Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 98 - 103)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

3.2.3. Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đề án ĐTN cho LĐNT đã đề xuất những nhiệm vụ khá cụ thể cho đầu tƣ phát triển đội ngũ cán bộ và giáo viên ĐTN. Những nhiệm vụ đó cần đƣợc triển khai nghiêm túc ở các cơ sở đào tạo. Cụ thể:

- Về phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ĐTN:

+ Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ĐTN để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lƣợng (mỗi nghề tối thiểu có 01 giáo viên cơ hữu), chất lƣợng và cơ cấu nghề đào tạo.

+ Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sƣ, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngƣ, nông dân sản xuất giỏi tham gia ĐTN cho LĐNT.

+ Đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm và bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên để bổ sung giáo viên cho các trung tâm ĐTN chƣa đủ giáo viên cơ hữu.

+ Bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý và tƣ vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho LĐNT sau học nghề.

+ Mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác ĐTN thuộc phòng Lao động - TB&XH.

- Về phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo:

+ Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dƣỡng; thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức. Nghiên cứu kiện toàn tổ chức, biên chế của các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, đặc biệt chú trọng đến các trường của cấp tỉnh.

+ Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên của hệ thống các trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện, các cơ sở đào tạo và của các trường đại học, cao đẳng đáp ứng với chương trình, nội dung giảng dạy.

+ Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên phương pháp giảng dạy mới, truyền đạt tích cực, chú trọng thực tế thực hành và xử lý các tình huống, phù hợp đối tƣợng giảng dạy.

+ Kiện toàn tổ chức, biên chế, bổ sung lực lƣợng giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo.

Những giải pháp nêu trên là rất cơ bản, thực hiện tốt các nhiệm vụ trên sẽ giải quyết cơ bản đƣợc vấn đề về chất lƣợng giáo viên đáp ứng yêu cầu ĐTN của tỉnh.

Để đạt đƣợc mục tiêu và nhiệm vụ trên, cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp, trong đó có những giải pháp đột phá về chế độ chính sách, đào tạo và bồi dƣỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc cải cách về chế độ chính sách của tỉnh cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:

Một là, về chế độ, chính sách đối với giáo viên ĐTN. Cần tiếp tục ban hành những chính sách, chế độ đối với giáo viên ĐTN mang tính đồng bộ nhằm khuyến khích, thu hút những người có tài, có đức làm giáo viên ĐTN, bao gồm:

- Cải cách chế độ tiền lương: xem xét cải cách chế độ tiền lương cho giáo viên ĐTN theo hướng có tính đến đặc thù của nghề nghiệp, nhằm thu hút người có tài, có tâm huyết làm giáo viên ĐTN, cố gắng để giáo viên sống đƣợc với nghề. Đồng thời cần đề cập tới cả chế độ ƣu đãi đối với giáo viên ĐTN công tác ở các cơ sở ĐTN vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.

- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn các ngạch viên chức giáo viên ĐTN và sắp xếp đội ngũ theo chức danh. Để sắp xếp giáo viên ĐTN theo chức danh, cần sớm xây dựng và ban hành tiêu chuẩn các ngạch viên chức giáo viên ĐTN. Tiêu chuẩn là cơ sở để xây dựng chương trình bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ cũng nhƣ xác định nội dung đào tạo giáo viên ĐTN mới phù hợp với chuẩn trình độ. Đồng thời là cơ sở sắp xếp đội ngũ giáo viên ĐTN tạo nên cơ cấu trình độ hợp lý.

- Có chính sách tuyển dụng đặc thù theo hướng cử tuyển giáo viên ĐTN ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Nên có sự luân chuyển và đãi ngộ về vật chất để khuyến khích những người có trình độ chuyên môn cao cho công tác ĐTN nông thôn ở những nơi khó khăn của vùng.

- Có chính sách khuyến khích và thu hút nghệ nhân, lao động có tay nghề cao, đã từng trực tiếp tham gia lao động, sản xuất có nguyện vọng làm giáo viên ĐTN để tham gia ĐTN tại các cơ sở ĐTN, các lớp ĐTN gắn với doanh nghiệp.

