Nội dung và hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN

2.2. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang

2.2.2. Nội dung và hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp để đào tạo cho người LĐNT bao gồm: 10 ngành nghề nông nghiệp và 28 ngành nghề phi nông nghiệp.

 Các ngành nghề chủ yếu đào tạo cho lao động nông thôn

Việc ĐTN trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp đƣợc thực hiện theo các mô hình ĐTN sau:

- Mô hình ĐTN nông nghiệp: chủ yếu là đào tạo theo hướng cầm tay chỉ việc, được thực hiện lưu động tại cánh đồng, vùng chuyên canh trong khoảng thời gian ngắn. Qua đó, giúp cho người lao động có thể áp dụng trực tiếp những kiến thức đã học vào quá trình lao động, sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập. Các mô hình ĐTN nông nghiệp chủ yếu là:

trồng lúa, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, cây có múi, nuôi trồng thủy sản, đây là các ngành nghề chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Mô hình ĐTN phi nông nghiệp: bao gồm các ngành nghề chủ yếu nhƣ: dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, may công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đây là mô hình rất thích hợp ở khu vực nông thôn, vì ở nông thôn giữa các mùa vụ trong năm thường có thời gian nông nhàn, các lao động nữ, lao động quá tuổi thường có thời gian nhàn rỗi cao trong khi các ngành nghề nhƣ may công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không đòi hỏi cao về trình độ tay nghề, có thể dễ kiếm đƣợc việc làm ở các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, làng nghề hay gia công tại gia đình.

- Mô hình ĐTN ở lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật, dịch vụ: đối tƣợng chủ yếu trong việc đào tạo các ngành này thường là lao động trẻ, phải đạt đƣợc một mặt bằng trình độ nhất định. Thời gian đào tạo của các ngành này tương đối dài hơn so với các ngành của lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Tuy các cơ sở ĐTN có khả năng tổ chức rất nhiều nghề, nhƣng thực tế nhu cầu học nghề của người lao động chỉ mới tập trung vào một số nghề như:

may công nghiệp, điện công nghiệp, điện dân dụng, kỹ thuật sữa chữa lắp ráp máy tính, chăm sóc hoa cây cảnh, trồng nấm, bó chổi, trang điểm thẩm mỹ.

Trong khi đó, nhu cầu lao động các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của tỉnh lại rất cần nhân lực ở các nghề nhƣ: hàn kỹ thuật cao, tự động hóa, vận hành sửa chữa thiết bị lạnh nên LĐNT đƣợc đào tạo chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của tỉnh. Do vậy, trong thời gian tới, cần định hướng và có chính sách đào tạo những ngành nghề phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

 Thời gian và địa điểm đào tạo

ĐTN nông nghiệp đƣợc đào tạo từ 01 đến 03 tháng, ĐTN đƣợc thực hiện lưu động tại các điểm dân cư, cánh đồng, vùng chuyên canh.

ĐTN phi nông nghiệp đƣợc đào tạo từ 01 đến 06 tháng theo hình thức chính quy tập trung, đƣợc tổ chức tại điểm dân cƣ, cơ sở sản xuất, làng nghề.

 Thu nhập và việc làm

Đối với người lao động học nghề ở lĩnh vực nông nghiệp: sau khi học họ áp dụng trực tiếp những kiến thức đã học vào quá trình lao động sản xuất, hoặc chuyển đổi, phát triển thêm ngành nghề mới để tăng hiệu quả kinh tế.

Qua đó giúp tăng thu nhập cho lao động lên từ 1,5 đến 2 lần.

Đối với lao động học nghề phi nông nghiệp: sau khi học nghề có thể kiếm đƣợc việc làm ở các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, làng nghề, doanh nghiệp hoặc tự tạo việc làm, gia công sản phẩm cho doanh nghiệp. Thu nhập bình quân từ 1,8 đến 2,5 triệu đồng một tháng.

Mặc dù ĐTN cho người LĐNT tỉnh Kiên Giang theo chính sách của Đề án 1956 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, bước đầu nâng cao được tỉ lệ lao động được ĐTN, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, kết quả này cũng mới chỉ là tạm thời, chƣa thực sự bền vững vì hiện nay sản xuất nông nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp vẫn còn gặp

rất nhiều khó khăn thử thách nhƣ giá cả đầu vào của quá trình sản xuất liên tục tăng cao, thị trường luôn biến động, không ổn định, tác phong lao động chƣa cao, tay nghề lao động chƣa đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó với yêu cầu CNH – HĐH đất nước nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng thì tỷ lệ đào tạo giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ còn mất cân đối, lao động chủ yếu đƣợc đào tạo ngắn hạn, trong khi nhu cầu tuyển dụng của thị trường về các ngành nghề cơ khí, kỹ thuật được đào tạo dài hạn thì hầu nhƣ rất ít. Do đó, việc tiếp tục đẩy mạnh ĐTN cho LĐNT, đặc biệt là đào tạo các ngành nghề mà nhu cầu xã hội cần là một yêu cầu rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)