CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.3.1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đào tạo nghề
Nhà nước thực hiện quyền lực công của mình để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động ĐTN trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu ĐTN phát triển nguồn nhân lực lao động xã hội. Nhà nước thống nhất
quản lý hệ thống ĐTN về mục tiêu chương trình, nội dung đào tạo, kế hoạch ĐTN, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế kiểm tra, thi cử, hệ thống văn bằng chứng chỉ.
Nhà nước quản lý lĩnh vực ĐTN thực hiện mục tiêu phát triển sự nghiệp ĐTN của Nhà nước đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, yêu cầu CNH – HĐH đất nước; đảm bảo công bằng trong ĐTN thông qua hệ thống chính sách về ĐTN, tạo cơ hội cho mọi người trong xã hội, kể cả những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tham gia vào quá trình ĐTN.
Nhà nước tổ chức xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ĐTN. Việc xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách liên quan đến ĐTN cho LĐNT phải phù hợp với các chiến lƣợc, chính sách phát triển giáo dục – đào tạo, các quy hoạch phát triển KT – XH, quy hoạch sản xuất của cả nước, từng vùng, từng ngành, đặc biệt phải phù hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. Việc xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ĐTN đƣợc thực hiện hàng năm hay theo từng thời kỳ.
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTN. Để cho hoạt động ĐTN, QLNN về ĐTN nói chung, QLNN về ĐTN cho người LĐNT nói riêng đảm bảo được trật tự, kỷ cương, đúng với định hướng. Các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTN nhằm để thống nhất quản lý và điều tiết toàn bộ hoạt động ĐTN trên phạm vi cả nước, tạo thành hành lang pháp lý cho hoạt động ĐTN, QLNN về ĐTN, trong đó có QLNN về ĐTN cho người LĐNT.
Nhà nước quản lý ĐTN đảm bảo những yêu cầu về điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị ĐTN, chương trình, giáo trình, giáo viên ĐTN
góp phần nâng cao năng lực ĐTN tại các cơ sở ĐTN công lập, góp phần cho sự nghiệp ĐTN phát triển, đảm bảo kỹ năng nghề của người lao động ngày càng tiệm cận hơn với sự phát triển của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu hội nhập với các nước trên thế giới của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển ĐTN. Đây là nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà nước ta vẫn còn những khó khăn, nguồn lực đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo nói chung, ĐTN nói riêng chƣa có thể đáp ứng tốt nhất theo yêu cầu. Do đó việc huy động, quản lý sử dụng mọi nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của xã hội để phát triển ĐTN là một yêu cầu rất quan trọng.
QLNN về ĐTN cũng nhằm hạn chế tiêu cực, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực ĐTN. Ngoài ra, còn tạo sân chơi, tạo phong trào thi đua, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tích lũy các kỹ năng về dạy nghề và học nghề cho giáo viên và học viên tại các cơ sở ĐTN.
Có thể nói QLNN luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong sự tạo lập, phát triển nguồn lực quyết định cho sự phát triển là nguồn lực con người được ĐTN đáp ứng cho yêu cầu CNH – HĐH. Vì vậy mà cần thường xuyên hoàn thiện hệ thống QLNN về ĐTN, xem nó nhƣ một trong những nội dung quan trọng trong chiến lƣợc phát triển giáo dục – đào tạo và ĐTN của quốc gia.
1.3.2. Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
Trong giai đoạn hiện nay, ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội.
Điều này không chỉ thể hiện trong các Văn kiện mà cả trong các văn bản chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Chính phủ và lãnh đạo các tỉnh, thành phố, địa phương. Sự nghiệp CNH – HĐH đã thúc đẩy sự phát triển KT – XH và quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển
dịch mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều hộ nông nghiệp bị mất đất sản xuất, phải tìm cách chuyển đổi lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp nên rất cần được hưởng chính sách ưu đãi về ĐTN. Bên cạnh đó, chất lượng lao động ở nông thôn nước ta còn quá thấp. Chất lượng LĐNT thấp đã làm cho thu nhập của người lao động không thể tăng nhanh; gây ra chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Chính vì vậy, ĐTN cho LĐNT ở Việt Nam đang là một yêu cầu cấp bách. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tập trung phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, như: Nghị quyết số 26/NQ-TƯ ngày 5-8-2008, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X đã ban hành về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28-10-2008 của Chính phủ mục tiêu tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cƣ nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay; Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án "ĐTN cho LĐNT đến năm 2020", quyết định nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là ĐTN cho LĐNT.
Đẩy mạnh ĐTN cho LĐNT, thúc đẩy đƣa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu LĐNT là một trong những nội dung “Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, "Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”.
Đây đƣợc coi là giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và được Đảng và Nhà nước ta coi là một nhiệm vụ chiến lược của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
1.3.3 . Tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho lao động nông thôn
Mục tiêu của ĐTN cho LĐNT là tạo cho họ có một nghề để có thể tự tạo việc làm trong nông nghiệp (tăng năng suất lao động) hoặc tìm đƣợc việc làm đối với các nghề phi nông nghiệp. Nói cách khác, ĐTN cho LĐNT phải gắn với “đầu ra”, gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ, trong đó có mục tiêu: “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cƣ nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay”. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong chương trình hành động của Chính phủ là xây dựng “Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn. Tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và truyền nghề; bộ phận nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp đƣợc đào tạo về kiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở”.
Để cụ thể hóa chương trình hành động, ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”. Mục tiêu sau khi đƣợc ĐTN 70% LĐNT phải có việc làm phù hợp với nghề đƣợc đào tạo. Đây là vấn đề cốt lõi đối với ĐTN cho LĐNT, nhất là đối với nhóm lao động cần phải chuyển sang làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Nếu không gắn được với việc làm thì người LĐNT sẽ không tham gia học nghề và nguồn lực xã hội sẽ bị lãng phí. Do đó, trong quá
trình ĐTN rất cần có sự kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh để một mặt họ tham gia vào quá trình đào tạo, mặt khác tạo cơ hội cho người học được tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khi còn học vấn khi học nghề có thể làm việc đƣợc ngay với nghề đƣợc đào tạo.
Khi người LĐNT có việc làm, họ sẽ có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống và điều quan trọng là họ không trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội. Việc làm đƣợc giải quyết, cuộc sống đƣợc nâng cao, nguồn lao động được sử dụng hợp lý, đói nghèo từng bước được giải quyết. Đảng và Nhà nước ta xác định: một trong những mục tiêu của công tác ĐTN là: “ĐTN gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, không tổ chức ĐTN khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học”.
Đặc biệt ĐTN phải quan tâm đến khu vực nông thôn vì nông thôn là nơi tập trung đông lao động xã hội, quỹ thời gian lao động chƣa đƣợc sử dụng khá lớn, sản xuất nông nghiệp là chính. Tạo thêm việc làm, nâng cao trình độ học vấn, kiến thức cần thiết, tạo cơ hội, giúp nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế là việc làm thực sự có ý nghĩa cho nông dân. Trang bị kiến thức, kỹ năng nghề cho nông dân tác động tới thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành nghề nông thôn, tăng thu nhập và nâng cao mức sống, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần tạo ra sự ổn định xã hội nông thôn.