- Xây dựng chính sách đào tạo giáo viên dạy nghề liên thông nhƣ đào tạo giáo viên dạy nghề từ công nhân kỹ thuật, đào tạo giáo viên dạy nghề từ những người đã có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có nguyện vọng trở thành giáo viên dạy nghề.

Hai là, về đào tạo đội ngũ giáo viên tương lai cho các cơ sở ĐTN, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau, theo từng loại hình cơ sở đào tạo:

- Các trường cao đẳng nghề có thế mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, đội ngũ giáo viên ĐTN tâm huyết, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm. Cần tận dụng ƣu thế này trong việc phát triển đội ngũ giáo viên ĐTN, không chỉ cho bản thân các trường cao đẳng nghề mà còn cho cả các cơ sở ĐTN khác.

- Mở rộng mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ĐTN thông qua việc tiếp tục hình thành thêm các khoa sƣ phạm nghề tại một số trường cao đẳng nghề, nhất là các trường cao đẳng nghề mạnh. Các khoa sư phạm thuộc trường cao đẳng nghề có nhiệm vụ chủ yếu: đào tạo phần sư phạm cho những người đã có trình độ chuyên môn kỹ thuật và có nguyện vọng làm giáo viên ĐTN. Bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề cho đội ngũ giáo viên ĐTN theo chương trình khung chứng chỉ sư phạm dạy nghề,

bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng nghề, bồi dƣỡng công nghệ mới, bồi dƣỡng về phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên ĐTN. Với việc đa dạng hóa đối tƣợng tuyển sinh và đổi mới hình thức đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên ĐTN nhƣ trên mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu về số lƣợng giáo viên cho các cơ sở ĐTN. Hơn nữa, phát huy thế mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị ĐTN của từng trường cao đẳng nghề sẽ cho phép mở rộng ngành nghề đào tạo.

- Bên cạnh việc phát huy sức mạnh nội lực để nâng cao chất lƣợng giáo viên ĐTN. Muốn theo kịp với trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới cần mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao số lƣợng giáo viên ĐTN được đi đào tạo và thực tập ở nước ngoài với nguồn lực từ chương trình mục tiêu quốc gia, học bổng do bạn giúp. Đặc biệt các ngành nghề mũi nhọn, các nghề mới mà Việt Nam chƣa có điều kiện để đào tạo giáo viên. Cần có sự tính toán khoa học, lựa chọn chính xác trong việc đưa người đi đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ĐTN ở nước ngoài từ ngân sách Nhà nước. Những giáo viên này sau khi đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng sẽ trở thành những giáo viên, hạt nhân, truyền thụ lại những kiến thức đã đƣợc học cho các giáo viên khác. Hàng năm, cần lên kế hoạch chi tiết và dự trù kinh phí thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ĐTN ở nước ngoài.

Ba là, về bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng giáo viên ĐTN hiện có. Các giải pháp về đào tạo là để chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho tương lai. Hiện tại vẫn phải tiếp tục sử dụng đội ngũ giáo viên đương chức. Họ vẫn là lực lượng chủ yếu để ĐTN trong vòng 10 năm tới, vì vậy phải có các giải pháp bồi dƣỡng kịp thời để họ đủ sức đáp ứng với nhu cầu về chất lƣợng ngày càng cao trong những năm tới. Để đạt đƣợc mục tiêu này cần phải thực hiện:

- Bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ giáo viên ĐTN.

- Xây dựng các chương trình bồi dưỡng và cải tiến nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề cho giáo viên ĐTN.

- Hiện nay, chúng ta chưa xây dựng được đầy đủ các chương trình bồi dưỡng cho giáo viên ĐTN. Chương trình bồi dưỡng công nghệ mới chỉ có ở một số lĩnh vực chung. Cần sớm xây dựng và cải tiến các chương trình để kịp thời triển khai công tác bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên ĐTN để có thể đáp ứng nhu cầu giáo viên cho các cơ sở ĐTN.

- Duy trì và đổi mới nội dung, hình thức các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; tổ chức hội thi, hội giảng các cấp, tạo ra phong trào thi đua nâng cao chất lƣợng giảng dạy.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)