Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 23 - 29)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn

1.1.2. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Khái niệm QLNN đƣợc hiểu theo 2 nghĩa rộng, hẹp khác nhau.

Theo nghĩa rộng, QLNN là hoạt động của cả bộ máy Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tƣ pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước. Đó là sự tác động của chủ thể mang tính quyền lực Nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước. Theo đó, QLNN là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước. Đó là hoạt động của cả bộ máy Nhà nước, để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, đƣợc thể hiện thể chế hóa thành pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm mục đích ổn định xã hội và phát triển đất nước.

Theo nghĩa hẹp, QLNN là hoạt động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước của các cơ quan hành chính Nhà nước để triển khai thực hiện pháp luật, điều chỉnh các quá trình xã hội, hành vi của cá nhân, tổ chức trong xã hội,

nhằm giữ gìn trật tự xã hội, phát triển KT – XH theo các mục tiêu của Nhà nước. Theo đó, QLNN là hoạt động chấp hành và điều hành, nhằm điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân, tổ chức trong xã hội theo pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu mà Nhà nước đã đặt ra.

Trong phạm vi của đề tài này, khái niệm QLNN đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp nói trên.

Quản lý nhà nước có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, QLNN lệ thuộc vào chính trị

Chính trị là nền tảng của xã hội, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, trong đó vấn đề cốt lõi là giành, giữ chính quyền Nhà nước. Hoạt động QLNN lệ thuộc vào chính trị là phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải thực hiện các mục tiêu chính trị, quyết sách chính trị của Đảng, đưa mọi chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống.

Thứ hai, QLNN mang tính quyền lực nhà nước (tính pháp quyền)

QLNN là chức năng cơ bản của các cơ quan công quyền, tức là các cơ quan được Nhà nước trao cho quyền lực nhà nước trong một phạm vi nhất định và đƣợc sử dụng quyền lực đó nhƣ là công cụ để làm việc. Theo đó, QLNN bao gồm các hoạt động: ban hành hệ thống quy phạm pháp luật (bao gồm: quy phạm pháp luật, quy phạm pháp luật dưới luật, chính sách và các quy định khác); tổ chức thực hiện pháp luật và các quy định khác của Nhà nước; thực hiện các biện pháp cưỡng chế và xử lý các vi phạm để bảo đảm pháp luật và các quy định của Nhà nước được tôn trọng, được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm minh và có hiệu quả.

Thứ ba, QLNN có tính pháp lý

Mọi hoạt động QLNN đều đƣợc pháp luật quy định, đƣợc bảo đảm bằng pháp luật và đƣợc pháp luật bảo vệ, đồng thời phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ bốn, QLNN có tính thứ bậc

QLNN đƣợc tổ chức thành hệ thống có tính thứ bậc chặt chẽ, thể hiện qua mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới hoặc giữa thủ trưởng và nhân viên, trong đó: cấp dưới phải phục tùng cấp trên, phải chịu sự kiểm tra, giám sát và đánh giá của cấp trên.

Thứ năm, QLNN là hoạt động có tính chuyên nghiệp

Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan của Nhà nước phải được trang bị các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ thích hợp với vị trí công tác và yêu cầu của công việc, để thực hiện tốt công vụ, nhiệm vụ đƣợc giao. Cán bộ, công chức tham gia lãnh đạo, quản lý phải đƣợc trang bị các kiến thức chuyên môn về quản lý hành chính nhà nước và nghiệp vụ quản lý và thừa hành công vụ, thích hợp với lĩnh vực, phạm vi công việc đƣợc giao.

Thứ sáu, QLNN có tính phi lợi nhuận

QLNN là hoạt động chấp hành pháp luật, điều hành và quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, hướng tới mục tiêu phục vụ xã hội và người dân, nhƣng không có mục tiêu lợi nhuận.

QLNN bao quát mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, an ninh, quốc phòng, đến kinh tế, văn hóa và các vấn đề xã hội, bao gồm các nội dung cụ thể sau:

Một là, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý và điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, nhằm giữ cho xã hội ổn định và từng bước phát triển.

Hai là, đề ra và tổ chức thực hiện các chính sách KT – XH để giải quyết những vấn đề nẩy sinh trong đời sống xã hội, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quản lý, nhằm thúc đẩy sự phát triển, khuyến khích, động viên các tầng lớp nhân dân phát huy tiềm năng của mình để tự phát triển và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.

Ba là, tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nhằm đưa đường lối, pháp luật vào đời sống, thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển KT – XH trong từng thời kỳ.

Bốn là, đầu tƣ và thu hút các nguồn đầu tƣ để phát triển kinh tế, giữ vững quốc phòng, an ninh và phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cung cấp các dịch vụ công cộng, các hàng hóa dùng chung, quản lý việc cung cấp các dịch vụ, phục vụ nhu cầu của người dân và sự phát triển KT – XH của đất nước.

Năm là, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm trong phạm vi thẩm quyền, đánh giá kết quả thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước.

