CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN
2.1. Khái quát về điều kiện phát triển của tỉnh và lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang
2.1.1. Khái quát về điều kiện phát triển của tỉnh Kiên Giang
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Kiên Giang thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 6.348,53 km2, bằng 1,9% diện tích cả nước. Phía Đông Bắc giáp tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu;
phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, với hơn 200 km bờ biển và hơn 140 hòn, đảo lớn nhỏ; phía Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới dài 56,8 km.
Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính gồm: thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và 13 huyện (Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thƣợng, Vĩnh Thuận, Phú Quốc và Kiên Hải).
Kiên Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, được phân chia thành 4 tiểu vùng:
- Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên, tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng, thương mại du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, trồng rừng làm nguyên liệu giấy, trồng lúa. Đặc biệt tiểu vùng này có 02 cửa khẩu Quốc tế (Hà Tiên và Giang Thành) giáp với biên giới Campuchia định hướng phát triển giao thương với quy mô lớn;
- Tiểu vùng Tây sông Hậu tập trung thương mại du lịch, tài chính ngân hàng, đánh bắt thủy sản, trồng lúa chất lượng cao, nuôi trồng thủy sản nước
ngọt, chế biến thủy hải sản, cơ giới hóa nông nghiệp, trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc gia cầm và phát triển các khu công nghiệp Tắc Cậu, Thạnh Lộc;
- Tiểu vùng U Minh Thƣợng, tập trung phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ;
- Tiểu vùng biển đảo, tập trung phát triển các lĩnh vực thương mại du lịch, du lịch nghỉ dƣỡng, tài chính ngân hàng, đánh bắt thủy sản, lâm nghiệp và các loại cây công nghiệp có giá trị thương phẩm cao.
Nhìn chung Kiên Giang có lợi thế mạnh về nông nghiệp, có tiềm năng về đất, rừng rất thích hợp để trồng trọt và chăn nuôi. Về sản xuất công nghiệp có nguồn tài nguyên đá vôi dồi dào. Thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh, là một ngành kinh tế có các loại sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, nguồn lợi biển đa dạng, phong phú có ngư trường khai thác nguồn lợi hải sản rất rộng lớn; diện tích mặt nước, kênh rạch, ao hồ lớn thích hợp cho các loại cá nước ngọt sinh sống, cũng là một nguồn tài nguyên thủy sản nội địa hết sức phong phú. Mặt khác là một tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh đủ điều kiện để phát triển ngành du lịch.
Điều kiện phát triển kinh tế
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, kết nối với các nước Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là Campuchia và Thái Lan bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.
Qua 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển KT – XH, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,53%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 2.515 USD, gấp 2 lần so với năm 2012. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông – lâm – thủy sản giảm từ 42,57% năm 2012 còn 35,14%
năm 2016; dịch vụ tăng từ 33,04% lên 40,44%; công nghiệp – xây dựng giữ ở mức 24,42%.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2012 – 2016
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang
Lĩnh vực nông – lâm – thủy sản duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân 5,75%/năm và giữ vai trò quyết định đối với tốc độ tăng trưởng của tỉnh. Sản lượng lương thực năm 2016 đạt 4,65 triệu tấn, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 70%. Đã hình thành một số vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung, nuôi tôm – lúa, nuôi cá ven các đảo có hiệu quả. Sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 674.845 tấn.
Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng phát triển khá, tăng bình quân 11,30%/năm. Tạo điều kiện phát triển các nhà máy chế biến thủy sản gắn với vùng nguyên liệu, nâng cao năng lực chế biến công nghiệp. Triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng, ban hành chính sách ƣu đãi đầu tƣ, đã thu hút đƣợc nhiều dự án vào khu công nghiệp Thạnh Lộc – Châu Thành, cụm công nghiệp Vĩnh Hòa Hƣng Nam – Gò Quao.
Các ngành dịch vụ tăng trưởng khá, bình quân tăng 14,91%/năm. Hoạt động thương mại đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
Đẩy mạnh đầu tƣ phát triển du lịch, nhất là đối với đảo Phú Quốc thu hút lượng khách lưu trú bình quân tăng 17,79%/năm, doanh thu tăng bình quân 27%/năm.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Kiên Giang năm 2016
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang
Kinh tế biển có bước phát triển khá toàn diện, góp phần quan trọng vào kinh tế của tỉnh, tốc độ tăng trưởng đạt 11,4%/năm, tỷ trọng kinh tế biển chiếm 75,6% tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Các công trình trọng điểm đã đƣợc đầu tƣ hoàn thành và đƣa vào sử dụng như: cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc; đường tránh thành phố Rạch Giá; cầu sông Cái Lớn, Cái Bé, cầu 3/2, cầu Rạch Sỏi và cầu An Hòa; điện lưới được kéo ra Phú Quốc và Hòn Tre; nâng cấp mở rộng quốc lộ 61; đưa vào sử dụng một số cảng biển, cảng cá, khu neo đậu tránh bão nhƣ: Lình Huỳnh, Hòn Tre, Thổ Châu, An Thới, Xẻo Nhàu.
Việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước đạt được kết quả tích cực. Đã thu hút 621 dự án đầu tƣ với tổng vốn đăng ký 216.000 tỷ đồng, trong đó đã có 261 dự án đi vào hoạt động với số vốn đầu tƣ 28.360 tỷ đồng. Nhiều dự án lớn đã triển khai đầu tƣ và hoàn thành đƣa vào khai thác nhƣ: dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng cao cấp Vinpearl (Phú Quốc), một số nhà máy chế
biến thủy sản ở huyện Kiên Lương, Tắc Cậu – Châu Thành, khu công nghiệp Thạnh Lộc.
Điều kiện phát triển xã hội
Dân số toàn tỉnh năm 2016 là 1.781.313 người, có 3 dân tộc chính, trong đó dân tộc Kinh chiếm 85,6%, dân tộc Khmer 12,49% và dân tộc Hoa 2,75%. Tỉnh Kiên Giang có số lƣợng lao động dồi dào với lực lƣợng trong độ tuổi lao động trên 1,2 triệu người.
Kiên Giang nằm tận cùng về phía tây nam của Việt Nam, nơi giao thoa văn hóa của nhiều vùng miền cả nước, bản sắc văn hóa tỉnh nhà cũng vì thế mà rất phong phú, đa dạng, thể hiện qua các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, ẩm thực, lễ hội, làng nghề truyền thống. Văn hóa ẩm thực ở đây cũng rất phong phú, đa dạng với hàng trăm món ăn các loại với các đặc sản nhƣ Cá nhồng, Nước mắm Phú Quốc, Cháo môn, Sò huyết Hà Tiên, Bún cá Kiên Giang.
Hằng năm trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội, nhƣng đặc sắc nhất là lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực diễn ra vào tháng Tám âm lịch thu hút hàng ngàn lƣợt khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia. Các làng nghề truyền thống rất đặc sắc nhƣ đan đệm bàng, dệt chiếu Tà Niên, nắn nồi Hòn Đất, làm hàng thủ công mỹ nghệ bằng đồi mồi, làm huyền phách ở Hà Tiên.