….. a + (b + c) 3. Nội dung hoạt động :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS NLHT được phát triển - GV yêu cầu HS hoạt
động nhóm 4 làm bài vào phiếu.
- GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm về kiến thức cần tìm hiểu cũng như các năng lực hợp tác.
- HS hai bàn quay mặt lại cùng nhau
- HS trong nhóm phân công mỗi em tính một biểu thức với các giá trị tương ứng, sau đó kiểm tra chéo trong nhóm,
*Kiến thức :
- Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong hoạt động chung của nhóm.
*Kĩ năng :
- KN di chuyển nhóm, phân công, tiếp nhận
- GV gọi 1 nhóm bất kì lên bảng trình bày kết quả thảo luận
- GV yêu cầu HS nhóm khác nhận xét bài làm của nhóm bạn.
- GV nhận xét, đánh giá về kết quả thảo luận, bên cạnh đó, cũng nhận xét về kĩ năng, thái độ làm việc của các nhóm.
thảo luận để rút ra kết luận. Phân công rõ ràng sẽ làm cho HS nảy sinh nhu cầu học tập, ai cũng có trách nhiệm cùng hợp tác để đi đến kết luận chung.
- Nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả của nhóm.
- HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm để phts triển các năng lực hợp tác của bản thân
nhiệm vụ.
- KN lắng nghe, động viên, hỗ trợ, thảo luận thống nhất ý kiến, xây dựng bầu không khí tin tưởng, chia sẻ, giải quyết các quan hệ trong HT…
- KN đảm nhận nhiệm vụ khác nhau trong nhóm.
- KN lắng nghe, khuyến khích bạn trình bày
- KN điều chỉnh hành vi.
*Thái độ :
- Tôn trọng các thành viên trong nhóm.
- Có thái độ nghiêm túc khi thực hiện nhiệm vụ của bản thân.
- Khơi gợi hứng thú học tập, hợp tác và thêm yêu bạn bè.
Luyện tập thực hành.
Tiết: So sánh các số có nhiều chữ số (Bài 1 trang 13).
1. Mục tiêu : Biết thực hành so sánh các số có nhiều chữ số.
2. Chuẩn bị : - GV : lựa chọn nội dung HHT, phiếu HT, bảng nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP Em hãy điền dấu >,<,= sao cho thích hợp:
9999 … 10 000 99 999 … 100 000 726 585 … 557 652
653 211 … 653 211 43 256 … 432 510 845 713 … 854 713 3. Nội dung hoạt động :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS NLHT được phát triển - GV yêu cầu HS hoạt
động nhóm 6 làm bài vào phiếu.
- GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm về kiến thức cần tìm hiểu cũng như các năng lực hợp tác.
- GV gọi 1 nhóm bất kì lên bảng trình bày kết quả thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá về kết quả thảo luận, bên cạnh đó, cũng nhận xét về kĩ năng, thái độ làm việc của các nhóm.
- HS di chuyển đến vị trí của nhóm.
- HS trong nhóm phân công nhóm trưởng, thư kí.
Nhóm trưởng yêu cầu từng HS điền dấu và nói với bạn cách so sánh.
- HS trong nhóm lắng nghe, nhận xét hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.
- Nhóm cứ đại diện lên trình bày kết quả của nhóm.
- HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
*Kiến thức :
- Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong hoạt động chung của nhóm.
*Kĩ năng :
- KN đảm nhận nhiệm vụ khác nhau trong nhóm.
- KN lắng nghe, động vên, hỗ trợ.
- KN điều chỉnh hành vi.
*Thái độ :
- Có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công.
- Có thái độ nghiêm túc khi thực hiện nhiệm vụ của bản thân.
- Khơi gợi hứng thú học tập, hợp tác và thêm yêu bạn bè.
Tiết: Mét vuông (Bài 4 trang 65)
1. Mục tiêu : Tính được diện tích miếng bìa
2. Chuẩn bị : - GV : lựa chọn nội dung HHT, phiếu HT, bảng nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP
Tính diện tích miếng bìa có các kích thước theo hình vẽ dưới đây :
3. Nội dung hoạt động :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS NLHT được phát triển - GV yêu cầu HS hoạt
động nhóm 4 làm bài vào phiếu.
- GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm về kiến thức cũng như các KN HHT.
- GV gọi 1 nhóm bất kì
- HS hai bàn quay mặt lại cùng nhau
- HS trong nhóm phân công nhóm trưởng, thư kí.
- Nhóm trưởng yêu cầu từng HS đề xuất cách chia miếng bìa thành các phần nhỏ là các hình đã học.
- HS trong nhóm lắng nghe, nhận xét thống nhất cách chia.
- HS phân công nhiệm vụ cho các thành viên tính diện tích từng phần và cả miếng bìa.
- Nhóm cử đại diện lên
*Kiến thức :
- Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong hoạt động chung của nhóm.
*Kĩ năng :
- KN đảm nhận nhiệm vụ khác nhau trong nhóm.
- KN lắng nghe, trình bày, thảo luận, thương lượng, thống nhất, xây dựng bầu không khí lí tưởng.
- KN xác định vai trò của cá nhân trong nhóm
- KN điều chỉnh hành vi.
lên bảng trình bày kết quả thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá về kết quả thảo luận, bên cạnh đó, cũng nhận xét về kĩ năng, thái độ làm việc của các nhóm.
trình bày kết quả của nhóm.
- HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
*Thái độ :
- Có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công.
- Tích cực trao đổi để tìm ra cách giải hay nhất.
- Khơi gợi hứng thú học tập, hợp tác và thêm yêu bạn bè.
* Một số nội dung phù hợp để phát triển năng lực HT cho HS trong giờ học Toán
TIẾT NỘI DUNG HỌC HỢP TÁC
BÀI MỚI Tìm hai số khi
biết tổng và hiệu của hai số
đó. (Cũng có thể thiết kế tương tự với các bài Tìm số
trung bình cộng, Tìm hai số khi biết tổng
(hiệu) và tỉ số của hai số
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM
Đọc bài toán, thảo luận nhóm 4 trong 4 phút, tóm tắt bài toán bằng sơ đồ và điền tiếp vào chỗ trống trong bài giải cho thích hợp.
Bài toán: Tổng của hai số là 50, hiệu của hai số đó là 10. Tìm hai số đó.
Tóm tắt: ………..
………..
Cách 1: Bài giải
Hai lần số bé là: ……….
Số bé là:………..
Số lớn là:……….
Đáp số:…………..
Cách 2: Bài giải
Hai lần số lớn là: ………
Số lớn là:……….
Số bé là:………..
Đáp số:………
Diện tích hình bình hành.
HS hoạt động nhóm sử dụng kéo, giấy cắt, ghép hình bình hành thành hình đã học, dựa vào hình đã học để tính diện tích.
Phân số và phép chia số tự nhiên.
HS thảo luận cách chia đều 3 cái bánh cho 4 em.
Phân số và phép chia số tự nhiên
HS thảo luận cách chia đều 5 quả cam cho 4 người.
(tiếp theo).
Phân số bằng nhau
Lấy 2 băng giấy bằng nhau . HS trong nhóm cùng nhau thực hành chia và tô màu 3/4 băng giấy thứ nhất; chia và tô màu 6/8 băng giấy thứ hai; so sánh phần tô màu của hai băng giấy để so sánh hai phân số chỉ số phần đã tô màu.
Quy đồng mẫu số các phân số
HS thảo luận nhóm 4 tìm hai phân số có cùng mẫu số, trong đó một phân số bằng 1/3, một phân số bằng 2/5.
So sánh hai phân số có cùng mẫu
số
Lấy 2 băng giấy bằng nhau. HS trong nhóm cùng nhau thực hành chia và tô màu 1/4 băng giấy thứ nhất; chia và tô màu 3/4 băng giấy thứ hai; so sánh phần tô màu của hai băng giấy để so sánh hai phân số chỉ số phần đã tô màu, từ đó rút ra cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
So sánh hai phân số có khác mẫu
số
Lấy 2 băng giấy bằng nhau. HS trong nhóm cùng nhau thực hành chia và tô màu 2/3 băng giấy thứ nhất; chia và tô màu 3/4 băng giấy thứ hai; so sánh phần tô màu của hai băng giấy để so sánh hai phân số chỉ số phần đã tô màu. Tiếp tục thảo luận cách so sánh hai phân số chỉ số phần đã tô màu bằng cách vận dụng kiến thức đã học (quy đồng, so sánh hai phân số cùng mẫu số).
Phép cộng phân số
Lấy 1 băng giấy. HS trong nhóm cùng nhau thực hành chia băng giấy làm 8 phần bằng nhau.
- Tô màu 3/8 băng giấy.
- Tiếp tục tô màu 2/8 băng giấy.
- Tính xem đã tô màu bao nhiêu phần của băng giấy - Rút ra cách cộng hai phân số cùng mẫu số.
Phép nhân phân số
Tìm diện tích hình chữ nhật có chiều dài 4/5m, chiều rộng 2/3m.
HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
- Để tính diện tích hình chữ nhật ta phải thực hiện phép nhân:
...
- Hình vuông có diện tích là ………….
- Hình vuông được chia thành …….. ô vuông bằng nhau - Diện tích mỗi ô vuông bằng …… m2.
- Hình chữ nhật (phần tô màu ) chiếm …… ô.
- Diện tích hình chữ nhật bằng ……. m2.
- Kết quả phép nhân tính diện tích hình chữ nhật :
……….. = …………
Diện tích hình thoi.
Mỗi nhóm chuẩn bị hai hình thoi bằng nhau có độ dài đường chéo AC = m, độ dài đường chéo AC = m, độ dài đường chéo BD = n.
Cắt một hình thoi thành các phần và ghép lại để được một hình chữ nhật. Tính diện tích hình chữ nhật với hai số đo m, n. So sánh diện tích hình chữ nhật và diện tích hình thoi, từ đó thảo luận cách tính diện tích hình thoi.
LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
Vẽ hai đường thẳng song song
Bài 2 trang 53 :
- HS thảo luận thống nhất cách vẽ và vẽ hình.
- HS chỉ và nêu tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ADCB cho các bạn trong nhóm nghe.
Tính chất giao hoán của phép
nhân
Bài 3 trang 58
- HS làm việc nhóm thảo luận tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau. (HS nêu các cách làm khác nhau và thống nhất lựa chọn cách nhanh nhất)
- Phân công nhiệm vụ cho các cá nhân để hoàn thành bài.
Luyện tập Bài 5 trang 111
- HS thảo luận cách làm của mẫu, viết phân số thích hợp vào chỗ trống rồi nói cho bạn nghe tại sao lại viết phân số đó.