Kết quả đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN

2.2. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang

2.2.3. Kết quả đào tạo nghề

2.2.3.1. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo các mô hình Nhiều địa phương đã năng động xây dựng mô hình có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng nhân rộng nhƣ: mô hình đan dây nhựa, đan lục bình (Rạch Giá, Gò Quao, Giồng Riềng) qua triển khai mô hình LĐNT đã hình thành các tổ hợp tác giúp nhau làm kinh tế, thu nhập bình quân từ 2 – 3 triệu đồng/người/tháng; mô hình nuôi cá bống tượng, cá bống mú, nuôi rùa, rắn, kỳ đà (An Minh) tạo thu nhập bình quân từ 2 - 3 triệu đồng/người/tháng; mô hình cá lồng bè (Kiên Hải, Kiên Lương) đã nhân rộng trên 800 lồng bè thu nhập bình quân 23 – 25 triệu đồng/bè/vụ. Tổng số lao động học nghề theo các mô hình trên 2.000 người, đa số LĐNT đều được giải quyết việc làm gắn với phát triển kinh tế hộ gia đình.

Sở Lao động – TB&XH đã tiếp nhận mô hình ĐTN thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư do Tổng cục Dạy nghề chuyển giao năm 2012. Từ năm 2013 đến nay, Sở đã tiếp tục ký hợp đào tạo với viện khoa học và công nghệ khai thác thủy sản Nha Trang tổ chức 39 lớp, với tổng số 965 người tham gia lớp thuyền trưởng, máy trưởng trong tỉnh. Mô hình này được các cấp ủy

Đảng, chính quyền, dân nhân, các nghiệp đoàn nghề cá, đặc biệt là ngƣ dân hưởng ứng tích cực và đồng tình ủng hộ. Qua học nghề, ngư dân đã được trang bị kiến thức về quản lý, kỹ thuật, bảo dƣỡng, sửa chữa các loại máy móc, trang thiết bị trên tàu cá, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, giúp ngƣ dân vươn khơi bám biển một cách chủ động, tự tin, vừa làm kinh tế vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Ngoài ra các mô hình ĐTN đạt hiệu quả cao, giúp người dân có việc làm, thêm việc làm, tham gia xuất khẩu lao động, tăng năng xuất, tăng thu nhập, thoát nghèo nhƣ nghề chăn nuôi gia súc gia cầm, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật tạo dáng và chăm sóc hoa, cây cảnh, trồng lúa năng xuất cao, trồng rau an toàn.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số mô hình xây dựng còn mang tính bộc phát, một số mô hình gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, đã ảnh hưởng đến người dân trong thực hiện mô hình.

2.2.3.2. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch giai đoạn 2012 – 2016

Trong đó ĐTN cho LĐNT theo các cơ chế chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020 là 55.034 người, chiếm 27,5% so với tổng số lao động đƣợc ĐTN.

Bảng 2.4: Kết quả đào tạo nghề tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2012 – 2016 Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016 1. Dân số 1.726.830 1.738.833 1.751.005 1.762.281 1.781.313 2. Số lao động

làm việc trong nền kinh tế quốc dân

1.043.884 1.057.596 1.066.475 1.074.485 1.082.490

3. Tổng số lao động đƣợc ĐTN/năm

40.201 25.499 39.993 44.802 49.610

Cao đẳng nghề 449 242 537 425 476

Trung cấp nghề 884 607 798 774 761

Sơ cấp nghề 6.940 7.565 7.830 5.146 4.915

Dạy nghề dưới 3

tháng 31.928 17.085 30.828 38.457 43.458

4. Tổng số LĐNT đƣợc ĐTN theo Quyết định 1956/năm

11.104 12.461 10.493 10.415 10.561

ĐTN nông nghiệp 6.344 5.847 5.724 6.115 5.946 ĐTN phi nông

nghiệp 4.760 6.614 4.769 4.300 4.615

5. Tỷ lệ lao động

qua ĐTN 27,6% 29,4% 30,9% 35,5% 43%

Nguồn: Sở Lao động – TB&XH tỉnh Kiên Giang

Qua 05 năm thực hiện ĐTN cho LĐNT, trong tổng số lao động đƣợc ĐTN, tỷ trọng lao động học nghề nông nghiệp chiếm 54,47%, lao động học nghề phi nông nghiệp chiếm 45,53% so với tổng số; qua đào tạo đã có 633 lao động thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp; số hộ gia đình thoát nghèo sau một năm học nghề 540 hộ; số hộ gia đình có người tham gia học nghề có việc làm trở thành hộ khá 2.654 hộ; tỷ lệ lao động chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp sau học nghề đạt trên 20%.

Trong những năm qua, công tác ĐTN cho LĐNT đã có nhiều cố gắng, kịp thời đáp ứng nguyện vọng của người LĐNT có cơ hội được học nghề. Với phương thức đào tạo những ngành nghề ngắn hạn phù hợp với điều kiện lao động sản xuất tại địa phương và nhu cầu thực tế của LĐNT, các cơ sở ĐTN đã nghiên cứu và trực tiếp làm việc với các chính quyền cấp xã, phường, thị trấn, các hội đoàn thể nhƣ Thanh Niên, Phụ Nữ, Hội nông dân để phối hợp tuyển sinh mở lớp ĐTN. Thông qua sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa

phương cấp huyện, xã, các cơ sở ĐTN đã đào tạo và giới thiệu việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn LĐNT trên địa bàn tỉnh.

Biểu đồ 2.5: So sánh kết quả đào tạo nghề chung

và cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2012 – 2016

Nguồn: Sở Lao động – TB&XH tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)