CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang
2.3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang
Để triển khai có hiệu quả việc QLNN về lĩnh vực ĐTN cho LĐNT, tại tỉnh Kiên Giang cũng có bộ máy QLNN gồm có:
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Chịu trách nhiệm về phát triển ĐTN của tỉnh, thực hiện chức năng QLNN về ĐTN và có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, 05 năm, hàng năm về ĐTN, chương trình, dự án phát triển ĐTN của tỉnh; bảo
đảm các điều kiện về ngân sách, biên chế giáo viên ĐTN, cơ sở vật chất và kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ban hành các quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động ĐTN, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường; Quyết định phê duyệt điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động; quản lý và kiểm tra việc thực hiện quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của pháp luật. Quyết định công nhận xếp hạng; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức đối với Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, Giám đốc trung tâm ĐTN công lập trực thuộc và công nhận Hiệu trưởng, Hội đồng quản trị của trường trung cấp nghề, Giám đốc trung tâm ĐTN tư thục theo quy định của Bộ Lao động – TB&XH.
UBND tỉnh chịu trách nhiệm quản lý và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý ĐTN; hướng dẫn, chỉ đạo việc quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ĐTN trong tỉnh theo quy định của Bộ Lao động – TB&XH. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức hoạt động ĐTN và báo cáo định kỳ về ĐTN với Bộ Lao động - Lao động – TB&XH và HĐND cùng cấp. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về ĐTN ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về ĐTN trên địa bàn tỉnh và có trách nhiệm xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm về ĐTN; chương trình, dự án phát triển ĐTN ở địa phương; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Trình UBND tỉnh ban hành những quy định cụ thể về quản lý ĐTN nhƣ: chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên ĐTN, học sinh - sinh viên học nghề theo các quy định của pháp luật. Thực hiện đăng ký hoạt
động ĐTN trình độ trung cấp, sơ cấp và một số nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác quản lý ĐTN theo quy định.
Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về ĐTN, việc thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Lao động – TB&XH và các cơ sở ĐTN trên địa bàn và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về ĐTN theo quy định.
Chức năng của cơ quan QLNN về ĐTN: tham mưu cho tỉnh các chính sách và giải pháp tăng cường công tác ĐTN và sử dụng lao động sau ĐTN; tổ chức tốt công tác QLNN về ĐTN nhƣ quản lý hồ sơ, cấp phát bằng nghề, hướng dẫn giám sát kiểm tra hoạt động ĐTN; tổ chức nắm thông tin về nhu cầu ĐTN, dự báo nhu cầu lao động qua ĐTN, xây dựng phương án, kế hoạch ĐTN hàng năm; tham gia xây dựng các danh mục nghề, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật cho các doanh nghiệp có nhu cầu; mở rộng kế hoạch hợp tác các loại hình ĐTN; thực hiện vai trò QLNN đối với các cơ sở ĐTN của tỉnh, thống nhất quản lý các hoạt động ĐTN ở địa phương, đơn vị theo nhu cầu CNH – HĐH và thị trường lao động; hướng dẫn, tổ chức hội thi tay nghề, hội giảng cho giáo viên.
Các cơ quan khác có liên quan
- Sở Giáo dục và đào tạo: phối hợp với Sở Lao động – TB&XH xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong công tác ĐTN của tỉnh, tăng cường công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Sở Tài nguyên và môi trường: phối hợp với Sở Lao động – TB&XH tiến hành rà soát, thẩm định nhu cầu sử dụng đất đối với các cơ sở ĐTN công lập theo quy định. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức phát triển quỹ đất, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo bố trí và quản lý sử dụng đất dành cho các cơ sở ĐTN công lập.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư: hướng dẫn thực hiện chính sách đầu tƣ, cân đối nguồn vốn, kinh phí để đảm bảo triển khai thực hiện ĐTN trên địa bàn tỉnh.
- Sở Nội vụ: phối hợp với Sở Lao động – TB&XH xây dựng kế hoạch quản lý; tham mưu các chính sách ưu đãi, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lƣợng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý. Đồng thời chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Điều lệ trường, xếp hạng trường và công nhận Hiệu trưởng, giám đốc trường công lập trên địa bàn tỉnh.
- Sở Xây dựng: phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch mặt bằng tổng thể các công trình phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở ĐTN và tổ chức thực hiện giám sát, quản lý chất lƣợng đầu tƣ xây dựng đảm bảo đúng quy định.
- UBND các huyện, thành phố: xây dựng, tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, đề án ĐTN của huyện đã được phê duyệt;
bảo đảm các điều kiện về ngân sách và biên chế cán bộ quản lý, giáo viên ĐTN, cơ sở vật chất và kỹ thuật cho các cơ sở ĐTN trực thuộc để thực hiện theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, triển khai thực hiện chủ trương XHH ĐTN, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và tổ chức đối với các cơ sở ĐTN của huyện theo quy định của pháp luật. Tổ chức kiểm tra hoạt động ĐTN và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Các hội đoàn thể, cơ quan thông tấn báo chí: thông qua sinh hoạt tập thể của hội, đoàn thể, các thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho toàn thể nhân dân chuyển biến nhận thức về ĐTN, nắm bắt và nhận thức đầy đủ chủ trương, chính sách của trung ương và địa phương về ĐTN.
Để thực hiện tốt việc QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh cần triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về quản lý ĐTN cho LĐNT thông qua các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh đối với các Sở ban ngành;
Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ và liên tục, có cơ chế đổi mới phương pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Sở Lao động – TB&XH cũng đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020, triển khai tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức cho người dân về ĐTN.
Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang
Tổng số cán bộ làm công tác QLNN về ĐTN cấp tỉnh là 5 người, riêng cấp huyện bố trí 01 cán bộ chuyên trách theo dõi công tác ĐTN cho phòng Lao động – TB&XH.
Chính nhờ vậy, những năm gần đây, công tác ĐTN cho LĐNT đã có những chuyển biến tích cực, nhận thức về học nghề để lập thân lập nghiệp đang đƣợc xã hội quan tâm, nhất là các huyện miền núi, hải đảo đã có sự phối hợp của địa phương, lao động sau đào tạo đang dần đáp ứng nhu cầu vị trí việc làm của doanh nghiệp, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo dần đƣợc nâng cao, góp phần tăng thu nhập cho gia đình, giảm nghèo nhanh và bền vững, phát triển KT – XH địa phương.