Điều tra khảo sát nhu cầu và quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang

2.3.3. Điều tra khảo sát nhu cầu và quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang

 Điều tra khảo sát nhu cầu học nghề tại Kiên Giang

Để triển khai có hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Sở Lao động – TB&XH tỉnh là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo đã hướng dẫn UBND các huyện, thành phố điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động – TB&XH. Hằng năm, các huyện, thành phố đều rà soát nhu cầu học nghề của LĐNT để xây dựng kế hoạch, nhu cầu học nghề của LĐNT huyện gửi Sở Lao động – TB&XH tổng hợp làm cơ sở trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch

ĐTN cho LĐNT qua các năm. Công tác điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của lao động, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, năng lực đào tạo của các cơ sở ĐTN giúp cho việc xây dựng kế hoạch ĐTN sát với thực tế, giúp thực hiện có hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT.

Trong 05 năm (2012 - 2016), Sở Lao động – TB&XH đã tổ chức 02 cuộc điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm trên địa bàn tỉnh. Tổng nhu cầu học nghề của LĐNT qua khảo sát, điều tra là 163.882 người, trong đó nhóm nghề phi nông nghiệp 92.991 người, nhóm nghề nông nghiệp 70.891 người.

Ngoài ra, hàng năm các huyện, thành phố tổ chức các cuộc điều tra nhu cầu học nghề và rà soát danh mục nghề đào tạo tại địa phương để đăng ký về Sở Lao động – TB&XH xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT.

Kết quả điều tra, khảo sát hằng năm của Phòng Lao động – TB&XH các huyện, thành phố thường cao hơn so với nhu cầu học nghề thực tế tại huyện. Nguyên nhân là do trình độ nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, điều tra viên ở cấp xã chƣa nắm vững tác nghiệp điều tra, chƣa tƣ vấn, định hướng được cho người trong độ tuổi lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển KT – XH của địa phương. Hơn nữa, các cuộc điều tra, khảo sát dự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT thường trùng với thời điểm điều tra hộ nghèo, điều tra nghề xã hội nên cũng gây khó khăn cho các điều tra viên trong việc điều tra và tổng hợp số liệu. Thêm vào đó kinh phí hỗ trợ cho công tác điều tra hằng năm hạn hẹp nên hầu hết các điều tra viên không nhiệt tình trong việc điều tra, tự độ số lƣợng nhu cầu học nghề cao hơn so với thực tế. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT trong toàn tỉnh.

 Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề tại Kiên Giang

Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và chính sách khuyến khích XHH công tác ĐTN cho người LĐNT. Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới cơ sở ĐTN trên địa bàn tỉnh, năm 2016 tổng số cơ sở ĐTN và có ĐTN trên địa bàn tỉnh là 28 cơ sở. Trong đó:

- Hệ thống các trường, trung tâm ĐTN, gồm:

+ 01 trường cao đẳng nghề.

+ 04 trường trung cấp nghề: Trung cấp nghề Dân tộc nội trú, Trung cấp nghề vùng U Minh Thƣợng, Trung cấp nghề Tân Hiệp, Trung cấp nghề vùng tứ giác Long Xuyên.

+ 05 Trung tâm ĐTN: Trung tâm Dạy nghề thanh niên Kiên Giang, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Trung tâm Dạy nghề tƣ thục Đông Hiệp, Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe, Trung tâm Đào tạo và ứng dụng khoa học công nghệ.

- Hệ thống các cơ sở khác có tham gia dạy nghề, gồm:

+ 02 trường cao đẳng: Cao đẳng Cộng đồng và Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật.

+ 01 Trường trung cấp Chuyên nghiệp.

+ 01 Trung tâm Dịch vụ việc làm.

+ 01 Trung tâm Khuyến nông.

+ 01 Trung tâm Khuyến công.

+ 01 Hội Làm vườn.

+ 09 Trung tâm giáo dục thường xuyên, gồm: Trung tâm Giáo dục thường xuyên thị xã Hà Tiên, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hòn Đất, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Giồng Riềng, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Gò Quao, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện An Biên, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện An Minh, Trung tâm Giáo dục thường

xuyên huyện Vĩnh Thuận và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Phú Quốc.

+ 02 doanh nghiệp tham gia dạy nghề trình độ sơ cấp.

Trong 28 cơ sở đủ điều kiện tham gia ĐTN cho LĐNT thì tỷ lệ cơ sở ngoài công lập chỉ có 3 cơ sở chiếm 10,71%. Do đó, thiết nghĩ trong thời gian tới cần huy động sức mạnh của các doanh nhân, công ty, doanh nghiệp ngoài công lập tham gia vào quá trình ĐTN cho LĐNT, vì nguồn lực của Nhà nước không thể đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)