CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
3.2.4. Tăng hỗ trợ nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất từ ngân sách của tỉnh, Trung ƣơng và huy động xã hội hóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Tăng cường hỗ trợ nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất từ ngân sách của tỉnh, Trung ƣơng
Cần nhận thức rằng đầu tƣ cho giáo dục – đào tạo nói chung, ĐTN cho LĐNT nói riêng là đầu tƣ cho phát triển. Trong thời gian tới cần nâng tỷ lệ chi từ ngân sách Nhà nước cho ĐTN nhằm từng bước đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phục vụ giảng dạy cho các cơ sở ĐTN theo hướng phù hợp với thực tế sản xuất của doanh nghiệp, yêu cầu của thị trường lao động. Việc đầu tƣ cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị phải đảm bảo phù hợp với quy mô, ngành nghề đào tạo, đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng và theo hướng tiên tiến, hiện đại.
Mặc dù hiện nay ngân sách Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong đầu tƣ phát triển ĐTN, nhƣng nguồn lực ngân sách là có giới hạn, cho nên việc đầu tƣ cần tập trung vào các cơ sở ĐTN, ngành nghề trọng điểm và các vùng còn nhiều khó khăn, ƣu tiên đầu tƣ đào tạo những ngành nghề phục vụ nhu
cầu thị trường lao động tại địa phương. Song song với việc đó, cần thực hiện đổi mới cơ chế quản lý về tài chính theo hướng phân cấp quản lý, trao quyền chủ động về tài chính và thực hiện chế độ công khai, minh bạch về tài chính.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có giải pháp để huy động sự đóng góp của người học nghề thông qua học phí, có chính sách huy động sự đóng góp từ phía doanh nghiệp, người sử dụng LĐNT đã qua ĐTN; huy động sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội nhằm phát triển sự nghiệp ĐTN cho LĐNT.
Huy động XHH đào tạo nghề cho lao động nông thôn
XHH ĐTN là chủ trương của Đảng và Nhà nước để vận động các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và ĐTN. Phát triển rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc các cá nhân tiến hành trong khuôn khổ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội; phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và ĐTN phát triển nhanh hơn, có chất lƣợng cao hơn. Thực hiện công bằng và bình đẳng về cơ hội hưởng thụ, góp phần làm cho mọi người, mọi thành phần xã hội có cơ hội học nghề thường xuyên, liên tục, suốt đời với những mục đích, yêu cầu và hình thức khác nhau.
XHH ĐTN là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước. Khái niệm XHH được dùng trong nhiều lĩnh vực với nhiều ý nghĩa. XHH ĐTN là việc huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia vào lĩnh vực ĐTN để hình thành nền giáo dục nghề nghiệp trong xã hội. XHH ĐTN giúp huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác ĐTN của tỉnh Kiên Giang.
Thực hiện chính sách khuyến khích XHH hoạt động ĐTN theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Thông tư 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 401/QĐ-UBND về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2020, đẩy mạnh XHH trong công tác ĐTN cho người lao động trong tỉnh.
Hiện nay, số lƣợng các cơ sở ĐTN trên địa bàn tỉnh còn ít, quy mô còn nhỏ, năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên còn thiếu.
Nhân lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tổng đầu tƣ cho ĐTN, chƣa huy động đƣợc hết tiềm năng của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực ĐTN. Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển KT – XH của tỉnh trong thời gian tới cần phải tăng cường nguồn lực đầu tư cho ĐTN và XHH là một chủ trương đúng đắn và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Để có thể huy động XHH ĐTN cho LĐNT, cần có một số giải pháp sau:
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách XHH ĐTN đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, địa phương, các doanh nghiệp, các cơ sở ĐTN công lập, ngoài công lập và toàn xã hội để có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ, từ đó thu hút ngày càng nhiều lực lƣợng xã hội tham gia vào sự nghiệp XHH ĐTN, thu hút đƣợc nhiều nguồn lực tham gia vào công tác ĐTN.
- Không ngừng hoàn thiện các chính sách, pháp luật, nhất là các thủ tục hành chính, theo hướng đơn giản, tiện lợi và hỗ trợ tích cực cho các cơ sở ĐTN tƣ thục từ khi bắt đầu thành lập cũng nhƣ trong quá trình hoạt động.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách về đất đai, tín dụng, thuế, hỗ trợ đầu tƣ nhằm khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào ĐTN nhƣ thành lập cơ sở ĐTN tại doanh nghiệp, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo, tham gia vào việc biên soạn, thẩm định các chương trình đào tạo và thu nhận lao động sau khi đào tạo.
- Nhà nước cần xây dựng chính sách hỗ trợ, đầu tư cho các cơ sở đào tạo không phân biệt công lập hay tƣ thục khi mở các ngành đào tạo nặng nhọc, độc hại, các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, ngành nghề trọng điểm phục vụ phát triển KT – XH của tỉnh, ĐTN cho LĐNT.
- Các chính sách về miễn, giảm học phí hay các chế độ chính sách dành cho học viên cần được thực hiện bình đẳng cho người học không phân biệt công lập hay tƣ thục.
- Nhà nước tiến hành đặt hàng đào tạo đối với các cơ sở ĐTN tư thục đã đƣợc kiểm định chất lƣợng.