1.1.2.2. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề

Hệ thống giáo dục quốc dân trong đó có ĐTN, quản lý ĐTN chịu sự chi phối của các quy luật xã hội và tác động của quản lý xã hội. QLNN về ĐTN đƣợc hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến các đối tƣợng quản lý trong lĩnh vực hoạt động ĐTN. Đó là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp với sự phát triển của xã hội nhằm góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Nó còn đƣợc hiểu là hoạt động điều hành, phối hợp của các chủ thể QLNN, nhằm đẩy mạnh hoạt động ĐTN theo yêu cầu phát triển xã hội.

QLNN về ĐTN có những đặc trƣng chủ yếu sau đây:

Sản phẩm ĐTN có tính đặc thù nên QLNN về ĐTN phải tránh sự rập khuôn, máy móc khi tạo ra sản phẩm cũng nhƣ không đƣợc phép tạo ra phế phẩm.

QLNN về ĐTN và quản lý cơ sở ĐTN phải chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm lao động sƣ phạm so với đặc điểm lao động xã hội nói chung.

Trong quản lý ĐTN các hoạt động quản lý hành chính nhà nước và quản lý sự nghiệp chuyên môn đan xen nhau, thâm nhập lẫn nhau không thể tách rời, tạo thành hoạt động thống nhất. QLNN về ĐTN đòi hỏi yêu cầu cao về tính toàn diện, tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển.

Luật dạy nghề đã quy định các cơ quan có thẩm quyền QLNN về ĐTN nhƣ sau: “Chính phủ thống nhất QLNN về ĐTN; cơ quan QLNN về dạy nghề ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc QLNN về dạy nghề; Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với cơ quan QLNN về dạy nghề ở trung ƣơng thực hiện việc thống nhất QLNN về dạy nghề theo thẩm quyền; UBND các cấp chịu trách nhiệm thực hiện QLNN về dạy nghề theo phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đầu tƣ phát triển dạy nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương”[39].

Bên cạnh đó, Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 có quy định: “Bộ Lao động – TB&XH là cơ quan QLNN về dạy nghề ở trung ƣơng, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về dạy nghề theo quy định của Luật Dạy nghề” [21].

Theo đó, các cơ quan QLNN về ĐTN bao gồm:

- Chính phủ thống nhất quản lý về ĐTN trên phạm vi cả nước;

- Bộ Lao động – TB&XH (cơ quan QLNN về ĐTN ở Trung ƣơng) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về ĐTN trên phạm vi cả nước;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Lao động - TB&XH để thực hiện việc QLNN về ĐTN theo thẩm quyền;

- UBND các cấp chịu trách nhiệm thực hiện QLNN về ĐTN theo phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đầu tƣ phát triển ĐTN đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương.

Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ đã quy định rõ các yêu cầu của QLNN về ĐTN nhƣ sau: “Bảo đảm tính thống nhất và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về dạy nghề; phân cấp QLNN về dạy nghề phải bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết để thực hiện đƣợc các nhiệm vụ đƣợc giao; xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các bộ, của UBND các cấp đối với lĩnh vực dạy nghề, đồng thời bảo đảm tính chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý dạy nghề các cấp trong việc quyết định và thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công, phân cấp”.

Theo đó, các yêu cầu của QLNN về ĐTN, là:

- Bảo đảm tính thống nhất của QLNN về ĐTN;

- Bảo đảm và thường xuyên nâng cao hiệu lực, hiệu quả của QLNN về ĐTN;

- Thực hiện việc phân cấp QLNN về ĐTN, bảo đảm các nguồn lực tài chính, nhân sự và điều kiện cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp;

- Quy định rõ thẩm quyền và các nhiệm vụ cụ thể về ĐTN cho các bộ, ngành, địa phương, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc quyết định và thực hiện các nhiệm vụ ĐTN theo phân cấp.

1.1.2.3. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn QLNN về ĐTN cho LĐNT là sự tác động có tổ chức và điều hành bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động ĐTN cho LĐNT, do các cơ quan quản lý ĐTN của Nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện

chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp ĐTN cho LĐNT, duy trì trật tự, kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu được ĐTN của LĐNT và thực hiện các mục tiêu phát triển sự nghiệp ĐTN của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

QLNN về ĐTN cho LĐNT là hoạt động quản lý của cơ quan quyền lực, của bộ máy quản lý ĐTN từ trung ương đến địa phương đối với các cơ sở ĐTN nhằm hỗ trợ LĐNT học nghề, đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho thị trường lao động.

- Chủ thể QLNN về ĐTN cho LĐNT là Nhà nước với hệ thống các cơ quan quyền lực của nó mà trực tiếp là Chính phủ và hệ thống bộ máy QLNN từ trung ương đến địa phương.

- Khách thể QLNN về ĐTN cho LĐNT là hệ thống các cơ sở đào tạo và LĐNT tham gia vào quá trình ĐTN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)